Trẻ tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không? Có ảnh hưởng đến hiệu quả không?
Viêm gan B khi mắc phải sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ nhỏ. Chính vì vậy để bảo vệ trẻ tiêm phòng vắc xin là giải pháp hiệu quả được nhiều phụ huynh lựa chọn. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của vắc xin trong phòng bệnh, lịch tiêm chủng cần được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định. Vậy trẻ tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không? Có ảnh hưởng đến hiệu quả không?
Trẻ tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không? Có ảnh hưởng đến hiệu quả không?
Trong quá trình tiêm phòng viêm gan B, không phải trẻ nào cũng được tiêm phòng đúng lịch vì nhiều lý do khác nhau như bố mẹ bận việc, trẻ không đủ điều kiện sức khỏe… gây ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phòng bệnh. Như vậy, trẻ được cho là tiêm phòng viêm gan B muộn.
Vậy tiêm phòng viêm gan B muộn cho trẻ có sao không? Theo quy định, lịch tiêm chủng được thực hiện nghiêm túc sẽ tăng cường hiệu quả trong việc phòng bệnh. Vì vậy, trường hợp trẻ không tiêm chủng đầy đủ hoặc bị trễ lịch tiêm chủng đem đến khả năng phòng bệnh của trẻ ở mức độ thấp, trẻ vẫn hoàn toàn có khả năng bị nhiễm virus dưới tác động của các yếu tố có nguy nhiễm bệnh.

Tại sao không nên để trẻ tiêm phòng viêm gan B muộn? Bởi vì không giống với các loại vắc xin khác, vắc xin viêm gan B mũi 1 được tiêm trong vòng 12 – 24 giờ đầu sau sinh, đây được xem là thời điểm vàng để nhằm tránh nguy cơ phơi nhiễm virus từ mẹ sang con, tăng khả năng phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nhất.
Vì vậy, sau khi rời bụng mẹ, nếu bé được xác định là có sức khỏe ổn định, có nguy cơ cao bị phơi nhiễm virus Viêm gan sẽ được chích mũi vắc xin đầu tiên để đạt hiệu quả phòng ngừa cao nhất, còn 3 mũi Vắc xin viêm gan B còn lại sẽ được chích lòng ghép với các mũi 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 để phòng tránh phơi nhiễm virus trong tương lai.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, những quy định về lịch tiêm chủng được là kết quả của hàng loạt nghiên cứu ở động vật và thử nghiệm lâm sàng trong một thời gian dài để tìm ra độ tuổi trẻ có phản ứng miễn dịch cao nhất, giúp cơ thể được bảo vệ một cách toàn diện nhất, không chỉ vậy nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở nếu trẻ chích ngừa ở độ tuổi không phù hợp sẽ có phản ứng miễn dịch thấp hoặc tăng nguy cơ rủi ro cao khi gây sốc phản vệ khi cơ thể mắc cùng lúc các căn bệnh tiềm ẩn khác vì vậy tiêm ngừa không đúng thời điểm không chỉ giảm hiệu quả, mà trẻ con đối diện với nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Ở hầu hết các loại vắc xin, đợt tiêm ngừa đầu tiên được xem là bước cơ bản để tạo ra những kháng thể đầu tiên cho cơ thể, sau một thời gian lượng kháng thể này sẽ bị suy giảm, có thể dưới ngưỡng để bảo vệ cơ thể. Vì vậy, tiêm nhắc lại vắc xin có vai trò quan trọng để củng cố hệ thống miễn dịch đã bị suy giảm, giúp cơ thể bổ sung lượng kháng thể cần thiết để bảo vệ cơ thể trẻ. Do đó, nếu quá trình chích ngừa bị gián đoạn không được thực hiện đầy đủ trẻ vẫn đối diện với nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Trong trường hợp trẻ được tiêm phòng đầy đủ số mũi theo quy định nhưng khoảng cách giữa các mũi không đúng theo lịch hẹn thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến lượng kháng thể để bảo vệ trước virus.
Để phòng bệnh tốt cho con tốt nhất phụ huynh cần theo dõi lưu ý lịch tiêm phòng viêm gan cho trẻ sơ sinh, và bố trí thời gian để quá trình tiêm chủng của trẻ không bị bỏ lỡ và gián đoạn.
Tại sao trẻ không nên tiêm phòng viêm gan B muộn?
Vắc-xin viêm gan B được biết đến một loại chế phẩm sinh học, có chứa các thành phần là kháng nguyên. Kháng nguyên là gồm các vi sinh vật mang virus gây bệnh viêm gan B nhưng chúng đã làm suy yếu hoặc không còn khả năng hoạt động. Để phòng bệnh các vắc xin này được đưa vào cơ thể để kích thích tạo ra kháng thể giúp chống lại các virus gây bệnh viêm gan B trong tương lai.

Như vậy, vai trò của vắc-xin vô cùng quan trọng:
- Vắc-xin sẽ trở thành hàng rào bảo vệ hệ miễn dịch non yếu của trẻ nhỏ dưới 5, ở độ tuổi này nếu trẻ chẳng may mắc phải virus viêm gan b sẽ rất nguy hiểm.
- Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhờ có Vắc xin mà mỗi năm có hơn 2,5 triệu trẻ em không bị chết do các bệnh truyền nhiễm gây ra. Trong đó có viêm gan B.
- Viêm gan B là căn bệnh do virus Viêm gan B gây ra, gây sưng tấy hoặc hoại tử tế bào gan, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan. Việt Nam là nước nằm trong vùng có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao (từ 10-20%), đặc biệt là số phụ nữ mang thai nhiễm virus Viêm gan B lài 10-16%, ở trẻ em là 2-6%. Ở trẻ Virus viêm gan B lây truyền chủ yếu qua đường từ mẹ sang con hoặc các dịch tiết của người nhiễm bệnh.
- Đối với vắc xin viêm gan B cần được tiêm phòng càng sớm các tốt, tốt nhất để tránh phơi nhiễm virus là trẻ cần được chích ngừa ngay sau khi sinh từ 12 – 24 giờ, 3 mũi còn lại là để phòng bệnh trong tương lai cho trẻ.
- Đối với những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm virus Viêm gan B thì việc tiêm ngừa sớm, đầy đủ sẽ giúp đứa trẻ phòng tránh hiệu quả bệnh viêm gan B từ mẹ.
- Những trẻ được tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo đúng quy định sẽ giúp cơ thể sản sinh ra các loại kháng thể bảo vệ giúp phòng tránh bệnh do virus Viêm gan B gây ra.
- Trẻ được tiêm phòng viêm gan B đầy đủ và đúng lịch có khả năng phòng tránh được bệnh viêm gan với tỉ lệ cao, là nền tảng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, giảm thiểu các nguy cơ biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Phòng bệnh cũng là giải pháp tiết kiệm cho tương lai, vắc xin tiêm phòng viêm gan B được cung cấp với mức giá hợp lý để mọi trẻ em có thể tiếp cận được với loại vắc xin này. Vì vậy, phụ huynh đừng tiếc tiền để chi tiêu cho giải pháp hợp lý này, nếu chẳng may trẻ mắc bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng trẻ mà chi phí điều trị cũng sẽ phải tốn kém hơn rất nhiều lần so với số tiền bỏ ra để tiêm phòng.
Những lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ
Lúc này chắc hẳn bạn đã biết được tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định về lịch tiêm phòng, nắm được một số lưu ý khi tiêm phòng bạn sẽ thực hiện hiệu quả hơn việc phòng bệnh cho trẻ.

Tham khảo một số chú ý sau đây:
- Vắc-xin viêm gan B được xem là một trong những loại vắc-xin an toàn, ít gây phản ứng phụ, sau khi tiêm xuất hiện tình trạng sưng, đau tại nơi tiêm từ 1-3%; mệt mỏi 8-18%, sốt 0,4-8% nên trẻ sẽ không có triệu chứng khó chịu sau khi chích ngừa nên mẹ cũng nên quá lo lắng khi trẻ tiêm ngừa vắc-xin này.
- Lựa chọn cho mình trung tâm tiêm phòng uy tín, chất lượng không chỉ giúp phụ huynh an tâm về chất lượng vắc xin, quy trình khám sàng lọc được thực hiện kỹ lưỡng, mà tại đây thường có dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng chú đáo, luôn nhắc nhở khách hàng để tránh bỏ lỡ lịch hẹn chích ngừa tiếp theo.
- Vắc xin viêm gan B được xem là mũi tiêm sớm nhất sau khi trẻ được sinh ra (từ 12 – 24 giờ) khiến nhiều phụ huynh lo lắng khi tiêm phòng cho con. Tuy nhiên, đây được xem là thời gian lý tưởng để phòng bệnh viêm gan hiệu quả nhất trong suốt cuộc đời con người.
- Bên cạnh, việc tiêm ngừa mũi sơ sinh hoặc huyết thanh, trẻ tiếp tục được khuyến cáo tiêm thêm 4 mũi vắc xin phòng bệnh viêm gan B theo phác đồ: Mũi 1( tiêm phòng ngay sau sinh); Mũi 2 ( cách mũi đầu tiên một tháng); Mũi 3 (cách mũi 2 một tháng); mũi 4(Tiêm nhắc lại sau 1 năm).
- Vắc xin phòng viêm gan B ở trẻ em được kết hợp hoặc chích đơn lẻ tùy theo hướng dẫn.
- Trẻ từ 15-18 tháng tuổi cần làm các xét nghiệm để kiểm tra HBsAg và anti-HBs để kiểm soát việc trẻ có an toàn trước virus viêm gan B lây từ mẹ sang con.
- Khi con em đã đến độ tuổi chích ngừa viêm gan B hoặc đến lịch hẹn tiêm nhắc lại nhưng lại khan hiếm vắc xin, phụ huynh có thể liên hệ với các trung tâm tiêm chủng khác để tiêm cho trẻ, trường hợp nếu vẫn không tìm kiếm được, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn hướng khắc phục.
- Nếu thời gian tiêm vắc xin giữa các liều với nhau trong thời gian khá lâu nhưng vẫn trong độ tuổi chích ngừa theo quy định (dưới 5 tuổi) thì việc chích mũi tiếp theo vẫn được thực hiện bình thường chứ không phải bắt đầu lại.
- Đối với những trẻ hay bị ốm vặt gây ảnh hưởng đến liều lượng và thời gian chích ngừa theo quy định lịch tiêm chủng, phụ huynh nên linh động xen kẽ các loại vắc xin khác theo hướng dẫn của bác sĩ khi sức khỏe trẻ ổn định.
- Để tránh đến lịch hẹn mà không có vắc xin cho trẻ thì phụ huynh cũng có thể liên hệ đến trung tâm để đặt vắc xin trước.
- Đối với những loại vắc xin tiêm trên 2 liều tiêm cơ bản, thường chúng sẽ cách nhau khoảng một tháng, không quy định cụ thể về thời gian tối đa, đó đó nếu trẻ không được tiêm phòng theo đúng lịch hẹn thì vẫn có thể tiếp tục tiêm càng gần với lịch hẹn càng tốt để cơ thể vẫn được bảo vệ.
- Tiêm phòng vắc xin phòng viêm gan B có khả năng phòng virus gây bệnh đến 95%, tuy vậy lượng kháng thể này không ổn định theo thời gian. Vì vậy, để tăng hiệu quả bảo vệ suốt đời cho trẻ nên chích nhắc lại vắc xin này sau 5 – 10 năm, lưu ý nên xét nghiệm kháng thể trước khi tiêm mũi nhắc lại, thông thường nếu chỉ số anti-HBs dưới tiêu chuẩn an toàn.
- Mặc dù vắc xin viêm gan B ít gây ra những phản ứng kích thích cơ thể lớn nhưng khi trẻ đang trong quá trình bệnh hoặc sức khỏe chưa ổn định thì cũng nên hoãn việc chích ngừa và nếu chích cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Bài viết trên đây, chúng tôi vừa giải đáp những vấn đề liên quan đến câu hỏi trẻ tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không? Có ảnh hưởng đến hiệu quả không? Với những thông tin trên, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ được tầm quan trọng của việc tiêm ngừa phòng chống viêm gan B cho trẻ. Để bảo vệ trẻ một cách toàn diện, bạn hãy sắp xếp thời gian, thường xuyên theo dõi lịch chích ngừa để đạt hiệu quả tối đa trong phòng bệnh viêm gan B cho trẻ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)