Các phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ phổ biến hiện nay

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến rất nhiều các biến chứng nghiêm trọng, nhiều trường hợp còn đe dọa đến cả tính mạng của người bệnh. Thế nhưng, căn bệnh này lại không có quá nhiều các dấu hiệu để nhận biết từ bên ngoài. Vì thế, khi người bệnh có những biểu hiện như mệt mỏi, chán ăn, vàng da, vàng mắt, đau tức vùng hạ sườn phải,….thì nên tiến hành thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp thông tin về các phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ phổ biến hiện nay để người bệnh có thể hiểu rõ hơn khi được thăm khám và chẩn đoán bệnh.

phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ
Các phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ phổ biến hiện nay

Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan chính là có cơ quan nội tạng giữ nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Vì thế, khi gan bị ảnh hưởng hoặc tác động dẫn đến tổn thương sẽ làm cho các chức năng của gan bị suy yếu, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Hiện nay, do lối sống và cách ăn uống của nhiều người không được khoa học và lành mạnh, vô tình làm cho gan bị chèn ép, áp lực lớn dẫn đến các chức năng đào thải, chuyển hóa chất, tích trữ năng lượng bị hạn chế.

Đây cũng được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh gan nhiễm mỡ. bên cạnh thói quen ăn uống dung nạp quá nhiều các thực phẩm béo, giàu cholesterol, đồ ăn cay nóng,…thì những người có thói quen uống nhiều bia rượu cũng có tỉ lệ mắc phải căn bệnh này nhiều hơn. Bình thường, gan vẫn luôn tích trữ một lượng mỡ thừa nhất định. Thế nhưng khi hàm lượng này bị tăng lên và cao hơn 5% so với khối lượng tổng của gan sẽ được gọi là gan nhiễm mỡ.

phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ
Khi hàm lượng mỡ thừa chứa trong gan bị tăng lên và cao hơn 5% so với khối lượng tổng của gan sẽ được gọi là gan nhiễm mỡ.

Có thể nói, gan nhiễm mỡ là căn bệnh không quá nguy hiểm, người bệnh có thể không cần dùng đến thuốc mà chỉ áp dụng nhanh chóng việc thay đối chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày cũng giúp sức khỏe gan phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu hết những người bệnh gan nhiễm mỡ đều không thể tự phát hiện bệnh ngay ở những giai đoạn đầu tiên. Lý do chủ yếu là bệnh lý này không có các dấu hiệu để nhận biết bằng mắt thường.

Bệnh sẽ âm thầm phát triển từ bên trong và chỉ khi bệnh chuyển biến nặng hơn, người bệnh mới có những triệu chứng như vàng da, mắt vàng, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, đau tức vùng bụng khu vực của gan,…Lúc này hàm lượng mỡ thừa có trong gan cũng đã tăng cao, các chức năng của cơ quan này cũng bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều trường hợp còn ảnh hưởng đến những bộ phận khác. Nếu người bệnh không nhanh chóng phát hiện và tiến hành thăm khám điều trị sẽ khiến cho bệnh càng thêm nghiêm trọng, nguy cơ biến chứng thành các bệnh lý như xơ gan, viêm gan, ung thư gan rất cao.

Các phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ phổ biến hiện nay

Đa phần những người bị gan nhiễm mỡ khó có thể tự phát hiện được bệnh ở các giai đoạn đầu tiên vì bệnh lý này không xuất hiện các dấu hiệu nhận biết từ bên ngoài. Khi bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn gan nhiễm mỡ độ 2 hoặc nặng hơn là gan nhiễm mỡ độ 3 thì người bệnh mới bắt đầu nhận thấy một số biểu hiện bất thường của bản thân như thường xuyên cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, ăn không ngon miệng, trướng bụng, đau tức vùng hạ sườn bên phải và đặc biệt là tình trạng vàng mắt, vàng da.

Khi nhận thấy có những dấu hiệu này, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được tiến hành thăm khám và chẩn đoán dựa vào các phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào thể trạng và những biểu hiện của bệnh nhân mà tiến hành kiểm tra chức năng gan để xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ
Khi nhận thấy có những dấu hiệu này, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được tiến hành thăm khám và chẩn đoán dựa vào các phương pháp xét nghiệm

Dưới đây là một số phương pháp dùng dể xét nghiệm gan nhiễm mỡ hiệu quả mà các bác sĩ chuyên khoa sử dụng phổ biến hiện nay:

  • Xét nghiệm thời gian prothrombin (PT): Đây là xét nghiệm nhầm để kiểm tra thời gian prothrombin tức là thời gian để một cục máu có thể đông lại hình thành trong mẫu máu. Nếu các yếu tố đông máu vẫn đủ thì quá trình này diễn ra bình thường. Ngược lại nếu thời gian đông máu diễn ra quá lâu hoặc quá ít yếu tố đông máu thì cũng là một trong các dấu hiệu để nhận biết gan đang bị tổn thương. Ngoài ra, một số loại thuốc như warfarin làm loãng máu cũng sẽ khiến xét nghiệm PT lâu hơn.
  • Xét nghiệm L-Lactate dehydrogenase (LDH): Đây là một enzyme hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng để cung cấp cho các tế bào. LDH xuất hiện ở hầu hết các mô và cơ quan của cơ thể như tim, thận, máu, xương, não và cả gan. Nếu nồng độ LDH tăng cao hơn so với mức quy định thì có nhiều nguy cơ gan đang bị tổn thương.
  • Xét nghiệm Gamma-glutamyltransferase (GGT): GGT có trong cơ thể được xem như một phân tử hỗ trợ vận chuyển amino acid qua mạng, đồng thời nó còn hỗ trợ gan chuyển hóa các chất độc hại, thuốc khi vào cơ thể. GGT xuất hiện ở rất nhiều các cơ quan, thế nhưng nó chỉ hoạt động chủ yếu ở thận, gan, tủy, ruột non, lách. Nếu kết quả của xét nghiệm cho thấy nồng độ enzyme GGT cao thì cũng là cảnh báo về các tổn thương ở gan hoặc ống mật.
  • Xét nghiệm bilirubin: Khi các tế bào hồng cầu trong cơ thể bị phá hủy thì sẽ sinh ra bilirubin. Theo như thông thường, chất này sẽ được gan làm sạch và loại bỏ khỏi cơ thể. Do đó, khi thực hiện xét nghiệm cho thấy nồng độ bilirubin quá cao trong máu thì cũng có thể nhận định rằng các tế bào gan đang bị tác động và tổn thương.
  • Xét nghiệm Aspartate transaminase (AST): Đây là một phương pháp dùng để xét nghiệm máu và đánh giá sức khỏe của các tế bào gan. AST là một enxyme có trong máu, khi kết quả cho thấy nồng độ AST đang tăng cao trong máu cũng chính là dấu hiệu nhận biết các bệnh lý ảnh hưởng đến gan.
  • Xét nghiệm albumin và protein: Gan sẽ có khả năng tạo ra được hai loại protein chính đó là globulin và albumin. Vì thế khi xét nghiệm này đưa ra kết quả nhận thấy 2 loại protein quá thấp cũng có thể biết rằng gan đang bị ảnh hưởng đến chức năng.
  • Xét nghiệm phosphatase kiềm (ALP): Dùng để do lượng enzyme ALP có trong máu. ALP được sản xuất bởi gan, xương và một số ít từ thận và ruột. Khi tiến hành xét nghiệm này bạn sẽ nhận thấy được mức độ enzyme ALP, nếu nó cho chỉ số cao thì cũng đồng nghĩa với việc gan đang bị tổn thương, những bệnh lý liên quan đến xương hoặc tắc ống mật.
  • Xét nghiệm Alanine transaminase (ALT): Xét nghiệm này được thực hiện để xác nhận và chẩn đoán các căn bệnh về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ, viên gan và giúp kiểm tra được mức độ tổn thương gan. ALT chính là một loại enzyme hỗ trợ phá vỡ các protein, chất này được tìm thấy hầu hết ở các tế bào gan. Kết quả xét nghiệm cho tháy nồng độ enzyme ALT trong máu cao cho thấy gan đang bị tác động và tổn thương.

Bên cạnh đó, các bệnh nhân gan nhiễm mỡ sẽ được tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để xác định và chẩn đoán mức độ bệnh chính xác nhất.

Xét nghiệm máu: Khi tiến hành xét nghiệm này sẽ giúp bạn biết được một số thông tin như:

phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ
Xét nghiệm máu để xác định cụ thể tình trạng gan nhiễm mỡ
  • Đo được lượng đường hiện có trong máu
  • Đo hàm lượng chất béo có trong máu. Một số chất béo trung tính và cholesterol.
  • Xét nghiệm để tiến hành sàn lọc bệnh Celiac
  • Công thức máu toàn bộ
  • Xét nghiệm viêm gan siêu vi mạn tính như viêm gan C, viêm gan A, viêm gan B hoặc một số loại khác.
  • Xét nghiệm chức năng gan và men gan
  • Kiểm tra huyết sắc tố A1C để nhận thấy lượng đường có trong máu

Xét nghiệm hình ảnh: Sẽ giúp cho bạn chẩn đoán chính xác được căn bệnh gan nhiễm mỡ. Xét nghiệm sẽ bao gồm các bước như:

  • Khi nghi ngờ bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp siêu âm đơn giản.
  • Chụp cộng hướng từ (MRI) bụng hoặc tiến hành chụp các lớp vi tính (CT)
  • Thực hiện một hình thức siêu âm nâng cao để có thể đô được độ cũng của gan đó là chụp siêu âm thoáng qua. Độ cứng của cơ quan nội tạng này cũng biểu hiện được tình trạng xơ hoặc sẹo ở gan.
  • Chụp cắt lớp cộng hưởng từ cùng với các mô hình được hình thành bởi sống âm dội ra bởi các tế bào gan và hình ảnh cộng hưởng từ.

Sinh thiết gan: Khi các phương pháp xét nghiệm nếu trên không mang lại kết quả rõ ràng thì các chuyên gia sẽ đề nghị tiến hành sinh thiết gan. Các mẫu mô được lấy từ xét nghiệm này sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để kiểm tra nhầm tìm ra các dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc viêm gan.

Cách điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả

Hiện nay, trong y học vẫn chưa tìm được loại thuốc đặc trị để có thể chữa được dứt điểm bệnh gan nhiễm mỡ. Theo nhận định của các chuyên gia, căn bệnh này cần phải kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau, chủ yếu người bệnh cần phải nhanh chóng thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và nâng cao sức khỏe bằng cách chăm sóc tại nhà. Cũng vì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mỡ thừa tích tụ cũng do thói quen ăn uống không khoa học. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo lời khuyên của bác sĩ để có thể giúp cho bệnh mau thuyên giảm, đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.

1. Bổ sung các thực phẩm có lợi cho gan

Việc tìm hiểu và cung cấp các loại thực phẩm tốt cho gan đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện chứng bệnh gan nhiễm mỡ. Người bệnh cần phải bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các vitamin cần thiết, những hoạt chất giúp bảo vệ gan và chữa lành những tổn thương do gan nhiễm mỡ gây ra. Đồng thời, điều này cũng giúp cho cơ thể được nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để kiểm soát tốt cân nặng, ngăn chặn các tác nhân gây hại có thể ảnh hưởng và làm gia tăng tình trạng gan nhiễm mỡ.

phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ
Người bệnh cần phải bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các vitamin cần thiết, những hoạt chất giúp bảo vệ gan

Một số loại thực phẩm mà người bị gan nhiễm mỡ cần phải bổ sung vào thực đơn mỗi ngày của mình như:

  • Thực phẩm giàu vitamin: Để có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe, hạn chế sự gia tăng mỡ thừa trong gan nên người bệnh cần phải lựa chọn các thực phẩm chứ nhiều vitamin. Các loại vitamin cần thiết như vitamin A, B, C, E,…sẽ có nhiều trong những loại trái cây tươi. Người bệnh có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món nước ép, sinh tố để cơ thể hấp thu tốt hơn.
  • Các loại rau xanh: Đây chính là thực phẩm mà người bệnh gan nhiễm mỡ cần phải bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Bởi trong các loại rau xanh, củ quả sẽ chứa nhiều chất xơ giúp gan được bảo vệ và làm lành các tổn thương. Đặc biệt hơn, khi ăn nhiều rau xanh sẽ giúp cơ thể được giải độc, giảm bớt lượng mỡ thừa đang ứ đọng trong gan.
  • Thịt nạc, các loại cá tươi: Theo như được biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính trạng gan nhiễm mỡ đó chính là thói quen ăn nhiều các loại thịt mỡ, cá béo. Vì thế, để hạn chế sự gia tăng mỡ thừa người bệnh cần cung cấp các chất dinh dưỡng qua những loại cá tươi không béo, thịt nạc, các thực phẩm có chất béo từ thực vật,…
  • Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải uống nhiều nước mỗi ngày để giúp cơ thể giải độc, thanh lọc tốt hơn. Đặc biệt là lựa chọn những loại nước ép từ trái cây, rau củ, trà xanh sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh.

2. Những thực phẩm cần kiêng cử

Tuy rằng, chế độ ăn uống của đối tượng bị gan nhiễm mỡ không cần phải quá khắt khe. Người bệnh vẫn cần phải dung nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên để kiểm soát tốt hàm lượng mỡ thừa đang dần tăng cao trong gan và giúp gan hồi phục được các chức năng nhanh chóng, người bệnh cần chú ý kiêng cử một số thực phẩm như:

phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ
Người bị gan nhiễm mỡ nhất là những trường hợp đang bị béo phì, thừa cân cần phải hạn chế tối đã các thực phẩm béo, ngọt, nhiều đường như phô mai, thịt mỡ,bánh kẹo ngọt, trà sữa,…
  • Các món ăn cay nóng: Những món ăn được nêm nếm với gia vị cay nóng hoặc chiên rán nhiều lần sẽ khiến cho gan bị tổn thương và không thể thực hiện tốt chức năng của mình. Do đó, người bệnh cần phải hạn chế các món ăn này và những gia vị như ớt, gừng, tiêu,…
  • Thực phẩm béo, ngọt: Người bị gan nhiễm mỡ nhất là những trường hợp đang bị béo phì, thừa cân cần phải hạn chế tối đã các thực phẩm béo, ngọt, nhiều đường như phô mai, thịt mỡ, cá béo, bánh kẹo ngọt, trà sữa,…
  • Đồ ăn đóng gói, chế biến sẵn: Trong các món ăn này sẽ chứa nhiều những chất bảo quản, vì thế để hạn chế sự tổn thương cho gan, người bệnh cần nhanh chóng ngưng sử dụng các món ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm đóng gói.
  • Kiểm soát cholesterol: Người bệnh cần kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu và gan để không làm gia tăng các biến chứng và tình trạng tổn thương của gan. Hạn chế ăn nội tạng động vật, thịt vịt, thịt gà,…

3. Tuyệt đối không được uống rượu bia, chất kích thích

Rượu bia có chứa nhiều cồn gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là hoạt động của gan. Khi lượng bia rượu được dung nạp vào cơ thể thì chỉ có khoảng 10% các chất độc hại được đào thải ra bên ngoài, còn lại khoảng gần 90% sẽ bị tích trữ lại trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan nội tạng lớn nhất. Cũng chính vì thế, theo thời gian lâu dài sẽ làm cho gan bị chèn ép và ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động, khiến gan không thể thực hiện việc đào thải, tổng hợp chất và chuyển hóa năng lượng, gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.

phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên người bệnh gan nhiễm mỡ phải tuyệt đối ngưng bia rượu trong suốt thời gian điều trị bệnh.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên người bệnh gan nhiễm mỡ phải tuyệt đối ngưng bia rượu trong suốt thời gian điều trị bệnh. Và đặc biệt là nên kiểm soát liều lượng khi sử dụng sau khi gan đã được phục hồi. Điều này sẽ hạn chế các nguy cơ làm bệnh tái phát hoặc các tác hại xấu đến cơ thể gây nên những bệnh lý nghiêm trọng hơn liên quan đến tim mạch, xương khớp, thận,…

4. Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần lạc quan

Để hỗ trợ bệnh được nhanh chóng cải thiện, sức khỏe gan được phục hồi hoàn toàn, người bệnh cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi đều đặn. Tốt nhất là nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và tập thói quen ngủ sớm trước 23 giờ. Theo một số nghiên cứu chuyên khoa cho biết rằng, gan sẽ hoàn thành tốt nhất chức năng đào thảo độc tố của mình vào khoảng 1 giờ đến 3 giờ đêm. Đặc biệt hơn, cơ quan này sẽ làm việc tốt hơn lúc cơ thể được ngủ sâu giấc và nghỉ ngơi thoải mái.

phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ
Để hỗ trợ bệnh được nhanh chóng cải thiện, sức khỏe gan được phục hồi hoàn toàn, người bệnh cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi đều đặn

Bên cạnh đó, khi người bệnh có thể nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc mỗi ngày sẽ giúp cho tinh thần người bệnh được thoải mái và nhiều năng lượng hơn. Theo nhận định của bác sĩ thì khi người bệnh giữ được tinh thần vui vẻ, lạc quan sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe, giảm bớt các gánh nặng cho gan. Ngược lại, nếu bệnh nhân thường xuyên lo âu, suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng sẽ gây áp lực lớn lên tế bào gan, ngưng trệ các chức năng hoạt động, làm cho tình trạng mỡ thừa tăng cao, nguy cơ biến chứng cũng gia tăng.

5. Tập thể dục nâng cao sức khỏe

Bên cạnh các biện pháp giúp cho tình trạng bệnh mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần phải biết cách nâng cao sức khỏe bản thân để giúp cho gan phục hồi hoàn toàn chức năng và ngăn chặn được các bệnh lý khác. Việc thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể thao hoặc vận động tại nhà sẽ giúp bạn có được một cơ thể dẻo dai, sức khỏe bền bỉ và hệ miễn dịch vượt trội để chống lại các tác nhân xấu, virus, vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ
Một số gợi ý dành cho người đang điều trị gan nhiễm mỡ như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, tạp yoga, thể dục nhịp điệu, bài tập thể lực,…

Hơn thế nữa, khi người bệnh gan nhiễm mỡ biết cách lựa chọn những bài tập phù hợp với bản thân sẽ cải thiện cân nặng hiệu quả. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng giảm cân quá mức, gây tác dụng phục đến sức khỏe người bệnh. Chỉ cần dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày, bạn có thể đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh. Đồng thời giúp cơ thể được khỏe mạnh, giảm đi các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, tùy vào sức khỏe, tuổi tác và thể trạng của mỗi người mà bạn cần phải lựa chọn những bài tập phù hợp. Một số gợi ý dành cho người đang điều trị gan nhiễm mỡ như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, tạp yoga, thể dục nhịp điệu, bài tập thể lực,…

Bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về các phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ phổ biến hiện nay. Khi có bất kì dấu hiệu đặc biệt nào xuất hiện, bạn cần nhanh chóng đến thăm khám và chuẩn đoán tại các cơ sở y tế có uy tín và chất lượng. Đặc biệt, trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần nghiêm túc thực hiện theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tình trạng sức khỏe cải thiện nhanh chóng.

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn