Các xét nghiệm viêm gan B quan trọng và ý nghĩa của chúng

Xét nghiệm viêm gan B là một việc làm cần thiết, nhằm kiểm tra virus HBV có tồn tại trong máu hay không. Xét nghiệm định lượng virus viêm gan B chính xác sẽ hỗ trợ phát hiện bệnh từ sớm. Nhờ thế, quá trình điều trị trở nên thuận tiện, hiệu quả hơn. Vậy, quy trình xét nghiệm như thế nào, ý nghĩa của từng xét nghiệm ra sao?

Cách thức tiến hành xét nghiệm viêm gan B

Bệnh viêm gan B dễ lây nhiễm, dấu hiệu giai đoạn mãn tính rất khó nhận biết. Vì thế, khi phát hiện, hầu hết đã ở giai đoạn viêm gan B mãn tính, rất khó chữa trị. Muốn biết bản thân có bị nhiễm viêm gan B hay không bắt buộc phải xét nghiệm máu tại các cơ sở Y tế. Tại đây, bác sĩ chuyên khoa, hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp người bệnh đánh giá định lượng virus HBV trong máu.

1. Xét nghiệm chỉ số HBsAG

Chỉ số HBsAg là từ viết tắt bởi cụm từ Hepatitis B surface Antigen. Trong y học, đây là từ dùng để chỉ kháng nguyên bề mặt từ virus HBV (Virus viêm gan B). Chỉ số này chỉ có thể đo lường được thông qua xét nghiệm máu. Thông thường, một người bệnh sau khi khám lâm sàng có nghi ngờ mắc virus viêm gan B, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm HBsAg đầu tiên.

xét nghiệm viêm gan b sớm
Rất cần làm xét nghiệm viêm gan B nếu có nguy cơ bị lây nhiễm

Trong xét nghiệm này, kỹ thuật viên tiến hành đo định lượng và định tính. Với kết quả của xét nghiệm định tính, bác sĩ xác định được chính xác người này có bị nhiễm virus gây bệnh hay không. Còn xét nghiệm định lượng là chỉ số nhận biết virus trong máu nhiều hay ít. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của người bệnh, thuộc giai đoạn viêm gan B cấp tính hay mãn tính.

2. Xét nghiệm thông qua HBeAG

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa HBsAg và HBeAg. Hai chỉ số này hoàn toàn khác nhau, trong khi HBsAg là kháng nguyên bề mặt thì HBeAg lại là kháng nguyên vỏ capsid. Nếu như kết quả xét nghiệm cho thất, lượng HBeAg dương tính đồng nghĩa với việc virus HBV trong cơ thể đang gia tăng. Người bệnh hoàn toàn có khả năng gây lây nhiễm cho người khác, chức năng gan đang bị phá hủy liên tục.

Nếu như chỉ số HBeAg âm tính thì người bệnh đối mặt với hai trường hợp. Thứ nhất là virus HBV không còn hoạt động, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà và bệnh sẽ khỏi sớm. Thứ hai, virus gây bệnh viêm gan B đang bị đột biến. Trong tình huống thứ 2 này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành thêm các xét nghiệm phụ.

3. Kiểm tra khả năng miễn dịch qua xét nghiệm Anti-HBs

Phương pháp xét nghiệm viêm gan B qua Anti-HBs không phải để xác định cơ thể mắc bệnh hay không. Đây là xét nghiệm nhằm mục đích kiểm tra khả năng kháng lại virus HBV của mỗi người. Nếu như đã từng tiêm phòng viêm gan B đầy đủ trước đó thì lượng kháng thể này vẫn còn trong cơ thể. Tuy nhiên, tùy từng người mà lượng kháng thể Anti-HBs đó nhiều hay ít.

kiểm tra hệ miễn dịch
Thông qua xét nghiệm có thể biết được khả năng miễn dịch với bệnh viêm gan B

Trường hợp Anti-HBs dương tính, đồng nghĩa người bệnh đã có kháng thể. Kết quả trả về Anti-HBS âm tính thì cơ thể người bệnh không có khả năng chống lại virus gây bệnh. Xét nghiệm này còn được thực hiện khi muốn kiểm tra hiệu quả sau tiêm phòng. Nếu nồng độ kháng thể lớn hơn 10mUL/ml tức là vacxin đã phát huy tác dụng. Nồng độ càng cao hiệu quả kháng thể càng tốt.

4. Xét nghiệm Anti-HBe

Trong các xét nghiệm bệnh viêm gan không thể bỏ qua xét nghiệm Anti-HBe. Đây cũng là chỉ số tương tự như Anti-HBS. Thế nhưng, Anti-HBe chỉ thể hiện được một phần của kháng thể chống lại virus HBV. Một người bệnh nào đó nghi ngờ bị nhiễm virus viêm gan B, kết quả xét nghiệm Anti-HBe cho dương tính đồng nghĩa với việc cơ thể đã có một phần nào đó kháng nguyên chống lại mầm bệnh.

5. Bước xét nghiệm Anti-HBc

Virus HBV đi vào cơ thể sẽ ủ bệnh tới 6 hoặc 7 tháng, thời gian ủ bệnh này được coi là nhiễm bệnh viêm gan B cấp tính. Sau đó, virus phát triển, xâm lấn nặng tới gan, hủy hoại chức năng gan thì gọi là viêm gan B mãn tính. Để xác định một người bệnh đang ở giai đoạn nào cần phải làm xét nghiệm Anti-HBc. Ngoài ra, loại xét nghiệm này còn giúp bác sĩ kiểm tra xem người đó có tiền sử mắc bệnh viêm gan B hay chưa.

6. Xét nghiệm Anti-HBC IgM

Thêm một loại xét nghiệm viêm gan B quan trọng khác đó chính là xét nghiệm Anti-HBc IgM. Đây là loại xét nghiệm nhằm xác định nguy cơ lây lan virus từ người bệnh. Ví dụ, người 1 có quan hệ tình dục không an toàn với người 2. Người 2 là một bệnh nhân viêm gan B. Bác sĩ sẽ chỉ định người 1 làm xét nghiệm Anti-HBc IgM. Việc làm này nhằm phát hiện sớm mầm bệnh lây nhiễm, đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất.

Ý nghĩa của việc xét nghiệm viêm gan B

Xét nghiệm viêm gan B mang lại ý nghĩa thiết thực và là việc làm quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe. Kết quả mỗi xét nghiệm mang lại giá trị nhất định. Đầu tiên, xét nghiệm định lượng virus viêm gan B cho phép mọi người biết mình có mắc bệnh hay không. Xét nghiệm định tính xác định được mức độ nghiêm trọng.

Những xét nghiệm Anti-HBs, Anti-HBe lại đánh giá chính xác khả năng kháng bệnh của mỗi người. Bên cạnh đó, người mới tiêm phòng viêm gan B dựa vào định lượng nồng độ kháng thể đánh giá hiệu quả vacxin.

ý nghĩa của xét nghiệm viêm gan b
Xác định bệnh viêm gan B giúp người bệnh điều trị kịp thời

Nhờ các xét nghiệm kiểm tra viêm gan B, việc phát hiệu mầm bệnh sớm hơn. Chỉ có xét nghiệm máu mới biết được cơ thể mang virus hay không. Dựa vào những biểu hiện bên ngoài rất dễ nhầm lẫn, nếu phát hiện thì cũng đã rất muộn. Vì thế, điều kiện chữa trị không tích cực như giai đoạn mới nhiễm bệnh.

Với xét nghiệm này, mọi người còn giúp bảo vệ xã hội, bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ lây nhiễm. Phát hiện bệnh và chủ động phòng chống lây lan cho người khác là hành động đáng khen ngợi.

Quy trình xét nghiệm viêm gan B

Nếu chưa biết quy trình tiến hành xét nghiệm virus HBV như thế nào thì hãy theo dõi nội dung dưới đây. Các bước để tiến hành xét nghiệm viêm gan B cần đúng kỹ thuật mới đảm bảo kết quả chính xác. Cả người có nhu cầu xét nghiệm và đơn vị xét nghiệm dầu có trách nhiệm rất lớn.

  • Đối tượng cần được xét nghiệm: Người bị nghi ngờ lây nhiễm viêm gan B hoặc bệnh nhân có biểu hiện của viêm gan B.
  • Người có đủ điều kiện tiến hành xét nghiệm: Bác sĩ chuyên khoa Huyết học – truyền máu và KTV khoa Huyết học – Truyền máu.
  • Đơn vị xét nghiệm: Các bệnh viện, phòng khám có đủ cơ sở vật chất, giấy phép hoạt động.
  • Phương tiện xét nghiệm: Máy ly tâm, đầu côn, pipet, găng tay, mũ áo bảo hộ, đồng hồ….

Quy trình thực hiện xét nghiệm viêm gan B:

  • Bước 1: Người cần xét nghiệm đến các cơ sở Y tế đủ chuyên môn, kỹ thuật làm xét nghiệm viêm gan B. Yêu cầu nhân viên Y tế hỗ trợ thủ tục hành chính.
  • Bước 2: Người bệnh được sát khuẩn vùng da cần lấy bệnh phẩm.
  • Bước 3: Bác sĩ lấy máu từ tĩnh mạch vào ống lưu trữ và dán vết thương do kim tiêm gây ra.
  • Bước 4: Sử dụng trang thiết bị chuyên dụng, phân tích, xét nghiệm mẫu máu mới lấy.
  • Bước 5: Trả kết quả, tư vấn cho người yêu cầu xét nghiệm.

Như vậy, quy trình xét nghiệm bệnh viêm gan B rất đơn giản, nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần để bác sĩ lấy máu, chờ đợi kết quả đánh giá cuối cùng. Sau đó, dựa vào kết quả có nhiễm bệnh hay không mà bác sĩ tư vấn hướng dẫn cách giải quyết.

Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?

Thực tế, xét nghiệm viêm gan B có phải nhịn ăn hay không còn tùy thuộc vào loại xét nghiệm. Nếu như chỉ xét nghiệm HBsAg và xét nghiệm Anti-HBs thì không cần nhịn ăn. Người làm xét nghiệm thoải mái ăn no trước khi tiến hành lấy máu. Còn với những xét nghiệm khác, người bệnh phải nhịn ăn thì chất lượng máu mới đảm bảo. Từ đó, kết quả xét nghiệm trả về chính xác nhất.

nên nhịn ăn khi xét nghiệm viêm gan b
Khi đi xét nghiệm viêm gan B nên nhịn ăn khoảng 4 đến 6 tiếng

Như thế, khi đi xét nghiệm bệnh viêm gan B tốt nhất nên nhịn ăn khoảng 6 tiếng. Bởi vì, không thể biết chính xác bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm nào. Nếu như lỡ ăn no và cần làm xét nghiệm phải nhịn ăn thì bắt buộc chờ đợi đến ngày hôm sau. Điều đó khiến người xét nghiệm mất thời gian chờ đợi lâu hơn.

Cần chuẩn bị gì khi đi xét nghiệm viêm gan B?

Nếu có nhu cầu đi xét nghiệm xem bản thân có bị bệnh viêm gan B hay không cần tìm được cơ sở Y tế đủ trình độ, kỹ thuật. Người yêu cầu xét nghiệm không cần chuẩn bị gì quá nhiều. Chỉ cần sẵn sàng tinh thần, nếu có thể thì nhịn ăn trước vài tiếng. Uống nhiều nước lọc cũng là cách giúp kết quả kiểm tra viêm gan B đạt độ chính xác cao hơn.

Khi đi xét nghiệm, chuẩn bị một khoản tiền để chi trả dịch vụ. Nếu có thể, hãy tìm hiểu trước các loại xét nghiệm viêm gan B, quy trình xét nghiệm. Việc làm này nhằm giúp mọi người không bỡ ngỡ khi đến cơ sở Y tế và có tinh thần chuẩn bị tốt nhất.

Chi phí xét nghiệm HVB bao nhiêu?

Dịch vụ xét nghiệm bệnh viêm gan B không hề đắt, chỉ từ khoảng 100.000 VNĐ. Tùy vào nhu cầu xét nghiệm nhiều hay ít mà mức giá này có thể thay đổi. Bên cạnh đó, các cơ sở Y tế sẽ có quy định về mức giá khác nhau. Dù vậy, mức giá giữa các cơ sở cũng không có sự chênh lệch quá lớn.

chi phí xét nghiệm viêm gan b
Chi phí xét nghiệm viêm gan B không quá đắt

Dù chi phí xét nghiệm có đắt hay rẻ thì vẫn khuyến khích mọi người xét nghiệm khi cần thiết. Chẳng hạn, có tiếp xúc không an toàn với người bị nhiễm bệnh nên đến cơ sở Y tế uy tín kiểm tra. Bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm viêm gan B cần thiết. Sau đó, bác sĩ có hướng xử lý tối ưu nhất. Nếu cần thiết thì mới tiến hành thêm xét nghiệm khác.

Xét nghiệm viêm gan B giữ một vai trò quan trọng đối với mọi người. Các chỉ số xét nghiệm phản ánh rất rõ nguy cơ mắc bệnh, tình trạng của bệnh viêm gan do virus HBV. Hiện nay, có nhiều cơ sở Y tế uy tín, đủ điều kiện làm mọi xét nghiệm đối với viêm gan B. Chỉ cần liên hệ, đặt lịch trước nhằm tiết kiệm thời gian chờ đợi.

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn