Có nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai không? Bao lâu thì được có thai?

Một trong những con đường lây nhiễm viêm gan B phổ biến nhất chính là từ mẹ sang con. Do đó, các mẹ cần tìm hiểu và nắm rõ các kiến thức xoay quanh loại bệnh này để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Có nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai không?” và “nếu mắc viêm gan B, bao lâu thì được có thai?”

Có nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai?

Không hiếm người mắc phải bệnh viêm gan B hiện nay. Khi bệnh phát triển, gan là bộ phận bị ảnh hưởng trực tiếp kéo theo các cơ quan khác của cơ thể. Với đối tượng là mẹ đang mang thai, nguy cơ lây lan sang cho bé là rất cao và tỉ lệ lây nhiễm sẽ chỉ có tăng dần. Cụ thể:

Tỷ lệ lây nhiễm là 1% trong 3 tháng đầu và tăng nhanh tới 10%, 20% trong 3 tháng tiếp theo. Cho tới 3 tháng cuối của quá trình mang thai, con số này đã lên tới 90%, ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ của bé. Do đó, ngay từ khi có kế hoạch mang thai, các mẹ nên có phương án và tính toán dài hạn cho việc phòng ngừa bệnh viêm gan B.

Có nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai?
Nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai

Có nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, việc tiêm phòng này phải được tiến hành có quy trình. Cụ thể, mẹ sẽ được đưa vào xét nghiệm viêm gan B để xác định có mắc phải virus siêu vi B hay không. Trong trường hợp có, việc tiêm phòng hoàn toàn vô tác dụng. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng lo lắng vì sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ để phòng chống lây nhiễm trong quá trình mang thai.

Còn với những mẹ hoàn toàn khỏe mạnh sau khi xét nghiệm, quá trình tiêm sẽ bắt đầu với 3 mũi với thời gian khác nhau. Sau ngày tiêm mũi đầu tiên 1 tháng, mũi thứ 2 được thực hiện và 5 tháng tiếp theo (tức là 6 tháng kể từ khi tiêm mũi đầu) mẹ được tiêm mũi thứ 3 để đảm bảo phòng chống viêm gan B toàn diện.

Trên thực tế, vẫn có những người đã từng tiêm vắc xin viêm gan B trước đấy. Với các trường hợp này, mẹ sẽ được kiểm tra nồng độ anti HBs. Việc tiêm nhắc lại trước khi mang thai sẽ được diễn ra với trường hợp số lượng kháng thể nhỏ hơn 100UI/I và ngược lại nếu số lượng này lớn hơn thì mũi tăng cường là không cần thiết.

Bao lâu thì được có thai sau tiêm phòng viêm gan B?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu tại sao bạn không thể tiêm phòng viêm gan B khi mang thai nhé!

Loại vắc xin phòng ngừa viêm gan B vốn là loại vắc xin tinh khiết, bất hoạt, được điều chế từ huyết tương người lành mạnh có chứa kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Được điều chế trong môi trường vô trùng và tuân thủ các yêu cầu của WHO nên bạn hoàn toàn có thể an tâm lo cho bé từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, với những phụ nữ đang có thai, việc tiêm phòng trở nên vô dụng khi vắc xin có chứa virus bất hoạt. Bạn nên liên hệ với bệnh viên hoặc bác sĩ phụ trách để sớm tìm ra biện pháp phòng chống hiệu quả cũng như theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé.

Sau khi tiêm phòng viêm gan B thì bao lâu được có thai
Sau khi tiêm phòng viêm gan B thì bao lâu được có thai

Vậy sau khi tiêm vắc xin viêm gan B, bao lâu thì được có thai?

Theo như lộ trình tiêm vắc xin thì 7 tháng là tổng thời gian cần để thực hiện việc tiêm ngừa. Do đó, khoảng thời gian an toàn nhất để tiêm phòng viêm gan B là trên 7 tháng. Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa sự lây truyền loại virus này thì ngay cả người chồng cùng cần phải tiêm phòng viêm gan B.

Hướng dẫn: Cách quan hệ tình dục an toàn cho người mắc viêm gan B

Trường hợp mẹ nhiễm viêm gan B thì nên làm gì?

Mặc dù phần lớn người Việt Nam đều đã có ý thức phòng ngừa viêm gan B khi bắt đầu có kế hoạch sinh đẻ, tuy nhiên, vẫn có những trường hợp các mẹ nhiễm viêm gan B ngay khi mang thai.

Ngay khi mới nhiễm bệnh, kháng nguyên HbsAg xuất hiện trong máu từ 1-8 tuần. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều ở cơ thể mẹ. Cụ thể, nếu hệ miễn dịch tốt, khoẻ mạnh, được bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ cho cơ thể, mẹ hoàn toàn có thể đẩy lùi được virus viêm gan B, thậm chí là khỏi ngay sau đó. Ngược lại, cơ thể mẹ không đủ sức chống lại thì chỉ sau 6 tháng nhiễm bệnh, thai phụ đã bước vào giai đoạn mãn tính với viêm gan B.

Điều cần làm của mẹ chính là trao đổi với bác sĩ chuyên gan để thực hiện các biện pháp dành riêng cho thai phụ. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn mẹ cần đặc biệt theo dõi sức khoẻ của bản thân và thai nhi bằng việc kiểm tra định kỳ, tinh tế quan sát cơ thể mỗi ngày.

Trao đổi với bác sĩ về việc phòng chống viêm gan B
Trao đổi với bác sĩ về việc phòng chống viêm gan B

Một trong những thắc mắc trong trường hợp này chính là liệu có nên sử dụng các loại thuốc phòng chữa hay không? Lời khuyên dành cho mẹ là không, bởi các tác dụng phụ của thuốc có thể gây nên những hậu quả khôn lường ở thai nhi như dị tật, co giật sau khi lớn lên.

Để giảm tối đa sự lây nhiễm giữa mẹ và bé, bạn nên:

  • Trong quá trình mang thai, mẹ nên được chích một mũi glo trong 3 tháng của thai kỳ
  • Sau khi sinh, bé nên được tiêm huyết thanh đặc hiệu phòng bệnh với khả năng chống lây nhiễm lên tới 95%.
  • Lộ trình tiêm của bé cũng được hoạch định rõ ràng và khắt khe, cụ thể sẽ được nói rõ hơn ở phần tiếp theo

Lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B

Những lưu ý tiêm phòng viêm gan B sau đây xoay quanh các biểu hiện cũng như cách phòng tránh bệnh viêm gan B. Bạn cần nắm rõ để đảm bảo sức khỏe toàn diện của cả mẹ và bé.

  • Việc tiêm phòng viêm gan B phải được diễn ra theo quy trình 3 mũi với thời gian như đã nêu trên. Quy định này đảm bảo cho việc phát huy tối đa công dụng phòng chống.
  • Trong trường hợp mẹ bầu có các biểu hiện như cảm cúm, sốt, ho hay có tiền sử các bệnh như xơ gan, bệnh về khớp, thận,… thì trước khi tiêm vắc xin, bạn nên hỏi ý kiến từ chuyên gia y tế hoặc bác sĩ.
  • Sau khi tiêm vắc xin, các phản ứng sốc phản vệ rất dễ xảy ra trong một số trường hợp. Do đó, lời khuyên là các mẹ nên ở lại địa điểm tiêm phòng khoảng 30 phút. Việc này vừa giúp cơ thể mẹ được điều phối một cách từ từ lượng thuốc vừa hấp thụ, lại kịp thời để bác sĩ chăm sóc và hỗ trợ khi có biểu hiện sốc phản vệ hay phản ứng lạ với thuốc.

Lưu ý trước khi mẹ muốn mang thai

Dưới đây là những lời khuyên dành cho những ai đang mong ước được nắm giữ thiên chức làm mẹ, để đảm bảo mẹ tròn con vuông với một sức khỏe toàn diện:

  • Có kế hoạch sinh con rõ ràng. Đây vừa là để bạn có thời gian chuẩn bị tâm lý giai đoạn tiền mang thai, lại đồng thời chính là thời gian để bạn thực hiện các bước để kiểm tra nguy cơ mắc bệnh viêm gan B
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý giai đoạn tiền mang thai để sẵn sàng cho một cơ thể khỏe mạnh nhất. Việc xây dựng này bao gồm việc ăn uống nhiều dưỡng chất, protein, vitamin và khoáng chất, việc luyện tập các bộ môn thể dục nhịp nhàng và chế độ ngủ nghỉ đúng giờ
  • Hạn chế các thói quen gây hại cho cơ thể, cụ thể như thức khuya, sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá. Lý giải điều này là bởi những thói quen này có ảnh hưởng trực tiếp tới đề kháng của mẹ
  • Chủ động bảo vệ cơ thể, tránh tiếp xúc những người mắc bệnh viêm gan B, những đối tượng nghi bị nhiễm cũng như sử dụng chung với các cá nhân đồ dùng có khả năng lây nhiễm như dao cạo râu, dĩa đánh răng,… bởi đây chính là những con đường đi tới viêm gan B cao nhất.
  • Đặc biệt, lo sợ chính là một trong những liều thuốc độc hại nhất. Do đó, dù viêm gan B là một căn bệnh có tác hại khó lường và quy trình phòng chống phức tạp, bạn vẫn nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress ảnh hưởng tới sức khoẻ của bản thân. Mặc dù việc phòng chống viêm gan B là một lộ trình phức tạp nhưng bạn sẽ luôn nhận được tư vấn chi tiết và rõ ràng từ các trung tâm y tế và đội ngũ bác sĩ.

Như vậy, bài viết trên đã giúp các bạn trả lời câu hỏi “Có nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai không” cũng như “Bao lâu thì có thể mang thai sau khi tiêm phòng”. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu tất cả các kiến thức về phòng chống viêm gan B trong giai đoạn mang thai để đảm bảo tối đa việc lây nhiễm từ mẹ sang bé trong các trường hợp nhiễm cũng như không nhiễm viêm gan B. Chúc bạn có một quá trình thai kỳ thật khoẻ mạnh, đặc biệt, có một tinh thần ổn định, lành mạnh để bé chào đời khỏe mạnh một cách toàn diện.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn