Có nên tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu không? Có an toàn không?
Bà bầu bị viêm gan B là bệnh đặc biệt nguy hiểm với thai phụ vì có tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con khá cao. Tuy nhiên, có một số thai phụ đến khi mang thai vẫn chưa tiêm phòng viêm gan B và thắc mắc có nên tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu không? Tiêm phòng viêm gan B khi mang thai có an toàn không? Tất cả các thắc mắc xoay quanh việc tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.
Có nên tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu không?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, sau khi tiến hành tiêm các loại vacxin nói chung và tiêm phòng viêm gan B nói riêng, cần đợi tối thiểu là 1 tháng và thông thường là 3 tháng thì mới nên mang thai. Đa số thai phụ đều được khuyến cáo là không nên tiêm phòng viêm gan B trong khi mang bầu mà cần tiêm phòng viêm gan b trước khi mang thai.

Tuy nhiên, vẫn có một số thai phụ có nguy cơ cao lây nhiễm HBV sang con được khuyến cáo tiêm phòng viêm gan B, điển hình là các thai phụ:
- Phát sinh quan hệ với nhiều bạn tình trong thời gian dưới 6 tháng.
- Sử dụng ma túy qua đường tiêm trong quá trình mang thai.
- Phát sinh quan hệ với bạn tình bị nhiễm virus viêm gan B.
- Mang trong mình những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Đối với những thai phụ đang tiến hành tiêm phòng viêm gan B và phát hiện có thai ngoài ý muốn và không có chỉ định bỏ thai thì thai phụ có thể chọn cách theo dõi thai kỳ, ngưng tiêm mũi vacxin tiếp theo và chờ sinh xong sẽ tiếp tục tiêm. Một cách khác là tiến hành tiêm phòng viêm gan B cho thai phụ.
Vì vậy, nếu thai phụ thuộc những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B cao cho thai nhi thì nên tiêm phòng viêm gan B trong thời kỳ mang thai.
Tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu có an toàn cho sức khỏe không?
Đối với những thai phụ thuộc những trường hợp có khả năng lây nhiễm HBV cao cho con thì hoàn toàn có thể yên tâm là việc tiêm phòng viêm gan B khi mang thai là rất an toàn, không gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ, thai phụ không nên tiêm ngừa viêm gan B trong ba tháng đầu thai kỳ, thời điểm thích hợp nhất và tốt nhất để tiêm phòng viêm gan B là từ tháng thứ tư trở đi của thai kỳ.
Bà bầu chưa tiêm phòng viêm gan B có ảnh hưởng xấu đến thai nhi không?
Một trong những đặc điểm quan trọng của virus viêm gan B (HBV) mà thai phụ cần biết chính là chúng sẽ không gây ảnh hưởng hay có tác động xấu đến quá trình phát triển của thai nhi như một số loại virus khác như virus cúm hay virus rubella,… Vì vậy, thai phụ mắc bệnh viêm gan B khi đang mang thai có thể yên tâm rằng thai nhi có thể phát triển bình thường và hoàn toàn không xuất hiện tình trạng dị tật thai nhi.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là virus viêm gan B hoàn toàn không có cơ hội lây nhiễm từ mẹ sang con. Thời điểm lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con chủ yếu là ở tuần thứ 28 của thai kỳ cho đến ngày thứ 7 sau khi sinh hoặc những tháng đầu sau sinh. Có hơn 90% các trường hợp lây nhiễm HBV từ mẹ sang con xảy ra trong giai đoạn chuyển dạ đẻ. Thai phụ chưa kịp tiêm phòng viêm gan B trong khi mang thai và mắc bệnh viêm gan B nặng vào 3 tháng cuối cùng của thai kỳ sẽ có tỷ lệ sinh non khá cao, rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Trẻ sơ sinh không may bị nhiễm virus viêm gan B sẽ rất nguy hiểm và thậm chí là gây tử vong. Trẻ bị nhiễm virus viêm gan B có thể trở thành mầm bệnh và lây nhiễm virus viêm gan B cho người khác. Theo thống kê, có khoảng 25% trường hợp trẻ bị nhiễm HBV qua đời vì xơ gan hoặc ung thư gan sau khi trưởng thành.
Các bước tiêm phòng viêm gan B khi mang thai
Bước 1: Xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb) trước khi tiêm vacxin phòng bệnh
Đối với những thai phụ chưa từng tiêm vacxin viêm gan B, trước khi tiến hành tiêm phòng, thai phụ cần làm xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs (HBsAb) để xác định tình trạng của cơ thể, kiểm tra xem cơ thể đã bị nhiễm virus viêm gan B hay chưa (HBsAg) hoặc trong cơ thể thai phụ có kháng thể kháng được virus viêm gan B hay không (Anti-HBs).

Xét nghiệm HBsAg cho ra kết quả dương tính thì có nghĩa là thai phụ đã nhiễm virus viêm gan B, việc tiêm ngừa cần thăm khám và điều trị theo bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xét nghiệm HBsAb cho ra kết quả dương tính thì có nghĩa là thai phụ đã có kháng thể kháng được virus viêm gan B trong cơ thể và cần phải dựa vào nồng độ HBsAb để xác định xem có nên tiêm thêm vacxin không. Nếu cả hai xét nghiệm (HBsAg và HBsAb) đều cho ra kết quả âm tính nghĩa là thai phụ không mắc bệnh viêm gan B và cần phải tiêm vacxin.
Bước 2: Lựa chọn phác đồ điều trị
- Phác đồ 0 – 1 – 6: Mũi thứ hai cách mũi đầu tiên 1 tháng và mũi thứ ba cách mũi thứ hai là 5 tháng và cách mũi đầu tiên 6 tháng.
- Phác đồ 0 – 1 – 2 – 12: Ba mũi đầu cách nhau một tháng, mũi cuối cùng cách mũi thứ ba 10 tháng.
Chú ý: Thai phụ cần làm xét nghiệm HbsAb sau khi tiêm phòng viêm gan B 5 năm một lần, đồng thời, cần tiêm lại 1 mũi vacxin nếu kết quả xét nghiệm HBsAb < 10 mIU/ml.
Dấu hiệu nhận biết viêm gan B ở bà bầu
Mệt mỏi và chán ăn
Người bị mắc bệnh viêm gan B sẽ thường có cảm giác mệt mỏi và khó chịu trong người, cơ thể ngày càng suy nhược, thường mất tập trung,… Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm gan B sẽ bắt đầu chán ăn, không có cảm giác ngon miệng, lười vận động.
Sốt
Bệnh nhân viêm gan B có thể xuất hiện những cơn sốt kéo dài, thường xuất hiện và tái phát vào buổi chiều.
Đau hoặc tức vùng gan
Gan nằm ở phần khoang bụng bên phải và phía dưới xương sườn (vùng hạ sườn phải). Bệnh nhân viêm gan B có thể sẽ bị đau hoặc tức, khó chịu ở vị trí này, nhất là khi vận động mạnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị đau nhức tứ chi và nhức mỏi xương khớp một cách thường xuyên.
Vàng da hoặc vàng mắt
Vàng da hoặc vàng mắt là triệu chứng đơn giản và dễ nhận biết nhất khi bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B. Cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện những vùng da màu vàng, có thể kể đến là các niêm mạc ở mắt, lòng bàn tay và nặng hơn là khi toàn thân bị chuyển sang màu vàng.

Nước tiểu và phân có vàng màu
Nếu đã uống nhiều nước hơn bình thường và ăn nhiều rau xanh, hoa quả nhưng không cải thiện được tình trạng nước tiểu và phân có màu vàng thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe về gan và nguy cơ cao là bệnh viêm gan B.
Mẩn ngứa và phát ban hoặc có tình trạng xuất huyết dưới da
Bệnh nhân viêm gan B sẽ bị xuất huyết dưới da bằng những điểm ứ máu nhỏ theo vùng, chân răng và mũi thường xuyên chảy máu không biết lý do.
Lưu ý dành cho thai phụ tiêm phòng viêm gan B trong giai đoạn mang thai
Chỉ tiêm phòng vacxin viêm gan B để phòng tránh lây nhiễm bệnh viêm gan B từ mẹ sang con là chưa đủ, thai phụ cần chú ý một vài lưu ý sau đây để phòng bệnh tốt hơn:
- Thiết lập, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt, thai phụ cần tăng cường bổ sung các loại vitamin, khoáng chất thông qua các loại rau xanh, hoa quả tươi.
- Sắp xếp công việc, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh gây căng thẳng hoặc mệt mỏi cho cơ thể vì điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gan là một trong số đó.
- Luyện tập thể dục thể thao hoặc ngồi thiền, tập yoga dành cho bà bầu một cách đều đặn để cải thiện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp thai phụ dễ sinh hơn.
- Ngủ trước 11h đêm để gan có thời gian nghỉ ngơi và đào thải các chất độc hại.
- Hạn chế, cắt giảm chất béo và khống chế hàm lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Tăng cường bổ sung nước mỗi ngày, uống đủ nước nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất cũng như đào thải các chất độc hại tốt hơn.
- Tuyệt đối không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo và các vật dụng có nguy cơ dính máu hoặc dịch từ cơ thể người bị nhiễm viêm gan B.
- Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ với nhiều bạn tình hoặc bạn tình bị nhiễm virus viêm gan B.
Phòng chống lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con
Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con. Vì vậy cần có cách phòng tránh bệnh. Để có thể phòng chống lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con một cách toàn diện nhất thì tiêm phòng viêm gan B khi mang thai vẫn chưa đủ. Sau đây sẽ là một số biện pháp giúp việc phòng chống lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con được hiệu quả và toàn diện hơn.
Tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh là cách an toàn và cũng là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con. Trẻ được tiêm vacxin viêm gan B càng sớm thì hiệu quả đạt được và tác dụng phòng bệnh sẽ càng cao. Trẻ được tiêm phòng mũi vacxin viêm gan B đầu tiên trong khoảng thời gian từ 12 – 24h sau khi sinh có thể phòng được từ 85 – 90% các trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con.

Hiệu quả và tác dụng phòng ngừa virus viêm gan B sẽ giảm dần theo từng ngày (kể từ khi trẻ được sinh ra) và nếu trẻ được tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu sau 7 ngày sẽ không có tác dụng phòng ngừa HBV. Tiêm phòng vacxin viêm gan B sớm cho trẻ không chỉ giúp phòng chống lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con tốt hơn mà còn giúp bảo vệ các thành viên khác trong gia đình.
Bên cạnh việc tiêm sớm một mũi vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh để tạo ra hệ miễn dịch chủ động thì những trẻ có mẹ dương tính với HBsAg cần phải tiêm thêm một mũi Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B (HBIG). HBIG là một loại miễn dịch thụ động, có tác dụng trung hòa virus viêm gan B trong thời gian chờ vacxin viêm gan B phát huy tác dụng. Hai mũi tiêm này sẽ được tiêm ở những vị trí khác nhau trong khoảng thời gian từ 12 – 24h sau khi sinh.
Cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau khi được sinh ra?
Theo kết quả nghiên cứu của WHO được công bố vào năm 2009 về nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con, không có bằng chứng cụ thể chứng minh rằng việc trẻ bú sữa mẹ sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con.
Đồng thời, nguy cơ lây nhiễm khi trẻ bú sữa không cao hơn so với trẻ không bú mẹ. Khả năng bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con khi cho trẻ bú sữa mẹ là không hề đáng kể so với các trường hợp bị lây nhiễm do tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể mẹ trong quá trình sinh nở.
Tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu là cần thiết và hầu như không gây nguy hiểm hay biến chứng cho trẻ. Tuy nhiên, thai phụ cần kiểm tra, thăm khám định kỳ cũng như tìm đến các bệnh viện, phòng khám với đội ngũ bác sĩ uy tín, tận tâm để được tư vấn và có phác đồ tiêm phòng viêm gan B khi mang thai.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)