Phân biệt Viêm gan B cấp tính và mãn tính để điều trị hợp lý
Viêm gan B được chia làm 2 mức độ là cấp tính và mãn tính. Dù ở bất cứ mức độ nào, nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của con người.
Bài viết dưới đây sẽ phân biệt cho bạn đọc các triệu chứng của viêm gan B cấp tính và mãn tính cùng cách điều trị hợp lý nhất của từng tình trạng bệnh.
Phân biệt dấu hiệu phát hiện viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính
Viêm gan B là một căn bệnh do siêu vi viêm gan B (hepatitis B) được viết tắt là HBV tấn công vào các lớp tế bào và gây tổn thương cho gan. Hiện nay viêm gan B đang được chia làm 2 dạng đó là: Viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính.
Triệu chứng của viêm gan B cấp tính
Bệnh viêm gan B cấp tính là virus viêm gan B chỉ tồn tại trong cơ thể trong một thời gian dưới 6 tháng và có thể chữa trị dứt điểm. Các triệu chứng của viêm gan B cấp tính thường không rõ ràng. Khoản 60% người mắc viêm gan B cấp tính không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Chỉ có 40% số người mắc thường có những biểu hiện cụ thể như sốt, biếng ăn, mệt mỏi do suy giảm chức năng gan, hệ tiêu hóa, nhức khớp…
Các triệu chứng này thường chỉ xuất hiện ở cấp độ nhẹ, dễ bị nhầm lẫn với những bệnh thông thường như làm việc quá sức, cảm nhẹ hoặc do thay đổi thời tiết.

Do đó nhiều người thường phớt lờ đi những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của viêm gan B. Vô tình tạo điều kiện cho bệnh phát triển từ cấp tính thành mãn tính. Một số ít trường hợp viêm gan B cấp tính có triệu chứng rõ rệt hơn như vàng da, chảy máu cam, đau thắt bụng, nhức mỏi xương khớp,…
Người bị nhiễm viêm B cấp tính có nguy cơ trở thành viêm gan B mãn tính hay không phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh, cụ thể:
Ở trẻ sơ sinh:
- 80-90% trẻ bị nhiễm HBV trong năm đầu đời có thể phát triển thành viêm gan B mãn tính. .
- 30-50% số trẻ bị nhiễm trước 6 tuổi sẽ tiến triển bệnh thành viêm gan B mãn tính.
Ở người lớn:
- Khoảng 10% số người trưởng thành khỏe mạnh nhiễm HBV từ viêm gan B cấp tính thành mãn tính.
- Khoảng 20-30% người bị nhiễm HBV mạn tính chuyển sang xơ gan, suy gan hoặc ung thư gan.
Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh, virus chỉ tồn tại ở cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn. Hơn 90% số trường hợp tự khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, 10% còn lại thường chuyển sang giai đoạn viêm gan B mãn tính lâu dần có thể gây suy gan, xơ gan hoặc ung thư gan.
Do đó, người bị viêm gan B cấp tính thường được chỉ định theo dõi và thăm khám thường xuyên và định kỳ. Đối với trẻ nhỏ cần phải tiêm phòng viêm gan B theo lịch tiêm chủng của quốc gia. Đặc biệt cần chú ý các biểu hiện sức khỏe để phát hiện bệnh kịp thời.
Triệu chứng của viêm gan B mãn tính
Khác với viêm gan B cấp tính, viêm gan B mãn tính có nghĩa là virus viêm gan đã tồn tại trong cơ thể trên 6 tháng. Đặc biệt cơ thể con người không thể tự đào thải virus, do đó khi bước sang giai đoạn viêm gan B mãn tính đồng nghĩa với việc người bệnh phải sống chung với virus này suốt đời. Bệnh âm thầm tiến triển và thường kéo dài rất lâu, thậm chí có thể lớn tới 15-30 năm mà người mắc không có những biểu hiện đặc biệt.

Có khoảng 40% người mắc bệnh có triệu chứng phổ biến như mệt mỏi, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa,… Các triệu chứng thường có xu hướng giảm dần khiến nhiều người không để ý và nhầm tưởng cơ thể đã phục hồi.
Có khoảng 50% bệnh nhân mắc viêm gan B mãn tính không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Tuy nhiên virus viêm gan B vẫn âm thầm phát triển và phá hủy lá gan của bạn. Ở những giai đoạn gan bị tổn thương nặng, cơ thể thường có những biểu hiện cụ thể:
- Xuất hiện những cơn sốt kéo dài với tần suất nhiều hơn ở giai đoạn cấp tính. Người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược cơ thể, khó chịu trong người.
- Cảm giác chán ăn, ăn không tiêu, sút cân nhanh, hệ tiêu hóa bị rối loạn, buồn nôn hoặc nôn nhiều lần. Có hiện tượng nấc cụt, chướng bụng rõ ràng.
- Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu của việc chuyển hóa bilirubin tại gan. Người bệnh có thể thấy cơ thể xuất hiện những vùng da mặt, đầu tiên sẽ là ở niêm mạc mắt. Màu da càng bị sẫm màu thể hiện bệnh tình đang tiến triển nặng hơn.
- Da có hiện tượng bị xuất huyết, các chấm màu đỏ nhỏ trên cơ thể ngày càng nhiều, mũi thỉnh thoảng bị chảy máu.
- Bị đau nhẹ hoặc cảm giác đau tức ở bên sườn phải, một số trường hợp sẽ bị đau dữ dội do tế bào gan bị phá hủy quá nhiều.
Trong vòng 6 tháng, nếu người bệnh xét nghiệm HBsAg dương tính 2 lần thì chứng tỏ bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Do đó, cần tiến hành việc điều trị bệnh sớm để kìm hãm sự phát triển của virus giúp phục hồi chức năng của gan tốt nhất.
Điều trị bệnh viêm gan B cấp tính và mãn tính có gì khác biệt?
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc viêm gan B cao. Căn bệnh này nếu không có hướng chữa trị kip thời khi mới phát hiện ra có thể dẫn đến nguy cơ bị xơ gan, ung thư gan cực kỳ nguy hiểm. Dưới đây là cách điều trị viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính mà bạn có thể tham khảo.
Cách chữa viêm gan B cấp tính
Ở giai đoạn viêm gan B cấp tính thì người bệnh không cần sử dụng đến thuốc mà chỉ cần theo dõi sức khỏe và kiểm tra định kỳ tại bệnh viện. Việc theo dõi và tái khám cực kỳ quan trọng bởi đây là cơ sở xác định xem bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục hay chưa hoặc bệnh có chuyển biến sang giai đoạn mãn tính không. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh phù hợp.

Đối với những người mắc viêm gan B cấp tính cần nghỉ ngơi, điều chỉnh chế độ ăn, sử dụng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Khi đã hoàn toàn bình phục, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục duy trì chế độ ăn khoa học, lành mạnh, tránh xa rượu bia để bảo vệ lá gan luôn khỏe mạnh.
Tham khảo: Cần làm gì khi mắc viêm gan B cấp tính?
Cách chữa viêm gan B mãn tính
Đối với bệnh viêm gan B mãn tính, cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tùy vào tình trạng cơ thể của mỗi người. Một số loại thuốc kháng virus viêm gan B được sử dụng như: Lamivudine (Epivir-HBV), tenofovir, interferon,… Hoặc các đơn thuốc điều hòa miễn dịch cho cơ thể gồm: IFN alfa, Pegylated IFN alpha,… Trong trường hợp bệnh nặng có thể kết hợp cả 2 loại thuốc này.

Những loại thuốc trên cần sử dụng trong thời gian dài nhưng hiệu quả chữa trị chỉ khoảng 30-40% và có thể tái phát khi dừng sử dụng thuốc. Ngoài ra, các loại thuốc đặc trị này còn có nhiều tác dụng phụ, do đó người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng. Hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hướng điều trị thích hợp.
Chi tiết: Cách chữa viêm gan B mãn tính
Những lưu ý dành cho người bị bệnh viêm gan B
Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị. Bệnh nhân khi mắc viêm gan B dù là cấp tính hay mãn tính đều cần chủ động xây dựng lối sống lành mạnh dưới đây để có thể hạn chế sự tiến triển của bệnh.
- Ăn uống hợp lý: Chế độ ăn cần vừa đủ chất dinh dưỡng và các năng lượng thiết yếu. Đang dạng đảm bảo lượng protein, chất đạm cung cấp cho cơ thể. Hạn chế tối đa chất béo, giảm muối và tăng cường uống nước.
- Tránh sử dụng rượu, bia: Uống rượu bia khi đang bị viêm gan có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, đối với những người viêm gan B mãn tính có thể dẫn đến xơ gan hay ung thư gan.
- Thể dục thường xuyên và tránh thức khuya: Việc tập thể dục thường xuyên giúp giải trừ được virus viêm gan B giúp gan khỏe mạnh và phục hồi tốt hơn. Đặc biệt, không thức sau 23 giờ để tránh làm tăng gánh nặng cho gan.
- Bỏ thói quen hút thuốc lá: Để giữ gìn một lá gan khỏe mạnh và cải thiện được tình trạng sức khỏe bạn nên tránh xa thuốc lá.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin để phân biệt được viêm gan B cấp tính và mãn tính. Hy vọng, với những kiến thức này phần nào đã giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh viêm gan B để phòng tránh và có hướng điều trị phù hợp.
Tham khảo:
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)