Có nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh không? Nên tiêm khi nào?
Phòng tránh viêm gan B ở trẻ sơ sinh là mối quan tâm của toàn gia đình và xã hội bởi căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ, mà nó còn là nguyên nhân sâu xa gây kìm hãm sự phát triển của thế hệ tương lai. Vậy có nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh không? Nên tiêm khi nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết xung quanh vấn đề này.
Có nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh không?
Sau đây là những lý do bạn nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh:
- Viêm gan B là bệnh do virus viêm gan gây ra, gây viêm nhiễm nặng nề ở nhu mô gan và hoại tử tế bào gan. Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng có tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan B cao vào khoảng 10-20%, trong đó phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan chiếm 10-16%, ở trẻ em là 2-6%. Tiêm ngừa vắc xin là cách duy nhất để phòng bệnh viêm gan B ở trẻ sơ sinh.
- Tiêm vắc xin là cách đưa vào cơ thể khỏe mạnh một lượng nhỏ virus kháng nguyên, tức là những vi sinh vật mang virus viêm gan B đã được làm yếu hoặc bất động không còn đủ khả năng gây bệnh.
- Khi virus được đưa vào cơ thể, chúng sẽ tấn công nhanh chóng vào các bộ phận trên cơ thể, theo phản ứng tự nhiên hệ miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt để chống lại virus. Đồng thời, vắc xin phòng chống virus viêm gan có cơ chế hoạt động tương tự như virus gây bệnh và hoàn toàn không có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
- Ở trẻ sơ sinh con đường truyền bệnh chủ yếu là từ mẹ sang con. Theo các nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ lây nhiễm tùy thuộc vào thời điểm người mẹ mắc phải trong thời kỳ mang thai, cụ thể ở 3 tháng đầu thai kỳ nguy cơ lây nhiễm là 1%, ở 3 tháng tiếp theo con số này tăng lên 10% và ở 3 tháng cuối thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ bị nhiễm virus đến 60 – 70%.
- Thông thường khi trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh không có triệu chứng hay biểu hiện nào rõ ràng, chỉ khoảng 5-7% trẻ bị viêm gan B cấp tính có biểu hiện lâm sàng. Do đó, nhiều phụ huynh dễ nhầm lẫn với bệnh vàng da sơ sinh cho đến khi phát hiện bệnh thì đều đã nặng gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh.
- Từ kết quả thống kê y tế thì 80 – 90% những trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trong khoảng 1 năm đầu đời có nguy cơ cao bị mắc viêm gan B mạn tính, xơ gan, ung thư gan.
- Hiện nay, tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh được nhiều chuyên gia khuyên sử dụng cho các bà mẹ mắc bệnh viêm gan B, để phòng hiệu quả lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con. Bởi đây là cách đưa vào cơ thể trẻ sơ sinh một lượng virus trung hòa với lượng kháng thể giúp cơ thể trẻ tiếp nhận vắc xin một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chính bởi những lí do trên, vì vậy, việc tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ là việc làm cần thiết, đây được ví như hàng rào giúp bảo vệ hệ miễn dịch còn non yếu của con. Đặc biệt với những trẻ dưới 5 tuổi điều này cần được thực hiện càng sớm, càng tốt vì nếu khi chẳng may bị nhiễm virus viêm gan B sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ sau sinh có ổn định hay không, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe để đưa ra những chỉ định tiêm phòng viêm gan B phù hợp. Do đó, phụ huynh cũng hoàn toàn yên tâm khi tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh.
Tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh khi nào?
Không giống như tiêm phòng các loại vắc xin khác, viêm gan B được các chuyên gia khuyến cáo nên được tiêm sớm sau sinh. Vậy thời điểm chích ngừa viêm gan B tốt nhất cho trẻ như sau:
Sau khi sinh nếu sức khỏe trẻ tốt, trẻ cần được tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 12 – 24 giờ, đây được cho là thời điểm vàng để phòng bệnh viêm gan A cho trẻ. Tại thời điểm này nếu thực hiện đúng quy trình tiêm phòng sẽ phòng bệnh trên 90%, virus lây truyền từ mẹ sang con, một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm gan mãn tính sau này ở trẻ. Sau thời điểm này hiệu quả phòng bệnh sẽ bị giảm dần và không còn mang lại hiệu quả như mong đợi.
Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ sinh ra sức khỏe yếu như: đẻ non, nhẹ cân, bị sốt hoặc nhiễm trùng…thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tùy tiện tiêm phòng cho trẻ tránh tình trạng bị sốc thuốc gây nguy hiểm.

Theo quy định trước đây, trẻ sẽ được tiêm 4 mũi tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh ( mũi thứ nhất là sau sinh, mũi thứ 2, 3 sẽ được chích ở tháng kế tiếp và được lồng ghép với các mũi tiêm tổng hợp khác. Nhưng hiện nay theo chương trình tiêm chủng mở rộng trẻ chỉ cần tiêm đủ 3 mũi phòng viêm gan B là đã đáp ứng được lượng kháng thể bảo vệ. Trường hợp nếu bạn vẫn muốn nhắc lại mũi thứ 4 sẽ được bác sĩ tiêm khi trẻ được khoảng 2 tuổi, kết hợp cùng mũi tiêm 5 trong 1.
Hiệu quả của tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh đúng thời điểm là vô cùng cần thiết. Do đó, các bậc cha, mẹ nên chọn thời điểm tiêm phòng cho con càng sớm thì kết quả phòng bệnh lại càng cao. Đừng để virus có cơ hội tấn công vào hệ miễn dịch non nớt của con gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Mặc dù, vắc xin viêm gan B là một trong những loại vắc xin ít gây ra những phản ứng thuốc nguy hiểm, được nhiều quốc gia lựa chọn tiêm ngừa cho trẻ sau sinh. Tuy nhiên, khi tiêm vắc xin này cũng có thể gặp một số phản ứng không mong muốn.

Một số tác dụng phụ của vacxin có thể gặp như sau:
- Gây rối loạn khả năng chuyển hóa dinh dưỡng gây nôn trớ sau khi bú sữa, giảm cảm giác thèm bú ở trẻ.
- Gây rối loạn hệ thống lympho và máu dẫn đến hiện tượng viêm hạch bạch huyết, gây giảm tiểu cầu hiếm gặp.
- Làm rối loạn tâm thần kinh gây làm cho trẻ thường cáu gắt, dễ quấy khóc, buồn ngủ …sau khi tiêm vắc xin.
- Gây rối loạn tiêu hóa: thông thường có các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, đi tiêu phân lỏng đây là những triệu chứng thường gặp sau khi tiêm.
- Gây rối loạn thành phần dưới da dẫn đến tình trạng ngứa, phát ban đỏ, nổi mày đay…
- Rối loạn các mô và xương gây đau cơ, khớp làm trẻ nhỏ khó chịu, đây là triệu chứng hiếm gặp sau khi tiêm vắc xin.
- Gây tình trạng rối loạn tại vị trí tiêm và toàn thân: xuất hiện Đau, sưng, khó chịu ở chỗ tiêm, bị sốt đây là hiện tượng thường gặp sau tiêm ngừa vắc xin.
- Gây rối loạn hệ thống miễn dịch cơ thể: đối với cơ thể mẫn cảm với các thành phần có trong vắc xin dễ gây ra hiện tượng dị ứng.
- Gây Rối loạn tim mạch dẫn đến trẻ có rối loạn nhịp thở hiện tượng này cũng ít khi gặp ở trẻ có sức khỏe ổn định, không mắc các bệnh lý về tim mạch.
Những lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Nhằm tránh những sự việc xảy ra ngoài ý muốn khi tiêm ngừa cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý về các vấn đề trước, trong và sau thời điểm tiêm phòng.

Một số thông tin hữu ích cho cha mẹ:
- Trước khi sinh con, bạn cần tìm kiếm những bệnh viện uy tín, có dịch vụ khám sàng lọc và tiêm ngừa viêm gan B sau sinh cho trẻ, để đảm bảo trẻ được khám và tiêm phòng theo đúng quy trình một cách an toàn.
- Đối với những bà mẹ đang bị nhiễm virus viêm gan B hoặc có tiền sử bị viêm gan B cần kê khai đầy đủ trong phiếu khám thai hoặc mang kết quả khám sàng lọc thai kỳ của mẹ, để bác sĩ có hướng chỉ định tiêm phòng viêm gan B sau sinh cho trẻ, phòng lây nhiễm virus từ mẹ sang con.
- Đối với những trẻ có sức khỏe tốt sau khi sinh bố, mẹ cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ về tiêm phòng viêm gan B sau sinh cho trẻ, việc tiêm phòng cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
- Với những trẻ sau sinh có sức khỏe yếu do sinh non, nhẹ cân thì nên hoãn việc tiêm phòng, cho đến khi sức khỏe trẻ đã ổn định và cân nặng trẻ đạt mốc 3 kg mới thực hiện tiêm phòng vắc xin.
- Ngoài ra, đối với những trẻ có biểu hiện sốt cao, nhiễm trùng, suy hô hấp… thì việc tiêm phòng cũng không được thực hiện.
- Sau khi tiêm phòng cần theo dõi trẻ tại chỗ tiêm chủng khoảng 30 phút và sau tiêm 24 giờ để kịp thời xử lý những tình huống xấu xảy ra.
- Thông thường bé sơ sinh sau khi tiêm phòng sẽ có biểu hiện quấy khóc, sốt nhẹ, bị sưng đau ở vị trí bị tiêm, đây là hiện tượng thường gặp nên các mẹ cũng không cần quá lo lắng, hãy cho trẻ bú nhiều lần và vỗ về để trẻ thấy dễ chịu hơn.
- Không nên cho trẻ ngủ ngay sau khi chích ngừa cần quan sát, kiểm tra trẻ để xem trẻ có biểu hiện bất thường hay không.
- Không tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm đau hay các mẹo dân gian truyền miệng tránh gây phản ứng nguy hiểm cho trẻ.
- Đối với những mẹ đang cho con bú cũng cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, lối sống lành mạnh để đảm bảo cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết để trẻ phòng bệnh một cách hiệu quả.
- Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi trẻ có một trong những biểu hiện sau như: sốt cao kéo dài, bị co giật, tím tái, khó thở…
Mong rằng những chia sẻ chúng tôi vừa nêu trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: Có nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh không và nên tiêm khi nào cho phù hợp. Phòng bệnh đúng cách và đúng thời điểm bao giờ cũng là giải pháp tốt nhất để bảo vệ con của bạn. Hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bạn sớm biết được cách phòng ngừa căn bệnh này.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)