Tiêm phòng viêm gan B có bị sốt không? Các tác dụng phụ của tiêm phòng viêm gan B
Tiêm phòng viêm gan B có sốt không? và các tác dụng phụ của tiêm phòng viêm gan B là gì? Nếu bạn đang thắc mắc về những dấu hiệu sau tiêm phòng thì cần phải đọc và lưu ý một số nội dung sau để tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc nhé!

Tiêm phòng viêm gan B có sốt không?
Bệnh viêm gan B là bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm. Căn bệnh này do vi-rút viêm gan B gây ra và có cơ hội điều trị dứt điểm là rất thấp, chính vì vậy mà việc tiêm phòng là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, nhiều người đang thắc mắc về các phản ứng phụ sau tiêm như: tiêm phòng viêm gan B có sốt không? câu trả lời là có.
Sau khi tiêm phòng vắc xin phòng viêm gan B, người tiêm phòng sẽ có khả năng bị sốt và kéo theo nhiều triệu chứng khác.
Tuy nhiên, nếu cơ sốt cao (trên 39 độ C), co giật (ở trẻ em sẽ có tình trạng quấy khóc kéo dài, bỏ bú hoặc bú kém); khó thở, cơ thể tím tái,… hoặc có những phản ứng bất thường kéo dài trên 01 ngày thì cần phải đưa đến bệnh viện chuyên khoa uy tín ngay lập tức.
Các tác dụng phụ của tiêm phòng viêm gan B
Sau khi tiêm phòng viêm gan B, sẽ có những phản ứng ngay sau tiêm như: Vị trí tiêm bị sưng, đỏ, nóng và hơi đau trong khoảng 02 ngày.
Với một số trường hợp đặc biệt thì vắc-xin phòng viêm gan B có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn như:
Phản ứng thường gặp:
- Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa (ăn uống không ngon miệng)
- Rối loạn tâm lý, dễ cáu gắt
- Rối loạn tiêu hóa (dạ dày có nhiều triệu chứng lạ như: đau bụng, tiêu chảy,…)
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: lúc này cơ thể trở nên mẫn cảm, dị ứng bao gồm các triệu chứng giả sốc và giả bệnh huyết thanh.
- Rối loạn tim mạch<
Phản ứng hiếm gặp:
- Sốt cao trên 38 độ C;
- Cơ thể khó chịu, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, suy nhược; các khớp cơ đau mỏi;>
- Trên da nổi các vết ban đỏ,
- Men transaminase tăng thoáng qua;
- Rối loạn hệ thống lympho và máu;
- Gây ra bệnh lý hạch bạch huyết, giảm tiểu cầu.
Phản ứng rất hiếm gặp
- Mắc bệnh viêm dây thần kinh; viêm dây thần kinh mắt và liệt cơ mặt,
- Mắc hội chứng Guillain-Barré,
- Bệnh xơ cứng rải rác trở nặng hơn,…
Hiện nay vẫn chưa có đủ bằng chứng để kết luận chính xác sự ảnh hưởng của việc tiêm vắc-xin phòng viêm gan B đến các phản ứng này. Thế nhưng, việc quan trọng nhất vẫn phải theo dõi thật kĩ các triệu chứng sau tiêm để kịp thời có biện pháp khắc phục kịp thời.

Cách phát hiện sớm các phản ứng phụ sau tiêm vắc-xin viêm gan B
Việc tiêm phòng viêm gan B đôi khi sẽ có những tác dụng phụ đáng tiếc. Vậy nên bạn (đặc biệt là những ai có con nhỏ) cần ghi nhớ những lưu ý sau đây để chủ động trong mọi tình huống xảy đến nhé!
- Sau khi tiên, bạn cần theo dõi em bé trong 30 phút tại địa điểm tiêm chủng; không nên rời đi ngay sau đó. Nếu không có biểu hiện khác thường bạn có thể đưa bé về nhà và nên theo dõi sức khỏe của bé thêm 24 tiếng nữa.
- Nếu khi trở về nhà, bé có tình trạng quấy khóc nhiều; bố mẹ nên chăm sóc em kỹ càng hơn; đặc biệt là thời gian bú của bé. Nên cho bé bú khi bé thức và các mẹ không nên nằm cho bé bú nhé.
- Sau khi tiên nếu đứa trẻ có các phản ứng như: sốt, đau, quấy khóc và sưng tấy,.. bố/mẹ nên cho em uống nước, bú nhiều hơn hoặc chườm mát vị trí sưng. Sau đó phải theo dõi sức khỏe của bé thật kỹ.
- Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 01 ngày hoặc trở nên nghiêm trọng dần; bố/mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra.
- Bố mẹ nên tìm hiểu những thông tin cần thiết về vắc-xin viêm gan B để hiểu rõ hơn về loại thuốc này. Đồng thời, khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chủ động đưa ra những thắc mắc.
Điều đặc biệt lưu ý là: Các gia đình sau khi tiêm nên lấy số điện thoại của bác sĩ để nếu bé ở nhà có bất kỳ biểu hiện khác lạ nào thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Những ai nên và không nên tiêm phòng viêm gan B
Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm và tại nước ta tỷ lệ lưu hành căn bệnh này là rất cao (chiếm 10 – 20%). Nếu trẻ em sơ sinh lây nhiễm vi-rút từ mẹ thì nguy cơ trở thành bệnh mãn tính có thể lên đến 90%; trên đó sẽ có 25% bị ung thư và xơ gan.
Tuy nhiên, không phải ai hay thời điểm nào cũng có thể sử dụng loại vắc-xin tiêm chủng này.
Những ai nên tiêm phòng viêm gan B
Hiện nay tiêm phòng vắc-xin viêm gan B có chỉ định cho trẻ sơ sinh, nhũ nhi và trẻ đến 19 tuổi. Với trẻ sơ sinh, nhũ nhi và trẻ nhỏ sẽ được chỉ định tiêm vào vùng trước bên đùi. Còn với trẻ lớn sẽ được tiêm vào vùng cơ delta ở bắp tay.
Với những người trên 19 tuổi vẫn có thể tiêm phòng. Tuy nhiên sẽ được tiêm 03 mũi mỗi mũi cách nhau 01 tháng với liều dùng là 20mcg/1ml.
Tất cả các bé sơ sinh đều nên tiêm 01 mũi vắc xin ngừa viêm gan B trong vòng 24 tiếng sau sinh. Riêng với các bé sơ sinh có mẹ bị đã bị viêm gan B thì cần được tiêm thêm 01 mũi huyết thanh kháng viêm gan B trong vòng 24 tiếng sau sinh.
Việc tiêm huyết thanh kháng viêm gan B sẽ tạo miễn dịch thụ động; cộng thêm một mũi vắc-xin viêm gan B tái tổ hợp sẽ giúp sản sinh hệ miễn dịch chủ động cho trẻ. Tuy nhiên, 02 loại vắc-xin này sẽ phải được tiêm tại hai vị trí khác nhau.
Ngoài mũi vắc-xin huyết thanh, các bé sơ sinh có mẹ từng bị viêm gan B được khuyến cáo tiêm thêm 04 mũi vắc-xin phòng viêm gan B theo phác đồ này:
- Mũi đầu tiên: trong 24 giờ sau sinh
- Mũi thứ 2: Cách mũi đầu tiên 01 tháng
- Mũi thứ 3: Cách mũi thứ hai 02 tháng
- Mũi thứ 4: Cách mũi thứ ba 01 năm.
Cho đến khi bé được 15 – 18 tháng tuổi nên làm xét nghiệm HBsAg và anti HBs lại một lần nữa. Việc này sẽ đảm bảo được trẻ đã được bảo vệ và sẽ không bị nhiễm vi-rút viêm gan B từ mẹ.

Người mắc bệnh viêm gan B mãn tính sẽ không có bất kỳ biểu hiện khác thường gì; vậy nên sẽ không thể phát hiện sớm nếu như không làm xét nghiệm máu. Còn người bị viêm gan B tiến triển, con vi-rút viêm gan B sẽ xâm nhập và làm tổn thương lá gan; từ đó gây ra các bệnh ung thư gan, xơ gan,…
Ai không nên tiêm phòng viêm gan B
Biết rằng, việc tiêm ngừa bệnh viêm gan B là rất cần thiết với tất cả mọi người; thế nhưng không phải ai hay thời điểm nào cũng có thể sử dụng loại thuốc này. Đối với những trường hợp dưới đây, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi đăng ký tiêm chủng:
- Người từng bị dị ứng nguy hiểm đến tính mạng sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B.
- Những ai mắc chứng dị ứng nặng (ảnh hưởng đến tính mạng) với các loại men nở (men được sử dụng làm bánh mì). Vì vắc-xin phòng ngừa viêm gan B được làm từ loại nấm này.
- Người đang bị ốm (cảm hoặc sốt) dù ở mức độ nặng hay nhẹ cũng cần phải đợi cho đến khi sức khỏe phục hồi ổn định mới có thể tiêm phòng viêm gan B.
Hy vọng những chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “tiêm phòng viêm gan B có sốt không?” và “các tác dụng phụ của tiêm phòng viêm gan B là gì?”. Tuy nhiên, cơ địa mỗi người là khác nhau; bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn chính xác về tình trạng sức khỏe của mình.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)