Mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng gì không? Nên dùng thuốc điều trị nào?
Mẹ bầu bị viêm gan B sẽ rất dễ di truyền sang con và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các mẹ bầu nên đọc bài viết này để hiểu hơn về ảnh hưởng của viêm gan B trong thời gian thai kỳ và loại thuốc điều trị có thể sử dụng.
Mẹ bầu bị viêm gan B sẽ có những triệu chứng gì?
Phụ nữ khi mang thai sẽ rất nhạy cảm; hệ miễn dịch lúc này sẽ tập chung để bảo vệ thai nhi; do vậy mà sức đề kháng của mẹ bầu rất yếu. Chính vì vậy, đây là thời gian mẹ bầu dễ bị vi-rút xấu xâm hại và tình trạng cơ thể luôn thay đổi thất thường.
Cùng với đó, mẹ bầu bị viêm gan B sẽ không có nhiều dấu hiệu rõ ràng trong giai đoạn đầu; điều này gây khó khăn trong việc phát hiện triệu chứng. Một số biểu hiện đáng để các mẹ bầu lo lắng như:
- Cơ thể mệt mỏi, toàn thân đau nhức giống như trạng thái bị cảm (sốt nhẹ, buồn nôn, chán ăn,..)
- Mẹ bầu có dấu hiệu mắc chứng vàng da; vàng mắt và nước tiểu có màu đậm
Mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng gì?
Những ảnh hưởng đến thai nhi
- Sự phát triển của thai nhi: Tính đến thời điểm này, vẫn chưa có ghi nhận nào về sự hưởng của vi-rút viêm gan B tới quá trình phát triển của thai nhi trong thời gian thai kỳ. Loại vi-rút này sẽ sống trong máu và dịch sinh học của mẹ bầu và không truyền cho thai nhi qua đường nhau thai nhưng những loại vi-rút khác.Vậy nên, thai nhi sẽ vẫn phát triển bình thường và không bị dị tật.
- Sau khi chào đời: Việc mắc phải vi-rút viêm gan B sẽ có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu như không được điều trị kịp thời. 90% trẻ sơ sinh nhiễm vi-rút viêm gan B trở thành người mang mầm bệnh; và cũng có thể truyền vi-rút cho người khác.
- Khi đến tuổi trưởng thành: Có tới 25% số trẻ sơ sinh nhiễm vi-rút viêm gan B có thể chết vì xơ gan hoặc ung thu gan khi đến độ tuổi trưởng thành.
Những ảnh hưởng đến mẹ bầu
Việc sinh nở của mẹ bầu bị viêm gan B sẽ không bị ảnh hưởng; thế nhưng sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ như:
- Có khả năng sinh non hoặc tệ hơn là sảy thai
- Nguy vơ mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ
- Thai nhi sẽ bị thiếu cân và tổn thương gan trong gan đoạn bào thai
Mẹ bầu bị viêm gan B sẽ lây sang con vào thời điểm nào và bằng cách nào?
Mang thai và sinh nở là khoảng thời gian vô cùng thiêng liêng và quan trọng với người phụ nữ. Thế nhưng đây cũng là khoảng thời gian mà toàn bộ sức đề kháng và các yếu tố khác người mẹ sẽ dành hết cho con; vì vậy cũng là khoảng thời gian dễ lây nhiễm vi-rút.
Thời gian mang thai
Nhờ có hàng rào nhau thai ngăn cách nên trong thời gian mang thai thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ khoảng 2%. Đặc biệt là ở thời gian đầu thai nghén; nhau thai sẽ có tới 4 lớp (nội mô mao mạch máu; mô liên kết; lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào).
Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn tiếp theo sau thai nghén; hàng rào nhau thai sẽ giảm và trở nên mong manh hơn. Lúc này, các mẹ bầu chỉ cần có một chấn động nhẹ cũng có thể làm tổn thương hàng rào này; thậm chí là tăng khả năng tiếp xúc giữa nhau thai và máu của mẹ, như vậy sẽ là môi trường thuận lợi để vi-rút lây nhiễm.

Khi chuyển dạ sinh
Khi chuyển dạ sinh là lúc tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con cao nhất (có thể hơn 90%). Lúc này, các mạch máu nơi nhau thai bám và cơ tử cung của mẹ bầu sẽ co thắt khiến cho máu của mẹ và con rất dễ tiếp xúc với nhau.
Lúc bé chui qua ống âm đạo của mẹ sẽ có thể tiếp xúc với vi-rút viêm gan B có trong dịch âm đạo; đây cũng là môi trường gây lây nhiễm rất cao.
Thời gian cho con bú
Đây là thời điểm sẽ có tỷ lệ lây nhiễm rất thấp hay nói các khác là cực kỳ hiếm. Cũng đã có nghiên cứu phát hiện trong sữa non của mẹ sẽ chứa HBV DNA; tuy nhiên nồng độ chỉ ở mức rất thấp nên khả năng lây nhiễm vi-rút cũng rất thấp.
Nếu đầu vú mẹ bầu có những vết thương, trầy xước thì khi cho em bé bú sẽ vô tình làm lây nhiễm vi-rút. Vì vậy, các mẹ bầu bị viêm gan B cần phải học thêm nhiều kinh nghiệm phòng ngừa chảy máu khi nứt núm vú; và cách vệ sinh, giữ gìn đầu vú trước và sau khi cho em bé bú.
Thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu
Nhiều mẹ bầu bị viêm gan B sẽ có tâm lý hoảng sợ; mất ăn mất ngủ quá độ vì lo cho em bé. Tuy nhiên, các em bé sẽ vẫn được bảo vệ an toàn nếu như được thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa từ sớm.
Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu nào được FDA công nhận có thể sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên vẫn có hai loại thuốc được ưu tiên nếu muốn điều trị kháng vi-rút cho mẹ bầu là Lamivudine và Tenofovir.
Việc điều trị viêm gan B cho phụ nữ đang mang thai bằng một trong hai loại thuốc này vẫn còn phải phụ thuộc một phần vào thời gian điều trị dự kiến. Nếu thời gian điều trị lâu dài thì Tenofovir sẽ có công dụng tốt hơn.
Việc điều trị kháng vi-rút sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm giữa mẹ và con. Nếu mẹ bầu muốn cho con bú sau khi sinh thì có thể ngừng điều trị từ 4 – 12 tuần. Đồng thời, mẹ bầu phải theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe trong thời gian ngừng điều trị; vì có thể trong thời gian này vi-rút viêm gan B sẽ bùng phát trở lại.

Những lưu ý cho mẹ bầu bị viêm gan B
1. Những quan điểm sai lầm của nhiều mẹ bầu bị viêm gan B:
Nhiều quan niệm sai lầm mà nhiều người đang mắc phải như: phải sinh mổ để giảm nguy cơ lây nhiễm cho con hay không nên cho con bú nếu mẹ bầu mắc viêm gan B.
Thực tế cho thấy, việc sinh thường hay sinh mổ của các mẹ bầu mắc viêm gan B đều như nhau. Bản chất của việc lây nhiễm sang bé là do vi-rút có trong các hỗn hợp chất lỏng trong cơ thể người mẹ truyền qua; nên việc bạn chọn phương pháp nào thì vẫn đều có nguy cơ lây nhiễm.
Bên cạnh đó, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ nhỏ. Nếu như gia đình đã chích ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ và phần ngực của mẹ bầu không có các vết thương, xước;… thì mẹ bầu bị viêm gan B vẫn có thể cho em bé bú.
2. Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai:
Để đảm bảo an toàn cho bé và cho chính mình, mẹ bầu nên đi tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai ít nhất 3 tháng; đồng thời cũng nên làm thêm các xét nghiệm các bệnh lý về gan.
3. Chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân trong thời gian thai kỳ
Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần làm xét nghiệm kiểm tra chức năng đường máu, mỡ; siêu âm thai nhi và chú ý tới các dấu hiệu thay đổi của cơ thể.
Ngoài ra, mẹ bầu nên tìm đọc thêm nhiều thông tin từ các nguồn đáng tin cậy về sức khỏe sinh sản và các phương pháp bảo vệ thai nhi; đồng thời thực hiện theo đúng lời khuyên mà bác sĩ. Như vậy mẹ bầu mới có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của chính mình.

Trên đây là những chia sẻ của tôi về những vấn đề xoay quanh đến sức khỏe của mẹ bầu bị viêm gan B và thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu. Bên cạnh những thông tin trên, để áp dụng được chính xác nhất bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín đề được tư vấn chính xác hơn dựa trên tình trạng sức khỏe thực tế. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến với những người thân yêu xung quanh nếu bạn thấy nó thật sự bổ ích nhé.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)