Bệnh viêm gan B mãn tính có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Viêm gan B mãn tính có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu như được can thiệp kịp thời thì sẽ giảm đi nguy cơ biến chứng. Ngược lại, viêm gan chuyển sang giai đoạn biến chứng thì rất khó chữa trị. phục hồi. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ mức nguy hiểm của viêm gan B mãn tính và giải đáp cho câu hỏi liệu căn bệnh này có chữa được không.
Viêm gan B mãn tính có nguy hiểm không?
Bệnh viêm gan B mãn tính do virus cực kỳ nguy hiểm. Bệnh không chỉ đe dọa tới tính mạng của người bệnh mà còn đe dọa tới cộng đồng. Nếu như virus HBV lây sang người khác thì người bị lây cũng đối diện với nhiều biến chứng. Virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể khoảng 6 tháng chuyển sang giai đoạn mãn tính, một giai đoạn nặng, mô gan tổn thương liên tục.

Dưới đây là một số minh chứng cho mức độ nguy hiểm của bệnh viêm gan B mãn tính:
1. Bệnh viêm gan B mãn tính rất khó chữa trị
Sở dĩ, hầu hết người bệnh khi phát hiện mắc bệnh đã ở giai đoạn mãn tính. Đó là vì thời kì khởi phát, chứng bệnh này không mang tới nhiều dấu hiệu. Ở 6 tháng đầu tiên, người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi thông thường, dễ nhầm lẫn với nhiều chứng bệnh khác. Đến khi bề mặt da đổi màu vàng, cơ thể suy nhược, chướng bụng, chán ăn người bệnh mới tiến hành xét nghiệm. Lúc này, bệnh đã nặng và ở giai đoạn thứ 2.
Theo như thống kê, cứ 4 người bị bệnh viêm gan B thì chỉ có 1 người phát hiện bệnh ở giai đoạn cấp tính. Số còn lại ở giai đoạn mãn tính thì cơ hội tự tiêu diệt virus gần như không có. Virus tồn tại trong cơ thể, nhân bản rất nhanh và hủy hoại mô gan.
2. Viêm gan B mãn tính chuyển hóa thành xơ gan
Xơ gan được hiểu giống như vết sẹo trong gan, không thể phát huy được chức năng vốn có. Viêm gan B mãn tính lâu ngày làm cho tế bào gan bị hủy hoại, biến đổi cấu trúc ban đầu. Diễn tiến của bệnh sẽ làm cho lá gan xơ hóa, giảm chức năng hoạt động. Dấu hiệu nhận biết lúc này là cơ thể mệt mỏi, suy nhược nặng, dễ bị vi khuẩn tấn công.

Một số ít trường hợp, xơ gan không để lại dấu hiệu nào. Vì thế, đến khi phát hiện đã quá muộn, gan bị xơ hóa gần như hoàn toàn. Đây mới chỉ là biến chứng nhẹ nhất của người bệnh viêm gan siêu vi B.
3. Bệnh dẫn tới nguy cơ suy gan
Suy gan còn được hiểu là giai đoạn cuối của xơ gan mãn tính. Tình trạng này diễn ra gây một áp lực rất lớn lên hệ tĩnh mạch cửa. Vì ảnh hưởng của suy gan, tế bào gan bị thoái hóa nên cơ thể người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở, ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa, sụt cân mất kiểm soát,…
Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh suy gan đó là gây phù cho hai chi dưới. Nếu bệnh nghiêm trọng thì sẽ làm người bệnh phù toàn thân. Trường hợp tính mạch cửa bị chèn ép thì toàn bộ vùng bụng có cảm giác chướng, đau, hơi sốt. Khi đã xuất hiện triệu chứng của giai đoạn cuối thì không thể cứu chữa. Dù có sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng không làm cho gan hồi phục được nữa.
4. Biến chứng dẫn tới ung thư gan
Đối với nhân loại, ung thư là một chứng bệnh nan y rất khó chữa trị. Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư có thể hồi phục rất thấp. Nếu không biết viêm gan B mãn tính có nguy hiểm không thì hãy nghĩ đến biến chứng của nó. Bệnh này hoàn toàn có thể dẫn tới ung thư gan, một nỗi ám ảnh cho tất cả mọi người.
Bệnh nhân ung thư gan khiến cho phần bụng trương phình, phù chân tay. Bên cạnh đó, canxi trong máu tăng đột biến, lượng đường tụt nhanh chóng. Khi đã bị ung thư gan thì thời gian sống của người bệnh chỉ tính bằng một vài năm hoặc là vài tháng. Phát hiện bệnh sớm, can thiệp đúng cách sẽ giúp virus viêm gan B được khống chế, giảm bớt nguy cơ biến chứng.
Viêm gan B mãn tính sống được bao lâu?
Rất khó để nói chính xác thời gian tuổi thọ cho bệnh nhân viêm gan B mãn tính. Có người chỉ kéo dài tuổi thọ được 2 đến 5 năm, có người lại lên tới hàng chục năm, thậm chí là hơn. Còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, lượng virus trong cơ thể mới đánh giá được chính xác. Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng quyết định tới thời gian sống của người bệnh rất nhiều.
Viêm gan B mãn tính sống được bao lâu?
Rất khó để nói chính xác thời gian tuổi thọ cho bệnh nhân viêm gan B mãn tính. Có người chỉ kéo dài tuổi thọ được 2 đến 5 năm, có người lại lên tới hàng chục năm, thậm chí là hơn. Còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, lượng virus trong cơ thể mới đánh giá được chính xác. Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng quyết định tới thời gian sống của người bệnh rất nhiều.

Dưới đây là một số yếu tố giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng, kéo dài tuổi thọ:
- Bệnh nhân phát hiện virus sớm thì cơ hội chữa trị cao hơn, tuổi thọ lâu hơn.
- Người bệnh có thể sống lâu năm nếu như điều trị tích cực, tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
- Cơ thể người bệnh có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Thuốc sử dụng để điều trị phù hợp, tương thích với cơ địa.
- Người bệnh có lối sống lành mạnh, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học.
Như vậy, người bệnh viêm gan B có thể sống lâu hay không phụ thuộc vào cách chữa trị, thích ứng của cơ thể. Bên cạnh đó, hãy sống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe bản thân và xã hội.
Viêm gan B mãn tính có chữa được không?
Bệnh viêm gan B mãn tính không thể chữa trị hoàn toàn được. Giai đoạn này, bác sĩ chỉ sử dụng một số phương pháp điều trị nhằm khống chế sự phát triển của virus. Người bệnh phải chung sống với một lượng virus nhất định trong người đến hết cuộc đời.
Thông thường, virus sau khi xâm nhập sẽ thích nghi và nhân bản nhanh chóng. Chúng tấn công vào từng tế bào của gan, phá hủy cấu tạo lá gan. Đến thời điểm nào đó, lá gan bị phá hủy hoàn toàn đồng nghĩa việc nó cũng mất đi hoàn toàn chức năng của mình. Tuy nhiên, virus này có thể bị ngăn chặn bằng cách kiểm soát hoạt động của chúng. Hoặc, tăng cường cho hệ miễn dịch để tiêu diệt một phần virus sản sinh, nhân bản. Hiểu rõ được viêm gan B mãn tính có nguy hiểm không và biết chắc chắn bệnh này không thể điều trị hoàn toàn sẽ giúp người bệnh có ý thức chăm sóc cho mình tốt hơn.
Viêm gan B mãn tính có thể lây nhiễm
Nhiều người cho rằng, giai đoạn mãn tính có nghĩa là virus đang bị suy giảm. Do đó, họ tin tưởng bệnh viêm gan B mãn tính không thể lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, đó là một kiến thức sai lầm với nghiên cứu Y học. Virus viêm gan B có thể lây cho bất cứ người nào có tiếp xúc không an toàn, cho dù đó là giai đoạn viêm gan cấp tính hay mãn tính.

Vì bệnh lây nhiễm nhanh chóng và cực kỳ nguy hiểm, thế nên người bệnh phải có ý thức tự chăm sóc bản thân, phòng ngừa lây nhiễm cho người khác. Các con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh viêm gan B mãn tính bao gồm:
- Lây truyền từ máu qua máu.
- Lây truyền từ mẹ sang con.
- Lây nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh.
Ngay khi nghi ngờ bản thân bị phơi nhiễm virus HBV cần đến các cơ sở Y tế kiểm tra. Bằng phương pháp xét nghiệm viêm gan B, người bệnh sẽ kịp thời phát hiện và điều trị từ sớm. Như thế, khả năng hồi phục cao hơn nhiều so với giai đoạn biến chứng.
Hướng dẫn cách phòng bệnh viêm gan B
Phương pháp phòng bệnh viêm gan B mãn tính rất đơn giản:
- Cần có chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi điều độ.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh xa bia rượu hay các chất kích thích.
- Xét nghiệm kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh viêm gan B từ sớm.
- Tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt, tiêm đủ mũi, đủ liều.
- Có biện pháp an toàn khi tiếp xúc với người bệnh viêm gan B.
- Tuyệt đối không dùng chung kim tiêm với người khác.
Vậy là đã có câu trả lời chính xác cho câu hỏi bệnh viêm gan B mãn tính có nguy hiểm không. Người bệnh nên điều trị bệnh từ sớm để tránh biến chứng dẫn tới tử vong. Ở giai đoạn mãn tính, bệnh vẫn có thể lây lan và không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)