Tiêm phòng viêm gan B nhắc lại cho trẻ vào khi nào?
Tiêm phòng viêm gan B nhắc lại cho trẻ là khâu cuối cùng để hoàn thiện hàng rào bảo vệ. Vậy mũi tiêm cuối cùng này được thực hiện vào khi nào? và vai trò của nó đối với sức khỏe của trẻ nhỏ là gì? Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn đang lo lắng cho sức khỏe của trẻ nhỏ trước tác hại của siêu vi B nhé!

Tiêm phòng viêm gan B nhắc lại cho trẻ là gì?
Mọi đứa trẻ dưới 1 tuổi đều rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ngoài việc cho trẻ tiêm phòng bệnh đầy đủ; đúng lịch thì còn phải lựa chọn đúng loại vắc-xin phù hợp theo từng lứa tuổi. Đặc biệt là không được quên đi tiên mũi phòng viêm gan B nhắc lại.
Theo lịch tiêm chủng phòng tránh viêm gan B ở trẻ em hiện nay; lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh như sau:
- Mũi đầu tiên: Trong vòng 24 giờ kể từ khi chào đời.
- Mũi thứ 2: Sau mũi đầu 1 tháng
- Mũi thứ 3: Sau 1 tháng kể từ ngày tiêm mũi thứ 2
- Mũi thứ 4: Tiêm nhắc lại sau ít nhất 1 năm và không quá 24 tháng tuổi.
Mũi tiêm nhắc lại chính là mũi thứ 4 sau khi bé đã được tiêm đầy đủ 3 mũi phòng bệnh được ít nhất 1 năm. Các bậc phụ huynh cần lưu ý, phải đưa con đi tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ y tế; có vậy mới đảm bảo mọi đứa trẻ đều được bảo vệ an toàn.
Tiêm phòng viêm gan B nhắc lại cho trẻ khi nào?
Trong các trường hợp thông thường, mọi đứa trẻ sẽ tiêm mũi vắc-xin cuối cùng vào khoảng 12 – 18 tháng tuổi.
Bên cạnh đó, vì lượng kháng thể do vắc-xin tạo ra sẽ giảm dần mỗi ngày. Vậy nên, phụ huynh cần đưa con đi xét nghiệm kháng thể lại khi bé được 5 – 10 tuổi. Đây được xem là “thời điểm vàng” để bổ sung kháng thể phòng bệnh.
Nếu kết quả xét nghiệm kháng thể là HBsAb nhỏ hơn 10mUI/ml thì nên cho bé tiêm nhắc lại 1 liều vắc-xin để đảm bảo an toàn.
Đặc biệt là những trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao (sống cùng người thân mắc viêm gan B,…); cần tiêm phòng nhắc lại ngay sau khi có kết quả kháng thể thấp hơn mức an toàn.

Tìm hiểu cách tính tuổi trong tiêm chủng cho trẻ em
Nhiều bậc phụ huynh lần đầu chăm con nhỏ chắc hẳn sẽ bị nhầm lẫn cách tính tuổi trong tiêm chủng cho trẻ sơ sinh. Việc nắm rõ cách tính tuổi tiêm phòng sẽ giúp bố mẹ không tiêm nhầm lịch hay sử dụng sai biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bé.
- Trẻ sơ sinh: Từ khi vừa chào đời cho đến khi được 29 ngày tuổi.
- Trẻ một tháng tuổi: Từ 30 ngày tuổi – một tháng 29 ngày (59 ngày tuổi).
- Trẻ dưới một tuổi: Từ khi trẻ sơ sinh – 11 tháng 29 ngày tuổi
- Trẻ một tuổi: Từ 12 tháng – 23 tháng 29 ngày tuổi
- Trẻ dưới 5 tuổi: Từ khi chào đời – 59 tháng 29 ngày tuổi.
- Trẻ 5 – 9 tuổi: Từ 60 tháng – 9 năm 11 tháng 30 ngày
- Trẻ 10 – 19 tuổi: Từ 10 tuổi – 19 năm 11 tháng 30 ngày (hay nói cách khác là trước ngày sinh nhật lần thứ 20)
Tiêm phòng viêm gan B nhắc lại cho trẻ em có quan trọng không?
Thuốc tiêm phòng viêm gan B sẽ giúp cơ thể con người tạo ra kháng thể chống lại vi-rút. Khi nồng độ kháng thể đủ mạnh sẽ ngăn chặn được sự tấn công của siêu vi B đến gan và chức năng gan.
Trong đó:
- Nồng độ kháng thể vừa đủ để chống lại vi-rút viêm gan B là 10mUI/l
- Nồng độ kháng thể đủ mạnh để bảo vệ tối đa phải đạt mức 1000 mUI/ml
Ngoài ra, việc tiêm phòng viêm gan B nhắc lại sẽ cho bé sớm tăng cường hệ miễn dịch. Lượng vắc-xin này không tồn tại trong cơ thể mãi mãi; chúng sẽ ngày một giảm dần và mất khả năng chống chọi với mầm bệnh.
Vì vậy nếu không tiêm phòng viêm gan B nhắc lại cho trẻ thì sẽ không đủ nồng độ kháng thể để bảo vệ cơ thể trước tác hại khó lường của loại vi-rút này.
Hiện nay có khoảng 20% số trẻ em nước ta không được tiêm phòng viêm gan B nhắc lại. Vai trò của mũi tiêm cuối cùng này sẽ trẻ được bảo vệ một cách an toàn nhất.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều phụ huynh xao nhãng và bỏ qua mũi tiêm cuối cùng. Nguyên nhân của sự việc này chắc hẳn phải bắt nguồn từ việc bố mẹ chưa thực sự hiểu rõ vai trò quan trọng của mũi tiêm này và cũng chưa hiểu hết về các lý do mắc bệnh viêm gan B ở trẻ em.
Các bậc phụ huynh nếu như chỉ vì thiếu hiểu biết mà bỏ qua; vô tình để lại một phần nguy hiểm cho chính đứa con của mình thì thật đáng tiếc.
Làm thế nào khi tiêm phòng viêm gan B nhắc lại cho trẻ không đúng lịch hẹn?
Tiêm phòng không đúng lịch hẹn dĩ nhiên sẽ khiến cơ thể phải đối diện với nguy hiểm. Thế nhưng để xác định được việc tiêm phòng không đúng lịch hẹn có làm mất tác dụng của vắc-xin hay không thì còn phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm của bệnh viện mới có thể kết luận.
Tùy vào từng trường hợp, thể trạng thời điểm đó và cơ địa của mỗi người; bác sĩ sẽ có những chỉ định và biện pháp tiêm phòng khác để đảm bảo an toàn.
Nếu mũi tiêm phòng viêm gan B nhắc lại bị “quên lãng” quá lâu; bạn có thể sẽ phải tiêm bù lại từ đầu hoặc nếu nồng độ kháng thể vẫn còn đủ thì chỉ cần tiêm bổ sung lại là được.
Làm thế nào để tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Để tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh đem lại hiệu quả tốt nhất; bố mẹ cần:
- Bố mẹ bắt buộc phải nắm chắc các kiến thức về những con đường lây nhiễm viêm gan B
- Bậc phụ huynh cần tìm hiểu trước các kiến thức chăm sóc sức khỏe tối thiểu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Có sẵn các phương án phòng tránh bệnh tật và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho cả bản thân và trẻ nhỏ.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày và tăng cường vận động thể chất. Mẹ và bé cần được bổ sung rau xanh; hoa quả tươi và các thực phẩm chứa đạm.
- Cho trẻ khám sàng lọc hoặc theo dõi sức khỏe của bé trước khi tiêm phòng. Khi đến các cơ sở y tế, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng của con.
- Theo dõi sức khỏe của con trong vòng 24 giờ sau tiêm; nếu có các biểu hiện bất thường cần đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra hoặc gọi qua hotline chăm sóc sức khỏe.

Trên đây là những chia sẻ của tôi về việc thực hiện tiêm phòng viêm gan B nhắc lại cho trẻ. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tiêm chủng đầy đủ. Đừng quên chia sẻ những thông tin về tiêm phòng viêm gan B đến với những người thân yêu xung quanh để cùng nhau bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhé!
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)