Chuyên gia giải đáp: Bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Bệnh viêm gan B có tốc độ lây lan nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không đang là thắc mắc của rất nhiều người. Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Câu trả lời là không. Như chúng ta đã biết, virus viêm gan B có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào gan. Chúng tồn chủ yếu tại các mô và tế bào gan. Ngoài ra, còn có ở khắp nơi trên cơ thể người bệnh như:

  • Trong máu và dịch tiết của người bệnh: virus HBV tồn tại chủ yếu trong máu của người mắc bệnh. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lây nhiễm virus gây bệnh thông qua hành vi có liên quan đến máu và dịch tiết.
  • Trong dịch sinh dục: virus HBV còn tồn tại rất nhiều trong dịch sinh dục. Cụ thể là tinh dịch của nam và dịch âm đạo của nữ giới. Do đó, nếu quan hệ tình dục không an toàn sẽ có khả năng lây nhiễm cao.

Viêm gan B không lây qua đường ăn uống bởi như đã nói ở trên, virus viêm gan B có nhiều trong máu, dịch sinh dục của người bệnh. Tuy chúng cũng tồn tại trong nước bọt, mồ hôi, của người bệnh với tỉ lệ từ 1-2% nhưng tỉ lệ này rất thấp và không có khả năng lây nhiễm thông qua tiếp xúc bình thường.

viêm gan b có lây qua ăn uống không
Viêm gan B hoàn toàn không lây qua đường ăn uống

Các hành động nắm tay, ôm hôn thân mật không làm lây nhiễm viêm gan B. Tuy nhiên, khi trên cơ thể có các vết thương nhỏ, trầy xước da, nướu mà không có biện pháp bảo vệ thì vẫn có khả năng lây nhiễm virus viêm gan B.

Bệnh viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao nhưng siêu vi này khi vào dạ dày sẽ bị tiêu diệt bởi dịch tiêu hóa. Do đó, bệnh viêm gan B không có khả năng lây qua đường ăn uống.  Mọi người không cần phải ăn kiêng hay có chế độ sinh hoạt riêng với người bệnh. Điều này, khiến cho người bệnh không bị mặc cảm tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Các hình thức lây nhiễm viêm gan B

Câu hỏi viêm gan B có lây qua đường ăn uống không đã được giải đáp. Khác với viêm gan A việc dùng chung dụng cụ ăn uống không thể khiến virus lây truyền. Vậy viêm gan B lây truyền qua hình thức nào? Dưới đây là những con đường lây truyền của căn bệnh này.

Lây truyền từ mẹ sang con

Theo các nghiên cứu cho thấy, nếu người mẹ bị viêm gan B mãn tính, có 95% khả năng sẽ lây bệnh cho con trong quá trình chuyển dạ nếu như không được dự phòng tốt. Trường hợp mẹ bị viêm gan B ở thể mãn tính khi truyền virus cho con thì 90% trẻ sẽ bị viêm gan mãn tính. Vì thế, việc chuẩn đoán và theo dõi trong thời kỳ mang thai rất quan trọng. Giúp ngăn quan trọng hiệu quả sự lây lan viêm gan B mãn tính từ mẹ sang con.

viêm gan b mẹ lây sang con
Người mẹ bị viêm gan B, bé khả năng nhiễm bệnh là rất cao

Hiện nay, trẻ được sinh ra khi mẹ bị viêm gan B đều được tiêm phòng vacxin sau khi chào đời. Nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người mẹ. Không những thế, nếu thời gian mang thai mà mẹ có tải lượng virus cao cũng sẽ được điều trị để ngăn ngừa lây nhiễm cho thai nhi.

Mặc dù khả năng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, việc cho con bú sữa mẹ vẫn rất an toàn. Bởi virus viêm gan B không thể lây truyền thông qua sữa mẹ. Trừ trường hợp mẹ bị nứt hay chảy máu núm vú và con bị trầy trong miệng. Do đó, nếu xác định bản thân mắc bệnh viêm gan B, người mẹ không được cho con bú khi đầu vú xuất hiện vết thương hở.

Tham khảo: Mẹ mắc viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ?

Lây truyền qua đường máu

Đây là con đường lây nhiễm viêm gan B phổ biến. Điều này xảy ra trong trường hợp cho nhận hay truyền máu mà không được xét nghiệm kiểm tra. Nếu máu của người cho mang virus viêm gan B sẽ khiến người nhận mắc bệnh. Hoặc có thể do cơ thể có vết thương hở, khi tiếp xúc với dịch tễ của người bệnh cũng rất dễ mắc bệnh.

Lây truyền qua quan hệ tình dục

Virus viêm gan B có rất nhiều trong dịch sinh dục. Chính vì thế, khả năng nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục không an toàn là rất cao. Ngoài ra, các chất được cơ thể bài tiết ra mang  sự hiện diện của virus gây bệnh.

quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục có thể nhiểm virus viêm gan B

Khả năng lây truyền bệnh viêm gan B bằng quan hệ tình dục sẽ tăng cao nếu bị tổn thương cơ quan sinh dục hay đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm phụ khoa. Những căn bệnh này có thể tạo ra các ổ viêm loét tại các bộ phận sinh dục khiến nguy cơ mắc bệnh viêm gan B tăng cao.

Lây qua dùng chung kim tiêm

Các dụng cụ dùng để tiêm chích ma túy như kim tiêm mang khả năng lây truyền virus rất cao. Trong quá trình tiêm chích chỉ một lượng máu nhỏ dính vương trên người, đồ vật cũng có khả năng lây bệnh viêm gan B. Ngay cả những người tái sử dụng hay không dùng chung kim tiêm vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, viêm gan B còn lây truyền khi dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng hay các vật dụng cá nhân khác. Với những người mắc bệnh viêm gan thì mọi vật phẩm làm vệ sinh đều mang nguy cơ lây bệnh.

Lưu ý: Virus viêm gan B có khả năng tồn tại ở bên ngoài môi trường ít nhất 7 ngày. Thời gian này, virus viêm gan B vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể của những người chưa được tiêm vacxin phòng bệnh. Ngoài ra, thời gian ủ bệnh của virus trung bình 75 ngày. Nó cũng có thể dao động từ 30 đến 180 ngày. Do đó, cần nắm được những đặc điểm của virus viêm gan B để có biện pháp bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Các biện pháp phòng ngừa viêm gan B 

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không đã được giải đáp. Tuy bệnh không lây lan qua tiếp xúc thông thường nhưng cũng cần nắm rõ để biết cách để phòng bệnh hiệu quả.

tiêm phòng viêm gan b
Tiêm phòng viêm gan B là trách nhiệm của cộng đồng

Các chuyên gia y tế đã đưa ra những lời khuyên thiết thực trong việc phòng ngừa bệnh như sau:

  • Tiêm phòng vacxin viêm gan B để ngừa bệnh. Đây là biện pháp chủ động phòng ngừa căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, người làm trong môi trường y tế nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Đối với trẻ sơ sinh, cần được tiêm phòng trong 24 giờ sau khi chào đời. Tiêm đủ 4 mũi theo lịch tiêm phòng được khuyến cáo. Với người lớn, cần tiêm 1 mũi và nhắc lại trong trường hợp sau 3 tháng nếu xét nghiệm vẫn chưa có kháng thể.
  • Tuyệt đối không được sử dụng chung kim tiêm, kim xăm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng,… với người khác.
  • Cần đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với máu hay các nguồn truyền máu. Cần làm kiểm tra máu thật kỹ trước khi cho nhận. Đồng thời, đảm bảo an toàn khi sử dụng hay tiếp xúc với các vật dụng y tế.
  • Quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh. Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ, chung thủy một bạn tình. Không quan hệ tình dục bằng đường miệng với người chưa biết rõ tình trạng sức khỏe.

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không đã được làm sáng tỏ. Qua đó, giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn về con đường lây nhiễm viêm gan B. Đồng thời, nâng cao nhận thức để có những hành vi phù hợp trong sinh hoạt hàng ngày. Khiến người bệnh bớt lo lắng, mặc cảm với những người xung quanh. Hy vọng những chia sẻ trên đã giải đáp hết mọi thắc mắc của bạn đọc. Chúc các bạn sẽ trang bị cho bản thân những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe cho những người thân yêu.

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn