Người lành mang mầm bệnh viêm gan B có lây không? Nên làm gì?

Mặc dù đang ở trạng thái không hoạt động nhưng virus viêm gan B có thể trở nên nguy hiểm bất kỳ lúc nào. Trong khi đó, những biểu hiện của viêm gan B lại không khác gì những bệnh thông thường, rất khó để nhận ra. Vậy người lành mang virus viêm gan B nên làm gì để tránh các biến chứng nghiêm trọng từ căn bệnh này? Cùng tìm hiểu về mầm bệnh viêm gan B ở người lành qua bài viết này nhé.

Người lành mang mầm bệnh viêm gan B có lây không?

Người lành mang mầm bệnh viêm gan B nghĩa là trong cơ thể người bình thường xuất hiện virus HBV (virus gây ra bệnh viêm gan B). Tuy nhiên, virus HBV lúc này đang ở trạng thái không hoạt động. Và mầm bệnh viêm gan B sẽ tạm thời không có tác động xấu đến gan như phá hủy bề mặt gan, hay gây ra những căn bệnh khác về gan. Do đó, có thể nói rằng người lành mang mầm bệnh viêm gan B không nguy hiểm lắm, người bệnh vẫn có thể tiếp tục hoạt động, sinh hoạt theo nhịp sống như thường lệ.

Virus viêm gan B
Virus viêm gan B tạm thời không nguy hiểm khi không hoạt động.

Mặc dù không hoạt động, không phá hủy tế bào gan ngay lập tức như các bệnh viêm gan B mạn tính và cấp tính, thế nhưng mầm bệnh viêm gan B vẫn đang tồn tại trong cơ thể người. Và điều đó có nghĩa là virus viêm gan B có thể trở lại hoạt động và gây ảnh hưởng. Trong khi virus viêm gan B vẫn hoạt động thầm lặng, thì các triệu chứng mơ hồ rất khó để nhận ra. Biểu hiện thường thấy là chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi,… hệt như những bệnh thường gặp. Vậy nên hầu hết người dân ở giai đoạn này đều chưa thật sự quan tâm đến nguy cơ của căn bệnh viêm gan B. Điều này chính là điều kiện cho virus tiếp tục phát triển, khi đến một mức độ đủ nghiêm trọng, mầm bệnh sẽ tấn công gan, gây ảnh hưởng đến chức năng gan và thậm chí là dẫn đến biến chứng vô cùng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan.

Cụ thể trong trường hợp này, một số xét nghiệm về chỉ số liên quan đến viêm gan B như HBsAg, HBeAg, HBVDNA, SGPT hay GSOT sẽ thể hiện rõ nhất tình trạng và mức độ nghiêm trọng của mầm bệnh trong cơ thể. Đối với kết quả có chỉ số HBsAg dương tính, virus viêm gan B trong cơ thể người lành có khả năng lây lan cao. Ngoài ra, nếu xét nghiệm HBeAg và HBVDNA cho ra kết quả âm tính, virus viêm gan B trong người lành tạm thời không hoạt động và không có nguy hiểm, cũng như khả năng lây lan thấp.

xét nghiệm viêm gan b
Mức độ lây lan sẽ phụ thuộc vào các chỉ số.

Có thể thấy rằng mầm bệnh tuy tạm thời chưa có những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, nhưng virus viêm gan B vẫn có thể lây lan từ người sang người với tỷ lệ thấp hơn so với người đang bị mắc bệnh viêm gan B. Và tùy vào sức đề kháng mạnh hay yếu của mỗi người, virus sẽ bùng phát biến thành một căn bệnh đáng lo ngại. Khi không nhận ra virus viêm gan B trong cơ thể như những điều trên, người ta cũng không chú ý đến những nguy cơ có thể vô tình lây lan cho cộng đồng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia y học, khoảng 10% người Việt Nam mắc phải bệnh viêm gan B do nguyên nhân chính là lây nhiễm virus HBV từ những người lành mang mầm bệnh sang cho những người có sức đề kháng yếu. Vậy nên, cần đặc biệt lưu ý về vấn đề người lành mang virus viêm gan B nên làm gì để tránh rắc rối.

Tương tự như các mức độ khác của bệnh viêm gan B, virus mầm bệnh này cũng có khả năng lây lan theo ba con đường chính là đường máu, đường tình dục và đường từ mẹ sang con. Do virus viêm gan B vẫn đang tồn tại trong máu người lành mang mầm bệnh, vậy nên chỉ cần một vết xước tiếp xúc với máu người bị nhiễm, virus đã có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Đây là hình thức lây nhiễm vô cùng phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày khi cả người nhiễm và người bình thường đều không chú ý đến. Kế đến là đường quan hệ tình dục, virus HBV cũng có khả năng lây nhiễm sang người khác trong khi quan hệ mà không dùng các biện pháp phòng tránh an toàn.

Cuối cùng, người mẹ mang thai và cho con bú mang mầm bệnh viêm gan B hoàn toàn có khả năng lây nhiễm sang cho trẻ. Bằng những cách thức không cẩn thận trong quá trình mang thai, sinh con và chăm sóc trẻ sơ sinh, virus viêm gan B từ cơ thể mẹ sẽ lây sang con. Điều này khá nguy hiểm, bởi người mẹ là cơ thể người lành mang mầm bệnh, virus HBV ở mức độ chưa thể gây bệnh, nhưng trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ mắc phải căn bệnh này ngay từ lúc vừa chào đời. Đây là một trong những điều rất quan trọng liên quan đến vấn đề “Người lành mang virus viêm gan B nên làm gì?”.

Người lành mang virus viêm gan B nên làm gì?

Virus viêm gan B đã xuất hiện trên cơ thể người và sẽ lây lan tùy theo tình trạng, điều đó đồng nghĩa với việc nó sẽ trở nên nghiêm trọng nếu người bệnh không có biện pháp chữa trị cũng như không lưu ý một số điều quan trọng kèm theo. Đó là nguyên nhân vì sao vấn đề liên quan đến người lành mang virus viêm gan B nên làm gì được rất nhiều người quan tâm. Hãy lưu ý những điều sau để giảm đến mức thấp nhất tải lượng virus trong cơ thể và tránh lây lan cho cộng đồng.

1. Làm kiểm tra xét nghiệm để theo dõi các chỉ số

Người lành mang mầm bệnh viêm gan B trong cơ thể cần phải được kiểm tra theo dõi sự tiến triển của virus một cách thường xuyên. Các xét nghiệm chuyên sâu về gan sẽ cho ra các chỉ số thể hiện sự phát triển của virus, từ đó dựa vào kết quả mà bác sĩ sẽ có liệu trình điều trị thích hợp dành cho mỗi người. Việc này nhằm đề phòng virus viêm gan B hoạt động trở lại. Một số xét nghiệm cần làm vẫn là các xét nghiệm cơ bản về gan như HBsAg, HBeAg, HBVNDA,…

chỉ số viêm gan b
Theo dõi các chỉ số viêm gan B để tránh các chỉ số nguy hiểm.

Trong trường hợp xét nghiệm HBsAg, HBeAg cho kết quả dương tính, men gan tăng cao có nghĩa là virus đang dần trở nên nguy hiểm hơn, người bệnh cần được tiến hành điều trị ngay để tránh biến chứng.

Với trường hợp chỉ số HBsAg và HBeAg cũng cho ra kết quả dương tính nhưng không có các biểu hiện lâm sàng nào khác thì có thể kết luận rằng virus chưa nguy hiểm ở thời điểm hiện tại nhưng vẫn có nguy cơ hoạt động cao, người bệnh cần phải được theo dõi chặt chẽ.

2. Tuyệt đối phòng tránh lây nhiễm bằng ba con đường cơ bản

Vì đã được xác định là có nguy cơ lây nhiễm từ người sang người dù tình trạng virus đang không hoạt động, người lành mang mầm bệnh viêm gan B cũng nên đề cao cảnh giác trước các tình huống vô tình có khả năng lây sang người khác. Với ba con đường lây nhiễm đã được kể trên, người bệnh có thể phòng tránh sự lây lan này bằng các biện pháp:

  • Không tiếp xúc với máu, vết xước của người khác, không dùng chung các vật dụng cá nhân dễ gây ra chảy máu như dao cạo lông mày, dao cạo râu, bấm móng tay, bàn chải đánh răng,…
  • Không quan hệ tình dục thiếu an toàn, người mang mầm bệnh viêm gan B nên dùng đồ bảo hộ như bao cao su để tránh lây nhiễm virus.
  • Không mang thai, sinh con để chắc chắn trẻ không bị lây nhiễm virus từ mẹ. Trường hợp đang mang thai hoặc đang cho con bú, người mẹ nên chăm sóc tỉ mỉ theo hướng dẫn chuẩn y khoa, cân nhắc tiêm ngừa để giảm tỷ lệ lây viêm gan B từ mẹ sang con.

3. Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Để chắc chắn rằng virus viêm gan B không đột ngột hoạt động trở lại và gây nhiều ảnh hưởng đến gan, cách tốt nhất mà người lành mang mầm bệnh viêm gan B nên làm là tiếp nhận điều trị theo yêu cầu từ các cơ sở y tế. Điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp khác được các y bác sĩ chỉ định sẽ giúp ức chế các virus viêm gan B, ngăn chặn hoạt động của chúng. Không chỉ vậy điều trị bằng các loại thuốc có thể giúp giảm tại lượng virus viêm gan B, đưa các chỉ số men gan về mức bình thường, hỗ trợ phục hồi các chức năng gan, làm thay đổi chỉ số HBsAg, HBeAg và giảm các triệu chứng khó chịu khác. Thực hiện theo đúng lộ trình điều trị sẽ giúp người mang mầm bệnh yên tâm hơn về khả năng phát bệnh viêm gan B.

4. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ ăn uống hằng ngày cần được quan tâm đặc biệt, tuân thủ một cách nghiêm ngặt ngay khi mầm bệnh viêm gan B được phát hiện dù chúng đang trong trạng thái không hoạt động. Đây là điều mà những người thắc mắc về vấn đề “Người lành mang virus viêm gan B nên làm gì?” phải đặc biệt chú ý. Người bệnh cần ăn những thực phẩm lành mạnh, nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất để bổ sung dinh dưỡng giúp phục hồi chức năng gan. Nên tránh dùng những thực phẩm có hại cho gan như đồ nhiều dầu mỡ, chiên, nướng, nhiều chất béo.

Các chất kích thích
Các chất kích thích luôn có hại cho gan nhất là khi mang mầm bệnh viêm gan B.

Bên cạnh đó, rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích cũng được xem là những loại tuyệt đối không được dùng trong giai đoạn này. Bởi vì người bệnh nên hiểu rằng, gan đang trong tình trạng yếu mà virus mầm bệnh viêm gan B lại có thể hoạt động trở lại bất cứ lúc nào. Việc nạp các chất kích thích và thức ăn không tốt cho sức khỏe vào cơ thể sẽ bắt gan phải đào thải quá nhiều độc tố. Đương nhiên, điều đó chỉ khiến gan thêm tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho người mắc viêm gan B

5. Không cần tiêm phòng viêm gan B

Khi đã xác định được virus viêm gan B có trong cơ thể, việc tiêm các loại vaccine phòng bệnh này là không cần thiết. Các loại vaccine chỉ phát huy tác dụng và trở thành kháng thể khi cơ thể hoàn toàn không mang mầm bệnh. Vì vậy vaccine sẽ không có tác dụng phòng viêm gan B nếu vẫn cứ tiêm vào cơ thể người lành mang virus viêm gan B.

Đây là một số kiến thức cơ bản về vấn đề người lành mang virus viêm gan B nên làm gì? Từ những điều trên, người bệnh cần lưu ý để đề phòng diễn biến phức tạp do viêm gan B gây ra và tránh lây lan cho những người xung quanh, góp phần giảm tỷ lệ mắc viêm gan B tại Việt Nam.

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn