Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không? Có nên cho con bú không?

Viêm gan B là một dạng bệnh lây nhiễm. Trong quá trình mang thai người mẹ hoàn toàn có thể có nguy cơ mắc viêm gan B. Vậy, mẹ bị viêm gan b có lây sang con không? Đặc biệt là có nên cho con bú không? Bài viết sẽ giải đáp những thắc mắc xung quanh các vấn đề này.

Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?

Bệnh viêm gan B do virus siêu vi B gây nên làm tổn thương gan và ảnh hưởng đến các chức năng gan. Căn bệnh này có thể dễ dàng lây nhiễm từ người sang người bằng các con đường cơ bản như lây bệnh qua đường máu, lây nhiễm trong quá trình quan hệ tình dục và đặc biệt là lây nhiễm từ mẹ sang con. Đa số người lớn khi mắc phải viêm gan B đều có thể chữa khỏi bệnh bằng nhiều phương pháp tây y hoặc đông y. Thế nhưng do sức đề kháng vẫn còn yếu, trẻ sơ sinh mắc phải virus viêm gan siêu vi B có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác về gan, thậm chí có thể tử vong. Vậy mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?

Bệnh viêm gan B lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
Bệnh viêm gan B lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia y học, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 10% đối với các trường hợp khi đang mang thai. Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm viêm gan B lại lên đến 90% trong lúc sinh nở qua đường sản đạo. Do đó, có thể thấy rằng khả năng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là rất cao, nhất là trong quá trình sinh con. Và đây cũng là trường hợp khiến con dễ dàng bị nhiễm viêm gan B từ mẹ nhất.

Cụ thể hơn về vấn đề lây nhiễm sang con trong thời kỳ mang thai, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sẽ giảm tối thiểu xuống dưới 2% nếu nhau thai không bị tổn thương. Ngoài nhiệm vụ thực hiện quá trình trao đổi chất để nuôi dưỡng thai nhi, nhau thai còn được xem như là một “vách màng” ngăn cách máu của cơ thể người mẹ với máu của thai nhi. Tuy nhiên, từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở về sau, “vách ngăn” nhau thai này sẽ trở nên khá mỏng và cực kỳ dễ bị tổn thương khi chịu tác động dù là nhẹ nhất. Vì thế, khi nhau thai bị tổn thương, máu của cơ thể mẹ sẽ mang theo virus viêm gan B tiếp xúc với máu của thai nhi và lây truyền căn bệnh này sang cho con.

Nếu không cẩn thận trong quá trình sinh nở, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc phải bệnh viêm gan B từ mẹ gần như là tuyệt đối vì đây là lúc cơ thể trẻ sơ sinh yếu nhất. Lúc chuyển dạ, tử cung người mẹ co thắt cực mạnh, tác động đến nhau thai và khiến máu tiếp xúc với thai nhi. Trong khi đó, khi trẻ được sinh ra từ bụng mẹ, trẻ đã nuốt phải máu, nước ối,… có chứa virus viêm gan B, từ đó dẫn đến khả năng cao nhiễm viêm gan B ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, một trường hợp khác khiến trẻ lây nhiễm bệnh này là do niêm mạc da của trẻ sơ sinh quá mỏng, dễ dàng bị tổn thương và virus có thể xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh viêm gan B trong khi sinh nở.

xét nghiệm kỹ về viêm gan B
Người mẹ nên xét nghiệm kỹ về viêm gan B khi mang thai.

Mặc dù vậy, nhưng các mẹ cũng đừng nên quá lo lắng. Bởi vì trên thực tế, mẹ bị viêm gan B có lây sang con không còn tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh trong cơ thể mẹ. Người mẹ phải được xét nghiệm HBsAg thật kỹ khi mang thai. Trong trường hợp có kết quả dương tính và nhiễm viêm gan B, trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Ngược lại, người mẹ âm tính khi làm xét nghiệm, nhưng vẫn có virus viêm gan trong cơ thể thì trẻ sơ sinh chỉ có ⅓ khả năng nhiễm viêm gan B.

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để trẻ sơ sinh có thể phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu. Thêm vào đó, WHO – Tổ chức Y tế Thế giới đã chứng minh rằng nồng độ chứa virus viêm gan B trong sữa mẹ rất thấp và không thể lây lan sang con bằng sữa mẹ. Vậy nên các mẹ vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ và cho con bú bình thường khi đã và đang được điều trị bệnh viêm gan B một cách tốt nhất theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên, tỷ lệ không lây nhiễm bằng sữa mẹ chưa phải là tuyệt đối. Người mẹ phải thật cẩn thận khi cho con bú vì đây cũng là một trong những điều cực kỳ quan trọng liên quan đến vấn đề chung “Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?”.

Trong trường hợp này, nguy cơ khiến trẻ mắc phải viêm gan B có thể không đến từ sữa mẹ mà từ các vết thương hở nơi nhũ hoa, hoặc vết thương trong miệng các bé. Việc các mẹ cho bú trực tiếp từ nhũ hoa đang gặp các vấn đề về vết thương hở như nứt, chảy máu,… cũng sẽ khiến con bị lây nhiễm viêm gan B khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết huyết thanh. Hay khi mẹ không chú ý đến các vết thương trong miệng của trẻ cũng tạo điều kiện để virus viêm gan siêu vi B dễ dàng xâm nhập vào cơ thể vốn đã yếu ớt của các bé.

Cho con bú trực tiếp cho thể khiến lây lan viêm gan B.
Cho con bú trực tiếp cho thể khiến lây lan viêm gan B.

Chính vì thế, để phòng ngừa viêm gan B tốt nhất cho những vấn có thể nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ nên chăm sóc vệ sinh thật tốt cả cơ thể mẹ lẫn cơ thể trẻ sơ sinh. Hãy đảm bảo rằng nhũ hoa không bị nứt, chảy máu và miệng trẻ không bị tưa để chắc chắn con sẽ không tiếp xúc với vết thương hở gây nên viêm gan B. Trẻ sơ sinh vẫn có thể bú mẹ như bình thường nếu con được tiêm ngừa huyết thanh ngay khi vừa sinh và tiêm ngừa các mũi chống viêm gan B tiếp theo một cách đầy đủ. Để bảo vệ an toàn cho con tốt nhất, các mẹ nhiễm viêm gan B nên hạn chế tối đa cho con bú trực tiếp khi xuất hiện vết thương hở bằng cách vắt sữa ra bình một cách an toàn, đun sôi cho thật cẩn thận để diệt các virus gây bệnh, chờ sữa nguội rồi mới cho con uống.

Một số điều cần lưu ý để phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con

Bên cạnh những lưu ý phòng tránh viêm gan B khi cho con bú được nêu trên, người lớn cần chú ý những điểm sau đây để bảo vệ trẻ an toàn trước căn bệnh nguy hiểm như viêm gan B trong giai đoạn trước, trong và sau khi mang thai.

1. Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai và quyết định sinh con

Hiện nay, việc tiêm phòng viêm gan B cho người lớn là rất phổ biến và có thể dễ dàng thực hiện được tại rất nhiều bệnh viện trên cả nước. Do đó, để tránh những hậu quả phức tạp về sau khi mắc phải viêm gan B, người lớn nên tiêm phòng đầy đủ theo đúng phác đồ dành cho mình để xây dựng kháng thể. Điều này sẽ giúp các mẹ chuẩn bị mang thai và sinh con không bị nhiễm viêm gan B và đặc biệt là ngăn chặn sự lây lan từ mẹ sang con. Từ đó giúp trẻ tránh được những nguy cơ biến chứng có thể phá hủy chức năng gan của bé từ căn bệnh nguy hiểm này. Ngoài ra, người mẹ nên tránh mang thai nếu bản thân bị nghi nhiễm hoặc xác định đã mắc viêm gan B.

Tiêm ngừa trước khi mang thai
Tiêm ngừa trước khi mang thai giúp ngăn chặn viêm gan B cho trẻ

2. Thường xuyên thăm khám và kiểm tra trong suốt thai kỳ

Khi thai phụ được chuẩn đoán bị viêm gan B trong khi đang mang thai, cần chú ý thăm khám thường và điều trị theo liệu trình đặc biệt của các y bác sĩ để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con. Tùy theo mức độ của bệnh, thai phụ có thể cân nhắc đề nghị bác sĩ cho điều trị kết hợp ngay trong lúc mang thai để tránh lây sang cho thai nhi

Vaccine phòng viêm gan B cũng có thể an toàn với cho thai phụ. Vì thế, khi bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ, người mẹ nên thường xuyên làm xét nghiệm để kiểm tra chỉ số HBsAg và tiến hành tiêm phòng khi chỉ số này cho kết quả âm tính. Điều này cũng giúp tâm trạng người mẹ thoải mái, vui vẻ hơn trong khi mang thai và em bé sẽ được nuôi dưỡng tốt nhất trong bụng mẹ.

3. Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh theo đúng quy định

Cần tiêm phòng viêm gan B ngay khi trẻ vừa được sinh ra (trong 12 – 24 giờ đầu tiên), sau đó cần chú ý tiêm đầy đủ hai mũi tiếp theo (khi trẻ 1 tháng tuổi và 2 tháng tuổi). Tiêm phòng theo đúng chỉ dẫn sẽ giúp trẻ có khả năng cao phòng tránh được bệnh viêm gan B. Bởi đây chính là giai đoạn cực kỳ quan trọng để phòng viêm gan B cho trẻ, khi sức đề kháng của trẻ vẫn chưa thật sự tốt. Các mẹ nên lưu ý rằng không nên bỏ qua mũi tiêm nào để tránh thuốc không đủ liệu trình dẫn đến khả năng trẻ mắc phải viêm gan B.

tiêm ngừa cho trẻ sau khi sinh.
Chú ý tiêm ngừa cho trẻ sau khi sinh.

4. Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng theo khoa học

Người mẹ nên chú ý ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng trong cơ thể để bổ sung sữa cho trẻ và tăng tốc độ hồi phục chức năng gan khi mắc phải viêm gan B. Song song đó, cần tránh những chất kích như rượu, cà phê,…Điều này đặc biệt quan trọng không chỉ trong việc chữa trị viêm gan B của cơ thể mẹ còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Tránh chủ quan dẫn đến gây hại cho trẻ. Cách tốt nhất để xây dựng chế độ dinh dưỡng theo khoa học là nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ để có kết quả tốt.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho thai phụ mắc viêm gan B

“Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?” – luôn là vấn đề quan trọng đối với các bà mẹ nhiễm bệnh. Vì vậy hãy lưu ý và tuân thủ nghiêm ngặt những điều liên quan đến việc mang thai và cho con bú. Với những tư vấn trên, hy vọng bé sơ sinh và mẹ sẽ hoàn toàn khỏe mạnh và biết cách phòng tránh lây nhiềm viêm gan B hiệu quả.

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn