Tiêm phòng viêm gan B có tác dụng bao lâu? Mấy mũi là đủ?
Chích ngừa viêm gan B là một mũi tiêm rất quan trọng cho trẻ em mới sinh. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng trong diện cần tiêm phòng viêm gan B cũng phải tuân thủ để bảo vệ sức khỏe của mình. Vậy tiêm phòng viêm gan B có tác dụng bao lâu? Cần phải tiêm bao nhiêu mũi chống viêm gan B là đủ? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tiêm phòng viêm gan B có tác dụng bao lâu?
Tiêm phòng viêm gan B có thể có tác dụng từ 10 đến 30 năm hoặc lâu hơn nữa. Tiêm vacxin chống viêm gan B tức là tạo cho cơ thể một dấu hiệu nhận biết. Khi có sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh, cơ thể sẽ tự động mở hàng rào chắn mà trước đó đã được chuẩn bị sẵn. Như vậy, có thể hiểu, đưa vacxin vào người chính là lập nên tín hiệu của cơ thể, giúp cơ thể hình thành một hàng rào bảo vệ luôn túc trực trước virus viêm gan B.

Trí nhớ miễn dịch trên cơ thể con người có thể kéo dài ít nhất 30 năm. Dù vậy, hầu hết mọi người quan tâm đều đi kiểm tra khả năng miễn dịch sau từ 10 đến 15 năm tiêm phòng. Việc làm này sẽ giúp phát hiện cơ thể còn khả năng chống lại bệnh hay không. Đối với vacxin viêm gan B, sau khoảng thời gian trên, lượng anti – HBs đã giảm. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là hàng rào bảo vệ miễn dịch đã bị mất.
Bất cứ khi nào có có nguy cơ phơi nhiễm với virus gây bệnh viêm gan B, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt lại. Lúc này, một lượng lớn anti – HBs sẽ được sinh ra. Chúng chống lại kháng nguyên bề mặt, ngăn chặn bệnh viêm gan B hình thành. Nguy cơ mắc bệnh không còn đe dọa con người.
Cách tăng hiệu quả kháng bệnh khi tiêm phòng viêm gan B
Mặc dù trên lý thuyết, chích ngừa viêm gan B sẽ loại bỏ hoàn toàn được mọi nguy hiểm từ virus tấn công. Hệ thống phòng ngự cơ thể có khả năng ghi nhớ ít nhất đến 30 năm. Thế nhưng, cũng có những trường hợp đặc biệt, đã tiêm phòng nhưng vẫn bị mắc bệnh. Đặc biệt là khi không tuân thủ đúng về liều lượng của đợt tiêm phòng.

Để kéo dài thời gian kháng thể hoạt động, cần thực hiện như sau:
- Tham khảo bác sĩ để biết được thời gian cần tiêm vacxin.
- Theo dõi lịch tiêm để thực hiện đúng với yêu cầu chuyên khoa.
- Tham gia đầy đủ các mũi chích ngừa viêm gan B.
Nếu như cảm thấy không an tâm hoặc chưa thực hiện đủ những tiêu chí trên, cần đến cơ sở Y tế để kiểm tra. Trường hợp cơ thể không đáp ứng đủ khả năng chống chọi với virus, bác sĩ sẽ có những hướng hỗ trợ kịp thời.
Hệ quả từ việc không tiêm phòng viêm gan B là rất lớn. Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao, bởi căn bệnh này có khả năng lây lan qua nhiều hình thức. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ suy sụp nhanh chóng, mọi chức năng đều trì trệ. Việc điều trị, kéo dài thời gian sống cho người bệnh không chỉ tốn kém về thời gian, tiền bạc mà còn ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, sức khỏe.
Số mũi tiêm phòng viêm gan B cho từng đối tượng
Hiểu rõ được tầm quan trọng của mũi tiêm chích ngừa viêm gan B, chúng ta nên tuân thủ tiêm đúng lịch trình và tiêm đủ mũi. Vậy, tiêm phòng viêm gan B bao nhiêu mũi là đủ? Câu trả lời còn phụ thuộc vào từng đối tượng cần tiêm phòng.
1. Chích ngừa viêm gan B cho trẻ em
Thời điểm trẻ em tiêm phòng viêm gan B thường là giai đoạn sơ sinh. Khoảng 24 tiếng sau khi bé lọt lòng, bé sẽ được bác sĩ tiến hành tiêm một mũi chống viêm gan B đầu tiên. Trước khi làm thủ tục sinh con, các mẹ cũng nhân tư vấn rất kỹ lưỡng từ bác sĩ về mũi tiêm này.
Tiếp theo, đợi đến lúc trẻ được 1 tháng tuổi, ba mẹ bắt buộc phải đưa trẻ đi tiêm mũi phòng bệnh thứ 2. Mũi thứ 3 sẽ tiến hành vào thời điểm bé được 2 tháng tuổi. Thời gian đầu, các mũi tiêm khá dồn dập nên phụ huynh phải chú ý để không bỏ sót.
Khoảng 1 năm sau khi tiêm mũi thứ 3, các bé cần chích ngừa viêm gan B mũi thứ tư. Và cuối cùng là mũi thứ 5 ở giai đoạn bé được 8 tuổi. Tất cả các mũi tiêm đều có vai trò quan trọng như nhau. Tiêm đủ và đúng thời điểm mới giúp hình thành bộ máy miễn dịch trọn vẹn trong cơ thể của trẻ.
2. Tiêm vacxin chống viêm gan B cho người lớn
Với người lớn, quy trình chích ngừa viêm gan B có phần dễ quản lý hơn. Bởi số lượng mũi tiêm ít và thưa. Tổng cộng, cần tiêm 3 mũi. Mũi đầu tiên vào tháng thứ nhất, hai tháng sau tiến hành thêm mũi tiêm thứ 2, và mũi tiêm thứ 3 cách mũi tiêm đầu 3 tháng. Tức là, cứ cách một tháng phải tiêm một mũi đến khi đủ 3 mũi tiêm quy định.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi tiêm phòng viêm gan B mấy mũi đã đủ và rõ ràng. Với trẻ em, cần trải qua đủ 5 mũi tiêm và người lớn là 3 mũi. Hãy tuân thủ tuyệt đối về thời gian cũng như liều lượng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Những đối tượng cần tiêm phòng ngừa viêm gan B
Mặc dù chích ngừa viêm gan B cấp và mãn tính là việc làm hết sức quan trọng. Đây là một trong những mũi tiêm cần thiết đối với tất cả mọi người. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người chưa rõ mình có thuộc đối tượng cần tiêm phòng viêm gan B hay không. Dưới đây là danh sách các đối tượng nên chích ngừa căn bệnh nguy hiểm này:
1. Chích ngừa viêm gan B với tất cả trẻ em sơ sinh, trẻ nhỏ
Trẻ em sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng bắt buộc phải thực hiện các mũi tiêm chống bệnh viêm gan B. Trẻ em sau khi sinh ra sẽ được bác sĩ tiêm cho mũi đầu lúc 24h sau khi lọt lòng. Các mũi tiêm thứ 2 đến thứ 5 do bác sĩ chỉ định thời gian tiêm. Lịch tiêm của trẻ cần được ghi chép cẩn thận, đặt lịch nhắc nhở để không bị quên. Chỉ cần bỏ lỡ một mũi tiêm, ở bất cứ giai đoạn nào cũng khiến tác dụng phòng bệnh giảm sút.
Những người dưới 19 tuổi nhưng chưa từng tiêm phòng viêm gan B cũng thuộc nhóm phải tiêm bổ sung. Đừng nhầm lẫn về chuyện không tiêm vacxin lúc nhỏ thì khi lớn tiêm cũng không có tác dụng. Thuốc vẫn có hiệu quả với trẻ em tuổi vị thành niên trong trường hợp này.
2. Đối tượng có nghi ngờ bị phơi nhiễm viêm gan B qua tình dục
Bệnh viêm gan B hoàn toàn có thể lây nhiễm qua máu, đặc biệt là đường tình dục. Quan hệ không an toàn với người mang mầm bệnh viêm gan B thì nguy cơ mắc bệnh từ người đó cũng rất cao.

Cụ thể những trường hợp cần tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt là:
- Quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau.
- Một trong hai người bị bệnh viêm gan B. Hoặc nghi ngờ bạn tình có quan hệ tình dục với người viêm gan B.
- Nam giới quan hệ đồng tính vẫn có thể lây nhiễm viêm gan B.
- Quan hệ tình dục với người có người nhà bị bệnh viêm gan B.
3. Có nguy cơ phơi nhiễm cần chích ngừa viêm gan B
Một trong những con đường lây lan viêm gan B nhanh chóng đó chính là các mạch máu. Người lớn chưa từng chích ngừa viêm gan B mà thuộc trường hợp dưới đây cần chú ý tiêm phòng:
- Dùng chung kim tiêm, kim truyền với người bệnh khác.
- Đánh răng chung bàn chải với người bị viêm gan B.
- Tiếp xúc trực tiếp với vết thương của người viêm gan B hoặc người bị nghi viêm gan B.
- Chung sống với người có bệnh viêm gan B hoặc gia đình, người thân của người đó có bệnh.
- Người thực hiện thủ thuật dao kéo ở thẩm mỹ viện, phẫu thuật tại bệnh viện,…
Như vậy, có thể thấy rằng chích ngừa viêm gan B là một việc làm hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, tìm hiểu rõ tiêm phòng viêm gan B có hiệu quả bao lâu, cần tiêm mấy mũi sẽ giúp bạn có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về hoạt động này.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)