Mắc viêm gan B mãn tính người bệnh sống được bao lâu?

Viêm gan B mãn tính sống được bao lâu còn phụ thuộc vào cách điều trị và chăm sóc của người bệnh. Viêm gan do virus HBV xâm nhập sẽ hủy hoại chức năng của gan trong thời gian rất ngắn nếu như không được chữa trị, phục hồi các tế bào tổn thương. Lúc này, tuổi thọ của người bệnh chỉ tính tính vài năm năm.

Viêm gan B mãn tính sống được bao lâu?

Người bị viêm gan B mãn tính có thể sống được từ 2 cho tới 15 năm, thậm chí là hơn nữa tùy theo cách mà chúng ta xử lý. Việc phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng kéo dài tuổi thọ càng cao. Trong quá trình khám, chữa bác sĩ không thể đưa ra được câu trả lời chính xác cho thắc mắc này của từng người. Thế nhưng, bác sĩ sẽ tìm ra những phương án tối ưu nhất để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt.

Viêm gan B mãn tính sống được bao lâu
Viêm gan B mãn tính điều trị đúng cách có thể sống rất lâu

Tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như như:

  • Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên hay không. Điều đó giúp phát hiện viêm gan B sớm nhất.
    Người bệnh viêm gan B mãn tính có sức đề kháng tốt hay yếu.
  • Quá trình điều trị viêm gan B mãn tính, cơ thể người bệnh phục hồi nhanh hay chậm.
  • Các phương án điều trị có thích hợp với người bệnh hay không.
  • Người bệnh có duy trì tốt chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh thì mới phục hồi được bệnh và kéo dài tuổi thọ cho mình.

Viêm gan B mãn tính có lây không?

Bệnh viêm gan B có thể lây từ người này sang một hoặc nhiều người khác nếu có tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể. Bệnh viêm gan B cấp tính, mãn tính đều có nguy cơ lây nhiễm cao như nhau. Vì thế, việc phát hiện sớm để phòng lây nhiễm cho người thân, xã hội là điều cần thiết.

Viêm gan B
Bệnh viêm gan B mãn tính vẫn có thể lây từ người này sang người khác

Viêm gan B không phải là bệnh di truyền, do virus HBV xâm nhập và tấn công tế bào gan. Sau vài tháng ủ bệnh, người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Virus này tồn tại nhiều nhất trong máu của người bệnh. Ngoài ra, chúng cũng tồn tại với nồng độ thấp ở các dịch tiết khác. Ví dụ như: Virus HBV ở trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo, trong nước bọt.

Chỉ cần người khỏe mạnh tiếp xúc với những yếu tố mang mầm bệnh thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Trong đó, lây nhiễm qua đường máu là con đường chủ đạo nhất. Nồng độ virus có trong máu cao hơn nhiều so với những dịch tiết khác.

Những con đường lây nhiễm viêm gan B mãn tính

Sự lây nhiễm viêm gan B hầu hết không để lại dấu hiệu nào rõ ràng trong giai đoạn phơi nhiễm. Thông thường, người bệnh chỉ đi làm xét nghiệm viêm gan B HBsAg khi đã có dấu hiệu rõ rệt. Đó cũng là lúc mà người bệnh ở giai đoạn mãn tính. Nếu như biết được các con đường lây nhiễm chủ yếu, mọi người sẽ chủ động hơn trong việc phòng chống lây nhiễm.

1. Viêm gan B lây qua đường máu

Trong máu của người bệnh có một lượng virus viêm gan B rất lớn. Nếu tiếp xúc với vết thương hở của người bình thường, virus đó sẽ nhanh chóng xâm nhập và tấn công con người. Sau 6 tháng, virus không bị tiêu diệt hết và nhân bản liên tục thì sẽ chuyển biến thành mãn tính.

Lây viêm gan B qua máu
Máu là con đường lây nhiễm viêm gan B phổ biến nhất

Một người có thể bị lây virus HBV qua đường máu trong trường hợp:

  • Dùng chung kim tiêm với người đang mang mầm bệnh.
  • Dùng chung các dụng cụ phẫu thuật với người bệnh nhưng chưa được xử lý đúng cách.
  • Sự tiếp xúc trực tiếp giữa các vết thương hở.
  • Người khỏe mạnh và người bệnh dùng cùng một bấm móng tay, bàn chải đánh răng, dao cạo râu,…

Vì virus HBV có thể sống ngoài không khí tới tận 7 ngày nên việc dùng chung đồ vật rất nguy hiểm. Nếu trong nhà có người bị bệnh viêm gan B cần trang bị cho mỗi người một bộ dụng cụ cá nhân riêng.

2. Con đường lây nhiễm qua quan hệ tình dục

Những người quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan B. Trong tinh dịch và dịch tiết âm đạo có lượng virus đủ để gây lây nhiễm. Trường hợp quan hệ tình dục với người bệnh mà không dùng bao cao su hoặc dùng chung các dụng cụ sextoy cần phải làm xét nghiệm định lượng virus HBV. Qua xét nghiệm này, mọi người sẽ biết mình có bị lây nhiễm hay không.

Để phòng bệnh, mọi người hãy chung thủy sinh hoạt 1 vợ, 1 chồng. Có dụng cụ hỗ trợ tình dục riêng, không dùng chung với bất cứ ai. Để an toàn, hãy dùng bao cao su cho mỗi lần quan hệ, đó là cách phòng lây nhiễm viêm gan hiệu quả.

3. Viêm gan B mãn tính lây nhiễm từ mẹ sang con

Một con đường lây nhiễm chính của bệnh viêm gan B cấp và mãn tính đó là lây từ mẹ sang con. Phụ nữ bị viêm gan B mang thai và sinh con thì nguy cơ con mắc bệnh cũng rất cao. Viêm gan B ở trẻ em thường được ngăn chặn bằng cách tiêm phòng.

Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con
Mẹ bị viêm gan B con cũng rất dễ lây nhiễm

Ngay sau khi sinh khoảng 24 giờ bé sẽ được tiêm mũi đầu tiên. Các mũi tiếp theo tuân thủ đúng với thời gian chỉ định. Các mẹ nên tham khảo lịch tiêm vacxin viêm gan B để bảo vệ trẻ nhỏ của mình. Chỉ khi tiêm đủ số mũi thì tác dụng của vacxin viêm gan B mới phát huy tối đa hiệu quả.

4. Viêm gan B mãn tính vẫn có thể lây nhiễm khi hôn nhau

Không chỉ có ba con đường lây nhiễm phía trên, bệnh viêm gan B vẫn có khả năng lây nhiễm qua hành động hôn nhau. Có hai lý do khiến cho người khỏe mạnh bị lây virus HBV khi hôn nhau đó là:

  • Do trong miệng hai người cùng có vết thương hở gây chảy máu.
  • Do trong nước bọt của người bệnh cũng có một lượng virus nhất định. Mặc dù nồng độ virus ở nước bọt không quá cao nhưng vẫn đe dọa lây nhiễm.

Như vậy, viêm gan B mãn tính sống được bao lâu còn tùy thuộc vào ý thức của người bệnh. Nếu người bệnh thấy được vai trò quan trọng của việc xét nghiệm máu, có thói quen sinh hoạt lành mạnh, điều trị tích cực thì không có gì đáng lo ngại. Bên cạnh đó, chú ý bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ gây lây nhiễm.

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn