Những tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm gan B cần đề phòng

Bệnh viêm gan B rất khó để điều trị dứt điểm mà chủ yếu dùng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của virus. Vậy, tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm gan B là gì? Làm thế nào để giảm những tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc? Dưới đây là những chia sẻ xoay quanh vấn đề này.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm gan B

Các loại thuốc điều trị viêm gan B đều ít nhiều gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất ở những người sử dụng thuốc kháng virus HBV.

Triệu chứng giả cúm

Người bệnh có những triệu chứng sốt, đau khớp, đau cơ tương tự như bị cúm. Đây là tác dụng phụ hay gặp nhất trên những người sử dụng thuốc điều trị viêm gan B loại peg-Interferon hay interferon. Người dùng thuốc thường gặp triệu chứng sốt, đau nhức khắp người, đau khớp, đau cơ. Các hiện tượng này thường kéo dài khoảng 3 ngày sau khi tiêm thuốc.

Hiện tượng giả cúm do tác dụng phụ của thuốc
Hiện tượng giả cúm do tác dụng phụ của thuốc

Chán ăn, buồn nôn, khô miệng

Nguyên nhân gây ra hiện tượng chán ăn, buồn nôn, khô miệng là do Ribavirin ức chế chức năng tiết nước bọt. Tác dụng phụ này thường kéo dài trong vòng vài tuần kể từ khi kết thúc đợt điều trị. Do bị mất vị giác, chán ăn, người bệnh có thể bị sụt cân sau mỗi đợt điều trị.

Chức năng tuyến giáp bị rối loạn

Tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm gan B có thể gây suy giáp và cường giáp. Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc tiêm peg-interferon/interferon. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện thiếu máu. Sức khỏe suy giảm, dễ mệt mỏi khi làm việc quá sức hay leo cầu thang bộ.

rối loạn tuyến giáp
Rối loạn tuyến giáp

Ảnh hưởng chức năng thận

Khi sử dụng Tenofovir liều cao và kéo dài, người bệnh có thể thể bị ảnh hưởng đến chức năng của thận. Nếu kèm theo hiện tượng nôn ói, tiêu chảy, mất nước, đổ mồ hôi,… thì tình trạng suy thận dễ xảy ra hơn.

Mẩn ngứa

Thuốc kháng virus viêm gan B Interferon và Ribavirin có thể gây ngứa, da phát ban, khô da,… Ở vùng da tiêm có thể sưng đỏ và cứng hơn trong nhiều ngày.

Rụng tóc

Rất nhiều người gặp tình trạng rụng tóc trong quá trình điều trị viêm gan B. Hiện tượng này có thể kéo dài trong vài tháng đầu tiên dùng thuốc hoặc vài tuần sau khi kết thúc đợt điều trị.

Hiện tượng rụng tóc do tác dụng phụ từ thuốc kháng virus viêm gan B
Hiện tượng rụng tóc do tác dụng phụ từ thuốc kháng virus viêm gan B

Ho

Tác dụng của Ribavirin cũng có thể khiến bệnh nhân bị ho. Khác với ho do nhiễm khuẩn có là đờm, ho do ảnh hưởng của thuốc điều trị viêm gan B là ho khan. Tình trạng này có thể diễn ra dai dẳng và kéo dài.

Rối loạn tâm thần

Những ảnh hưởng về mặt tâm thần cũng được ghi nhận trong tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm gan B. Có nhiều mức độ khác nhau, người bệnh cảm thấy lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược cơ thể,… Thậm chí có những biểu hiện nặng hơn là trầm cảm hoặc có ý định tự tử. Đây là những biểu hiện nguy hiểm cần có sự theo dõi của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Những biện pháp giảm nhẹ tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm gan B

Các loại thuốc điều trị viêm gan B đều gây ra những tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Với những biểu hiện nhẹ thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, những ảnh hưởng nặng nề hơn cần được theo dõi để cân nhắc có nên tiếp tục sử dụng thuốc hay không. Khi nhận thấy những tác dụng phụ của thuốc xảy ra, người bệnh cần trao đổi thêm với bác sĩ. Để được hướng dẫn những biện pháp khắc phục tránh trường hợp phải ngưng thuốc điều trị. Bên cạnh đó, cũng cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt nhằm giảm nhẹ tác dụng phụ của thuốc.

  • Nên uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, giúp tránh mất nước và giảm cảm giác khô miệng do sốt.
  • Cần liên tục thay đổi vị trí tiêm thuốc. Tránh chà xát, xoa bóp hay đắp các loại thảo dược tại vị trí tiêm. Nhằm hạn chế nguy cơ tổn thương và nhiễm trùng cho da.
  • Nếu người bệnh áp dụng biện pháp tiêm thuốc thì nên thực hiện vào chiều tối. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi giống bị cúm thì người bệnh có thể ngủ ngay. Làm giảm bớt cảm giác khó chịu, tránh ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, cũng nên xếp lịch tiêm vào cuối tuần để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, khó chịu trong dạ dày thì nên chia nhỏ các bữa ăn. Hạn chế các loại thức ăn và gia vị cay nóng, phẩm chứa nhiều axit. Đồng thời, sử dụng các loại thuốc giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu.
  • Người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số số thảo dược bảo vệ sức khỏe. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B đã được y học kiểm chứng. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc hỗ trợ nào.

Tìm hiểu việc điều trị viêm gan B bằng thuốc kháng virus

Bệnh viêm gan B được chia thành hai cấp độ: Viêm gan B cấp tính và mãn tính. Với những người bị viêm gan B cấp tính sẽ không cần dùng thuốc điều trị mà bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian khởi phát. Tuy nhiên, với những người viêm gan B mãn tính cần được sử dụng thuốc đặc trị để kháng virus. Nếu người nhiễm bệnh tuân và thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì họ vẫn có cuộc sống khỏe mạnh bình thường.

Người mắc viêm gan B mãn tính được chỉ định dùng thuốc đặc trị
Người mắc viêm gan B mãn tính được chỉ định dùng thuốc đặc trị

Theo đó, thuốc kháng virus viêm gan B chỉ dùng với những người nhiễm bệnh từ 6 tháng trở lên. Khi người bệnh đã có những tổn thương về chức năng gan do virus gây ra. Các thuốc kháng virus viêm gan B được chia thành các nhóm chính sau:

  • Thuốc miễn dịch: gồm thuốc interferon có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Giúp cơ thể nhanh chóng loại bỏ virus HBV gây bệnh. Loại thuốc này được bào chế dưới dạng dung dịch, dùng để tiêm cho người bệnh. Dùng tương tự như tiêm insulin cho những người bị bệnh tiểu đường, trong 6 – 12 tháng.
  • Thuốc kháng virus: có tác dụng làm chậm hoặc ngăn chặn virus viêm gan B sinh sản. Đồng thời, làm giảm các tổn thương và phản ứng viêm trên nhu của mô gan. Thuốc được bào chế dưới dạng viên sử dụng mỗi ngày một lần. Thời gian sử dụng ít nhất là 1 năm hoặc có thể suốt đời.

Điều quan trọng trong điều trị viêm gan B, là người bệnh phải được theo dõi sức khỏe định kỳ. Cứ 6 tháng một lần người bệnh phải đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe. Các bác sĩ tiến hành khám tổng quát và đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như diễn tiến của bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần làm các xét nghiệm về chỉ số men gan, chu vi trong máu. Tầm soát nguy cơ mắc bệnh ung thư gan và các tổn thương về chức năng gan. Những lần kiểm tra này nhằm đảm bảo người bệnh hoàn toàn khỏe mạnh. Thuốc điều trị đang kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Đảm bảo tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm gan B không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Biện pháp giúp gan khỏe mạnh hơn trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm gan B

Trên thực tế, không phải ai bị viêm gan B mãn tính cũng đều được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus. Mà chỉ những người có tổn thương chức năng gan mới được chỉ định sử dụng thuốc đặc trị. Đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng virus viêm gan B cần sử dụng đúng và đủ liều.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh

Đồng thời, có thể áp dụng một số biện pháp sau để tăng cường chức năng gan. Làm giảm nguy cơ tổn thương do virus gây ra.

  • Có phương án kiểm tra sức khỏe thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa. Nhằm kiểm tra chức năng gan, đánh giá sự tiến triển của bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Chủ động tiêm phòng vacxin viêm gan A để bảo vệ gan trước nguy cơ bị tấn công bởi các loại virus khác.
  • Tuyệt đối không được hút thuốc, uống rượu bia, tránh làm gan bị suy giảm chức năng. Khiến virus có cơ hội gây tổn thương gan nặng hơn.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thảo dược hay dược phẩm bổ trợ. Bởi chúng có thể chứa các thành phần gây kháng thuốc điều trị viêm gan B. Hay thậm chí có thể khiến gan bị tổn thương nặng hơn.
  • Tránh ngửi mùi sơn, keo dán, sơn móng, chất tẩy rửa hay các loại hóa chất độc hại cho gan.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh mỗi ngày. Bổ sung đầy đủ loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tăng cường rau xanh và trái cây tươi trong các bữa ăn. Nên ăn nhiều súp lơ, bông cải, bắp cải. Những loại rau xanh này có khả năng chống lại các hóa chất độc hại từ môi trường.
  • Hạn chế tối đa các loại thực phẩm hay nước uống có chứa nhiều đường. Bao gồm soda, đồ ăn nhẹ, thực phẩm đóng hộp,…
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều chất béo động vật và các loại thực phẩm chiên xào.
  • Không ăn các loại thực phẩm tái hoặc sống. Chúng có thể chứa vi khuẩn Vibrio Vulnificus gây hại cho gan.
  • Khi sử dụng các loại thực phẩm dạng hạt như đậu, ngô lạc,… cần kiểm tra nấm mốc. Các loại nấm mốc thường phát triển trên thực phẩm trong điều kiện ẩm ướt. Chúng có chứa aflatoxin, đây là độc tố dẫn đến nguy cơ ung thư gan cao.
  • Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu. Thường xuyên tập thể dục để giữ tinh thần luôn sảng khoái, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bài viết đã giải đáp những tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm gan B. Tuy nhiên, những tác dụng không mong muốn của thuốc có thể khắc phục được. Hi vọng chia sẻ này sẽ giúp người bệnh có phương pháp chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Hãy cùng chia sẻ thông tin bổ ích này cho nhiều người cùng biết nhé.

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn