Lời khuyên chuyên gia: Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ?

Hiện nay, bệnh viêm gan B vẫn là mối đe dọa đến sức khỏe toàn cầu, vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời ở giai đoạn cấp tính. Viêm gan B có thể lây nhiễm từ mẹ sang con nên đây là một chủ đề được khá nhiều thai phụ quan tâm. Vậy mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ? Những lời khuyên của chuyên gia dành cho thai phụ bị viêm gan B là gì? Tất cả các thắc mắc về các vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ?

Các mẹ bầu luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho bé cưng của mình nên thường chuẩn bị rất nhiều thứ trước khi sinh. Bên cạnh việc chuẩn bị thì cũng có rất nhiều thắc mắc, câu hỏi xoay quanh các vấn đề thai sản, đặc biệt là các mẹ bầu bị viêm gan B. Và câu hỏi các chuyên gia nhận được nhiều nhất chính là mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ thì sẽ tốt cho cả mẹ và bé. Câu hỏi được thắc mắc tiếp theo chính là tỷ lệ truyền nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con ở phương pháp sinh thường và sinh mổ có khác nhau không. Cả hai câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

Đến nay, chưa có bằng chứng xác thực nào chứng minh tỷ lệ truyền nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con ở phương pháp sinh thường cao hơn sinh mổ và ngược lại. Các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia cũng đã khẳng định, tỷ lệ mắc virus viêm gan B của trẻ sơ sinh không phụ thuộc và hoàn toàn không liên quan đến phương pháp sinh.

Mẹ bị viêm gan B thì nên sinh thường hay sinh mổ?
Mẹ bị viêm gan B thì nên sinh thường hay sinh mổ?

Vì vậy, lời khuyên mà các chuyên gia dành cho thai phụ mắc viêm gan B chính là tùy vào điều kiện kinh tế và sức khỏe mà lựa chọn phương pháp sinh phù hợp. Thay vì lựa chọn phương pháp sinh để giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B, thai phụ cần tìm hiểu các biện pháp, phương án phòng ngừa trước và sau khi sinh để có đạt được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Có phải mọi thai phụ bị viêm gan B đều sẽ lây cho con?

Virus viêm gan B (HBV) có thể lây nhiễm từ người qua người bằng 3 đường, trong đó có đường lây nhiễm là truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh thường hoặc sinh mổ. Tuy vậy, không phải lúc nào mẹ bị bệnh viêm gan B thì đều sẽ lây nhiễm cho con. Tỷ lệ truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con sẽ tùy vào từng thời điểm và các biện pháp hỗ trợ điều trị, phòng chống lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.

Trong thời kỳ mang thai, bệnh viêm gan B chỉ nguy hiểm khi thai phụ bắt đầu chuyển dạ hoặc thai phụ bị sảy thai do bị mất đi các yếu tố đông máu. Từ đó, thai phụ sẽ dễ rơi vào trạng thái hôn mê và gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ vì gan đã mất đi chức năng chống độc.

Có phải mẹ bị viêm gan B thì đều sẽ lây nhiễm cho con?
Có phải mẹ bị viêm gan B thì đều sẽ lây nhiễm cho con?

Tỷ lệ truyền nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con sẽ có sự khác nhau, dựa vào thời điểm người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B. Cụ thể, trong ba tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ nhiễm bệnh của thai nhi sẽ là 1% nếu thai phụ bị nhiễm virus viêm gan B trong thời gian này. Tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B của trẻ sơ sinh sẽ tăng lên 10% đối với trường hợp thai phụ bị nhiễm virus viêm gan B trong ba tháng giữa của thời kỳ mang thai. Nếu thai phụ nhiễm bệnh ở ba tháng cuối cùng của thai kỳ thì tỷ lệ truyền nhiễm virus cho con sẽ lên đến 60 – 70%. Đối với những thai phụ bị nhiễm viêm gan B trước khi bắt đầu mang thai thì sẽ tỷ lệ truyền nhiễm bệnh cho con rất thấp, không đáng kể.

Tuy nhiên, thai phụ có thể lây nhiễm virus mang bệnh cho con khi sinh. Đây cũng là trường hợp thường gặp và dễ xảy ra nhất. Cụ thể, máu từ nhau thai bong tróc sẽ vô tình truyền virus viêm gan B truyền cho trẻ sơ sinh. Nếu thai phụ bị viêm gan B có HBsAg (+) và HBeAg (+) thì khả năng lây nhiễm cho con qua máu khi sinh sẽ lên đến 90%. Nếu thai phụ chỉ bị nhiễm HBsAg (+) thì khả năng lây nhiễm cho con sẽ giảm xuống còn 10%. Ngoài ra, virus viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con thông qua máu hoặc sản dịch có nhiễm virus viêm gan B có khả năng cao sẽ bị trẻ sơ sinh vô tình nuốt phải.

Cần làm gì để giảm tỷ lệ truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con?

Tuy bệnh viêm gan B khá nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con cao nhưng không có nghĩa là thai phụ không thể bảo vệ con mình trước virus viêm gan B. Để làm được điều đó, thai phụ bị bệnh viêm gan B cần chú ý và tuân thủ những lời khuyên, các biện pháp phòng ngừa do các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia đề xuất. Dưới đây là một số điều thai phụ bị bệnh viêm gan B cần chú ý để giảm tỷ lệ truyền virus từ mẹ sang con đến mức thấp nhất.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thai phụ cần thăm khám, kiểm tra sức khỏe và tiến hành thực hiện các xét nghiệm được bác sĩ khuyến cáo để đảm bảo tình hình sức khỏe tốt nhất, ổn định và phù hợp để sinh con nhất. Đồng thời, việc thăm khám định kỳ sẽ giúp thai phụ bị viêm gan B có được những lời khuyên hữu ích nhất cho từng giai đoạn từ bác sĩ chuyên khoa.

Thai phụ bị viêm gan B kiểm tra sức khỏe định kỳ
Thai phụ bị viêm gan B kiểm tra sức khỏe định kỳ

Xét nghiệm viêm gan B cho mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, ngoài tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra cho thai nhi, thai phụ cũng cần tiến hành xét nghiệm viêm gan B định kỳ. Điều này không chỉ giúp kiểm tra sức khỏe của thai phụ mà còn giúp phát hiện bệnh viêm gan B kịp thời và có phác đồ điều trị, phòng chống lây nhiễm cho thai nhi phù hợp nhất.

Thai phụ bị nhiễm virus viêm gan B trước khi mang thai phải tiến hành xét nghiệm viêm gan B để kiểm tra tình trạng hoạt động của virus viêm gan B. Kiểm tra xem virus có đang phát triển mạnh hay có những dấu hiệu lạ không. Đồng thời, xét nghiệm viêm gan B sẽ giúp thai phụ biết được mình đang ở giai đoạn nào của bệnh viêm gan B để có cách giải quyết thích hợp.

Thai phụ tiến hành xét nghiệm viêm gan B
Thai phụ tiến hành xét nghiệm viêm gan B

Các chuyên gia khuyến cáo thai phụ dương tính với HbsAg cần tiến hành xét nghiệm HbsAg (+) để đánh giá mức độ ADN và Anti-HBe hoặc HBeAg với các xét nghiệm chuyên sâu hơn để có hướng điều trị thích hợp. Nếu virus viêm gan B đang ở thể hoạt động thì thai phụ cần bắt đầu uống thuốc hỗ trợ chống lây nhiễm virus cho thai nhi và kéo dài đến sau khi sinh khoảng 1 – 2 tháng.

Đối với thai phụ không bị nhiễm virus viêm gan B trước khi sinh thì cần tiến hành xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ.

Tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ

Tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ kể từ khi sinh ra là cách tốt nhất và hiệu quả nhất khi muốn phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con. Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có nguy cơ chuyển sang giai đoạn mãn tính khi trưởng thành rất cao, lên đến là 90% và đã có khoảng 25% trong số đó chết vì bệnh xơ gan hay ung thư gan.

Trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng vacxin viêm gan B càng sớm càng tốt thì hiệu quả đạt được sẽ càng cao. Với những trẻ được tiêm phòng trong vòng 24 giờ kể từ khi sinh ra có khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm virus lên đến 85 – 90%. Hiệu quả phòng ngừa virus viêm gan B sẽ giảm dần theo từng ngày, chỉ đạt từ 50 – 57%. Và hoàn toàn không có tác dụng nếu trẻ được tiêm sau 7 ngày kể từ khi sinh ra.

Trẻ cần được tiêm phòng vacxin viêm gan B trong 24h kể từ khi sinh ra
Trẻ cần được tiêm phòng vacxin viêm gan B trong 24h kể từ khi sinh ra

Tiêm phòng vacxin viêm gan B sớm cho trẻ không chỉ phát huy tác dụng phòng chống lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con hiệu quả hơn mà còn giúp trẻ sơ sinh được bảo vệ sớm khỏi những nhân tố lây nhiễm viêm gan B khác từ các thành viên trong gia đình, bảo mẫu hoặc từ những người khác thông qua các tiếp xúc trực tiếp với vết xước có chảy máu.

Thời gian tốt nhất và được nhiều nước áp dụng để tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh là trong vòng 12 giờ kể từ khi sinh ra. Nếu không thể tiêm trong vòng 12 giờ thì trẻ cần được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra để có được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Ngoài ra, đối với những trẻ sơ sinh có mẹ là bệnh nhân viêm gan B, trẻ cần được tiêm thêm một mũi Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B (HBIg – Hepatitis B Immunoglobulin). Thời gian tốt nhất để tiêm mũi Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B này là trong vòng 12 – 24 giờ kể từ khi trẻ được sinh ra. Thai phụ cần lưu ý rằng, vị trí để tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ cần phải nằm xa vị trí tiêm mũi Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B. Điều này sẽ giúp ngăn chặn hiện tượng trung hòa kháng thể, dẫn đến việc cả vacxin viêm gan B và kháng thể Globulin đều không phát huy được tác dụng vốn có.

Tóm lại, trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh viêm gan B cần tiêm 2 mũi tiêm trong vòng 24 giờ để giảm tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B đến mức thấp nhất. Hai mũi tiêm đó lần lượt là vacxin viêm gan B và kháng thể Globulin.

Ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt khoa học

Thai phụ bị bệnh viêm gan B cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và thực đơn ăn uống của bản thân. Bên cạnh việc ăn nhiều rau củ quả tốt cho sức khỏe thai nhi, cần hạn chế ăn các thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình và thai nhi. Đồng thời, không được tiếp tục sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể.

Luyện tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng để hỗ trợ trao đổi chất và giúp thải độc cho cơ thể. Các thai phụ bị viêm gan B có thể tham khảo các bài tập yoga phù hợp với từng thể trạng cơ thể.

Thai phụ tập yoga
Thai phụ tập yoga để rèn luyện sức khỏe

Tập yoga trong thời gian mang thai không chỉ giúp thai phụ và thai nhi khỏe mạnh hơn mà còn tăng đáng kể sự gắn kết, thân thiết giữa mẹ và bé. Tập yoga cũng sẽ giúp thai phụ bị viêm gan B hạn chế tình trạng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

Mong rằng những giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ đã hóa giải được những khúc mắc của thai phụ bị viêm gan B. Tuy nhiên, để được tư vấn tốt hơn và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, thai phụ cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn