Trẻ em bị viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và thuốc điều trị

Trẻ em bị viêm gan B là nỗi lo lắng rất lớn của các bậc cha mẹ. Bởi đây là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị cho bé như thế? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe của con một cách tốt nhất nhé.

Nguyên nhân gây nên viêm gan B ở trẻ em

Viêm gan B nằm trong nhóm bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây nên. Bệnh được lây truyền qua 3 con đường chính gồm: đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ truyền sang con.

Bệnh viêm gan B ở trẻ nhỏ chủ yếu là do lây nhiễm từ mẹ sang con. Tại các nước trong khu vực Châu Á, căn bệnh này khá phổ biến do hiểu biết của người dân về bệnh còn hạn chế. Rất nhiều người không tiêm phòng bệnh hoặc tiêm phòng không đầy đủ.  Tại Việt Nam, việc tầm soát sức khoẻ trước và trong quá trình mang thai chưa được coi trọng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có hơn 10% phụ nữ Việt bị nhiễm virus viêm gan B khi mang thai. Đây là con số rất lớn, khiến tình trạng trẻ nhiễm viêm gan B tăng cao.

Trẻ bị viêm gan B
Trẻ bị viêm gan B do lây nhiễm trực tiếp từ mẹ

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu mẹ viêm gan B thì tỷ lệ truyền bệnh cho con là 1%. Người mẹ nhiễm bệnh vào 3 tháng giữa của thai thì tỷ lệ truyền bệnh cho con lên đến 10%. Đặc biệt ở 3 tháng cuối của thai thì tỷ lệ lây nhiễm lên tới 60 – 70%. Theo đó, khả năng mẹ lây nhiễm virus viêm gan B cho thai nhi trong những tháng cuối thai kỳ là rất cao.

Bên cạnh đó, nguy cơ khiến trẻ nhiễm virus viêm gan B trong quá trình chuyển dạ còn cao hơn rất nhiều. Có đến 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh từ mẹ nếu không có biện pháp bảo vệ an toàn. Nguyên nhân do lượng virus có trong dịch và máu của mẹ cao. Trẻ khi mới sinh ra hệ miễn dịch còn non yếu, không đủ sức để chống lại sự tấn công của virus. Khiến bệnh sẽ dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính, rất nguy hiểm và không thể chữa khỏi. Đối với trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B dễ có nguy xơ gan và ung thư gan khi trưởng thành.

Tỷ lệ lây nhiễm gan B từ mẹ sang con trong từng kỳ thai

Để đánh giá tình trạng tiến triển của virus HBV trong cơ thể người thai phụ hiện có nhiều phương pháp. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là làm các xét nghiệm xác định HBsAg và HBeAg. Trong đó, HBsAg là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Khi kết quả xét nghiệm là dương tính có nghĩa cơ thể người đã nhiễm virus. HBeAg là một loại kháng nguyên lõi của virus viêm gan B. Nếu kết quả xuất hiện sự tồn tại kháng nguyên có nghĩa virus đang gia tăng và tế bào gan đang bị tấn công.

Phụ nữ mang thai bị viêm gan B
Phụ nữ mang thai bị viêm gan B cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ

Ở giai đoạn này nếu làm xét nghiệm men gan sẽ thấy tăng rất cao. Tăng nhiều lần so với bình thường, ít nhất là tăng gấp đôi. Do tế bào gan đang  bị virus hủy hoại giải phóng men gan.

Nếu kết quả xét nghiệm máu ở 3 tháng cuối của thai phụ có HBsAg và HBeAg đều dương tính khả năng mẹ truyền virus cho con lên đến 90 – 100%. Trường hợp, HBsAg dương tính, còn HBeAg âm tính thì tỷ lệ lây truyền là khoảng 20%.

Triệu chứng viêm gan B ở trẻ em

Trẻ em khi bị nhiễm virus viêm gan B có thể không có bất kỳ biểu hiện nào. Trẻ vẫn học tập, sinh hoạt và phát triển bình thường như người khoẻ mạnh. Khi cơ thể có hiện tượng suy giảm sức đề kháng hay nhiễm trùng nặng sẽ tạo cơ hội cho virus gây ra những đợt viêm gan cấp.

vàng da ở trẻ
Trẻ bị viêm gan B thường có hiện tượng vàng da
  • Thời kỳ trước đó, trẻ có thể bị vàng da, có triệu chứng như bị cúm từ 7 – 10 ngày. Với các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, chảy nước mũi, táo bón/tiêu chảy, đầy bụng. Nếu trẻ đang bú mẹ thì phân có bạc màu.
  • Gan trẻ bị phình to, có cảm giác đau khi ấn vào, đau hạ sườn phải, nước tiểu có màu sẫm. Khiến trẻ có cảm giác trướng bụng, chán ăn, phân có dịch nhầy. Khi đó, cha mẹ cần phải đưa con đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa gan để được thăm khám.
  • Thời kỳ tiếp theo da trẻ sẽ vàng hơn, niêm mạc mắt vàng, nước tiểu sẫm màu. Trên da xuất hiện các chấm hay mảng xuất huyết do chức năng gan đã bị suy giảm.

Đối với trẻ sơ sinh các biểu hiện của bệnh viêm gan B không rõ ràng. Có thể chỉ xuất hiện vàng da và bú kém. Đa số các mẹ vẫn cho rằng hiện tượng này là vàng da sinh lý. Hoặc không phát hiện ra triệu chứng của bệnh. Do đó, không đưa trẻ đi khám khiến bệnh tiến triển nặng và gây ra những hậu quả nặng nề.

Quá trình tiến triển bệnh ở trẻ em bị viêm gan B mãn tính

Khi virus viêm gan B tồn tại trong máu trên 6 tháng thì được xem là mạn tính. Đặc trưng 4 giai đoạn miễn dịch của bệnh như sau:

  • Giai đoạn 1

Chỉ số HBsAg và HbeAg trong máu được phát hiện HBV DNA > 100.000 copies/ml. Men gan (ALT, AST) đang ở trong giới hạn cho phép. Không có dấu hiệu của viêm gan B, nếu có cũng rất nhẹ.

  • Giai đoạn 2

Chỉ số HBsAg và HbeAg vẫn còn tồn tại trong máu HBV DNA > 100.000 copies/ml. Men gan trong máu tăng liên tục. Ở giai đoạn này bệnh có thể khiến viêm gan hay xơ gan.

  • Giai đoạn 3

HBsAg vẫn hiện diện trong máu, HBeAg đã biến mất, đồng thời xuất hiện anti-Hbe. Chỉ số HBV DNA < 10.000 copies/ml hoặc có thể không tìm thấy. Men gan (ALT, AST) ở mức bình thường. Trẻ không có dấu hiệu viêm gan, xơ gan sẽ giảm.

  • Giai đoạn 4

Ở giai đoạn này HBsAg vẫn còn hiện diện. Chỉ số HBeAg vẫn âm tính còn anti-Hbe là dương tính. HBV DNA > 10.000 copies/ml, men gan (ALT, AST) có thể bình thường hoặc tăng.

Điều trị viêm gan B ở trẻ em

Để có phương pháp điều trị viêm gan B hiệu quả cho trẻ, trước tiên cần phải khám bệnh. Tiến hành các xét nghiệm để xác định tiến triển của bệnh.

Trường hợp nào trẻ em cần điều trị viêm gan B?

Viêm gan B có 2 mức độ là cấp tính và mãn tính. Nếu trẻ bị viêm gan B cấp thì không cần điều trị. Trường hợp trẻ em khi xác định bị nhiễm viêm gan B mãn tính sẽ được dùng thuốc đặc trị. Trong quá trình điều trị, phải thường xuyên giám sát tiến triển của bệnh. Bao gồm khám và đánh giá kết quả xét nghiệm huyết thanh AFP, ALT, HBsAg, HBeAg,  DNA HBV và anti – HBe.

Bên cạnh đó, cần làm xét nghiệm định kỳ về chức năng gan và tiểu cầu. Nếu phát hiện tỷ lệ tăng của AST trên ALT thì đó là dấu hiệu của tình trạng chứng xơ hóa tăng cao. Đặc biệt là khi có chỉ số AST mà lớn hơn ALT.

Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm gan B
Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm gan B cần đến ngay cơ sở y tế

Khả năng trẻ em bị nhiễm viêm gan B mãn tính có chỉ số AST > ALT thì nguy cơ dẫn đến xơ gan khá cao. Để có kết luận chính xác hơn cần làm thêm xét nghiệm sinh thiết gan. Tuy nhiên, AST> ALT còn được tìm thấy ở trẻ có sử dụng rượu hay vận hoạt động thể chất quá mạnh. Những khả năng khác cũng cần được loại trừ tìm kiếm các xơ hóa tiến do HBV. Hiện tượng giảm tiểu cầu trong máu còn là dấu hiệu sớm của lách phình to. Nguyên nhân do tăng áp lực từ tĩnh mạch cửa của bệnh xơ gan.

Ngoài ra, chỉ số men gan còn nói lên  mức độ tổn thương của gan, tế bào gan đang bị hoại tử. Ở người lớn, chỉ số ALT vượt an toàn với nam giới là >30 IU/L và >19 IU/L ở nữ. Tuy nhiên, đối với trẻ em UNL vẫn chưa được thiết lập. Bởi ULN ở trẻ thường thay đổi theo độ tuổi và kỹ thuật xét nghiệm. Nếu trường hợp chưa có tiêu chuẩn cho trẻ thì cần nâng ALT lớn hơn ULN phòng xét nghiệm là > 40 IU/L.

Trẻ em có men gan ALT  bình thường

Đa số trẻ em bị nhiễm viêm gan B từ trẻ sơ sinh đều ở giai đoạn 1 từ thời thơ ấu đến lúc trưởng thành. Giai đoạn này kéo dài nhất trên bệnh nhân nhiễm HBV genotype C. Ở trẻ em nhiễm HBV genotype C tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh HbeAg rất thấp. Các xét nghiệm luôn cho HBeAg dương tính và với HBV DNA > 100.000 copies/ml. Không đáp ứng miễn dịch gây bệnh, ALT cũng ở mức bình thường. Các dữ liệu lâm sàng để điều trị trẻ ở giai đoạn này rất hạn chế.

Trẻ em có men gan ALT liên tục tăng cao

Mức ALT huyết thanh liên tục cao là đặc trưng của bệnh ở giai đoạn 2. Khi ALT tăng cao báo hiệu có sự tổn thương ở tế bào gan. Nếu một đứa trẻ ALT huyết thanh cao hơn ULN 1,5 lần hoặc lớn hơn 60 IU/L thì trẻ cần được đánh giá HBV DNA và mô học của gan. Để được chỉ định thuốc điều trị viêm gan B ở trẻ em phù hợp nhất. Nhóm thuốc điều trị viêm gan B ở trẻ gồm Interferon alfa-2b (Intron A)  dạng tiêm và  Lamivudine (Epivir-HBV) là thuốc uống.

Ở trẻ có ALT huyết thanh thấp hơn chỉ số trên thì cần được theo dõi và làm xét nghiệm 2 lần trong 6 tháng.  Bệnh nhân HBeAg dương tính cần theo dõi và làm xét nghiệm 3 lần trong 12 tháng là ít nhất. Cần phải theo dõi lượng ALT huyết thanh để tránh sử dụng thuốc điều trị trên trẻ tự phát HBeAg chuyển đổi huyết thanh. Bệnh sẽ tự cải thiện mà không cần dùng thuốc điều trị.

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trong  24 giờ sau sinh

Các biện pháp phòng ngừa viêm gan B ở trẻ

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh gan cho trẻ người mẹ cần kiểm tra sức khỏe trước và trong thai kỳ. Đồng thời, thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con:

  • Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ đầy đủ theo lịch tiêm chủng được khuyến cáo. Trẻ được sinh ra cần được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ sau khi chào đời.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho con. Nhằm tăng cường thể lực, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt về thể chất cũng như trí tuệ.
  • Đảm bảo môi trường sống an toàn, tránh xa các nguồn lây nhiễm bệnh có cho trẻ. Tăng cường các hoạt động ngoài trời giúp con thích nghi với thời tiết, tăng khả năng phòng bệnh.
  • Nếu trẻ sinh ra mà có dấu hiệu của bệnh viêm gan B, nên đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra. Trường hợp trẻ được chuẩn đoán nhiễm bệnh, cha mẹ cần thực hiện theo chỉ định điều trị và lời khuyên của bác sĩ. Tránh trường hợp viêm gan B ở trẻ phát triển thành mãn tính. Bên cạnh đó, cần đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình hình bệnh.

Hiện nay, các bệnh lý về gan ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên cả trẻ nhỏ. Trong đó, trẻ em bị viêm gan B ngày đang là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Bài viết đã chia sẻ cho mọi người những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng phương pháp điều trị và cách phòng tránh viêm gan B. Giúp cha mẹ có biện pháp bảo vệ sức khỏe cho con trước nguy cơ mắc bệnh.

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn