Những lưu ý về lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Viêm gan B từ trẻ sơ sinh là bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con, có tốc độ lây nhiễm cao và rất nguy hiểm. Bệnh có khả năng gây hoại tử tế bào gan ở trẻ thể mãn tính và cấp tính. Chính vì vậy, tốt nhất các mẹ nên phòng bệnh hơn chữa bệnh cho các con, chú ý lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh đúng cách để thực hiện.

Những lưu ý về lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng vacxin viêm gan B ngay trong 24 giờ sau khi sinh. Tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, các bà mẹ còn được khuyến cáo đưa trẻ đi tiêm ngừa viêm gan B trong 12 giờ sau sinh. Đây là thời gian vàng để thuốc tiêm cho trẻ mang lại hiệu quả miễn dịch cao nhất.

Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ
Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ

Bên cạnh đó, tiêm đủ và đúng phác đồ sẽ giúp trẻ có được sức đề kháng tốt nhất để chống lại virus gây bệnh. Do đó, các bậc cha mẹ cần nắm được lịch tiêm phòng vacxin viêm gan B cho con như sau:

Trẻ có mẹ không mắc bệnh viêm gan B

Đối với trẻ sơ sinh mà người mẹ không bị nhiễm viêm gan B cần tiêm đủ 4 mũi và 1 mũi nhắc lại. Lịch tiêm phòng cho con cụ thể như sau:

  • Mũi sơ sinh hay mũi số 0 sẽ được tiêm ngay trong vòng 24 giờ sau khi chào đời.
  • Mũi số 1 sẽ tiêm trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Mũi số 2 sẽ tiêm khi bé được 3 tháng tuổi.
  • Mũi số 3 được tiêm khi trẻ được 4 tháng tuổi.

Mũi tiêm phòng viêm gan B nhắc lại sẽ được thực hiện khi trẻ được 18 tháng tuổi đối với với vacxin 6 trong 1. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên hoàn thành tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ trước 24 tháng tuổi. Với các mũi số 1, 2, 3 có thể phối hợp tiêm với vacxin chứa thành phần viêm gan B. Có thể là vacxin 5 trong 1 hay vắc xin 6 trong 1.

Trẻ có mẹ bị mắc bệnh viêm gan B

️Trong trường hợp trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm bệnh viêm gan B sẽ tiêm 1 huyết thanh cùng 4 mũi vacxin. Trong giai đoạn mang thai, khả năng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con không quá 2%. Tuy nhiên, quá trình chuyển dạ sinh con khả năng lây bệnh cho trẻ rất cao. Nếu mẹ bị viêm gan B thì cần tiêm huyết thanh và vacxin cho trẻ trong 24 giờ sau sinh. Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh cụ thể như sau:

  • Mũi sơ sinh tiêm sẽ được tiến hành trong vòng 24 giờ. Tiêm phối hợp cùng với huyết thanh kháng viêm gan B. Nên tiêm trong vòng 12 giờ tiên là tốt nhất, đảm bảo con không bị lây bệnh từ mẹ.
  • Mũi số 1 sẽ tiêm trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Mũi số 2 cũng tiêm khi bé được 3 tháng tuổi.
  • Mũi số 3 sẽ được tiêm khi trẻ được 4 tháng tuổi.

Mũi nhắc lại cũng sẽ tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi đối với với vacxin 6 trong 1. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên hoàn thành tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ trước 24 tháng tuổi. Với các mũi số 1, 2, 3 có thể phối hợp tiêm với vacxin chứa thành phần viêm gan B. Có thể là vacxin 5 trong 1 hay vắc xin 6 trong 1.

Sau 5 năm cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở ý tế làm xét nghiệm viêm gan B kháng thể chống lại virus viêm gan B. Nếu kháng thể của trẻ HBsAb <10mUI/ml thì cần tiêm bổ sung thêm 1 liều vacxin để tăng hiệu quả phòng bệnh. Cha mẹ cần lưu ý lịch tiêm phòng cho trẻ. Tiêm đầy đủ các mũi nhắc lại trong những năm đầu để tăng cường sức khỏe cho con. Giúp con chống lại bệnh viêm gan B một cách hiệu quả nhất.

trẻ có mẹ mắc viêm gan b
Trẻ có mẹ mắc viêm gan B

Ngoài việc thực hiện đầy đủ lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh, người mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau để tăng hiệu quả ngừa bệnh cho trẻ:

  • Ngay trong thời kỳ mang thai, mẹ cần thăm khám thai định kỳ, làm đủ các xét nghiệm cần thiết. Nếu phát hiện người mẹ bị viêm gan B thì tuân thủ tư vấn điều trị của bác sĩ. Cần thực hiện biện pháp tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ sau sinh để phòng ngừa nguy cơ lây bệnh từ mẹ sang con.
  • Đối với trẻ sinh thiếu tháng hay nhẹ cân thì không được tiêm viêm gan B sau sinh. Cha mẹ cần chăm sóc đến khi con đạt cân nặng 2,8kg mới được thực hiện tiêm chủng.
  • Nếu đến lịch tiêm phòng mà trẻ đang sốt hay hệ miễn dịch suy yếu thì không nên cho con đi tiêm.
  • Sau mỗi lần tiêm phòng viêm gan B, cần theo dõi các phản ứng của cơ thể con. Tránh các phản ứng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.
  • Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh. Do đó, cha mẹ cần chủ động phòng bệnh cho con, thực hiện đúng theo lịch tiêm phòng. Nếu quên lịch tiêm phòng viêm gan B cần bổ sung đầy đủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hiệu quả của tiêm phòng vacxin viêm gan B chỉ có tác dụng từ 5 đến 10 năm. Do đó, cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ sau khi tiêm và lên cụ thể thời gian tiêm nhắc lại.
  • Nên đăng ký khám sức khỏe tổng quát nhi khoa định kỳ. Đây là cách chủ động phòng chống bệnh viêm gan B cho trẻ hiệu quả nhất.

Lý do cần phải tiêm phòng viêm gan B cho trẻ ngay khi mới sinh ra

Theo các số liệu thống kê, tại Việt Nam số người mắc bệnh viêm gan B rất lớn. Do đó, việc tiêm phòng gan B là không thể thiếu trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ. Giúp con có đủ sức đề kháng chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Được xem là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, viêm gan B có thể gây nên tình trạng hoại tử tế bào gan ở thể cấp và mãn tính. Do đó, trẻ em bị viêm gan B được tiêm mũi vacxin ngừa bệnh đầu tiên càng sớm càng tốt. Với mục đích bảo vệ trẻ đã phơi nhiễm với virus viêm gan ngay khi sinh ra. Có thể xem đây là một cuộc đua giữa virus và vacxin, giúp tạo ra kháng thể để kịp thời bắt virus đang có trong cơ thể.

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ sau sinh

Thực tế cho thấy, tiêm phòng viêm gan B là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Vacxin viêm gan siêu vi B được các chuyên gia y tế đánh giá cao về khả năng phòng bệnh. Đặc biệt, vacxin này chỉ gây ra những dụng phụ nhẹ, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tỉ lệ phản ứng của thuốc với cơ thể cũng chỉ ở mức 1/600000.

Mũi tiêm chủng vacxin viêm gan B cho trẻ được tiến hành trong vòng 24 giờ sau khi chào đời. Nhằm mục đích phòng ngừa virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con. Theo các chuyên gia y tế, tiêm viêm gan B cho trẻ càng sớm thì hiệu quả mang lại càng cao. Theo đó, hiệu quả của việc phòng ngừa bệnh sẽ giảm dần từ 50 – 57% theo từng ngày. Nếu sau 7 ngày mới tiến hành tiến hành thì không mang lại hiệu quả.

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ muộn có ảnh hưởng không?

Trong thực tế có rất nhiều bà mẹ quên lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Trường hợp này các mẹ không cần quá lo lắng mà nên gặp bác sĩ để tiêm bổ sung cho trẻ. Nếu mũi chích ngừa thứ hai bị trễ thì mũi thứ 3 cần được tiêm sau đó 8 tuần. Trường hợp mũi chích ngừa thứ ba bị trễ, cha mẹ cần cho trẻ tiêm bổ sung càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần thực hiện việc tiêm bổ sung đầy đủ cho trẻ. Tuyệt đối được vì lý do quên mà bỏ qua các mũi chích ngừa quan trọng cho trẻ. Bởi việc này sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể trẻ không đủ kháng thể chống lại bệnh. Nó còn khiến bệnh viêm B phát triển nhanh và nguy hiểm đến sức khỏe của con.

Trong trường hợp trẻ đã đến thời gian tiêm nhắc lại nhưng mũi vacxin tiêm chủng mở rộng bị hết thì sao? Cha mẹ có thể cho con tiêm vacxin dịch vụ thay thế tại các trung tâm tiêm chủng hay bệnh viện. Việc xen kẽ giữa vacxin viêm gan B mở rộng vacxin dịch vụ không làm giảm hiệu quả phòng bệnh. Đồng thời, không gây nguy hiểm cho con nên cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho con sử dụng. Giúp trẻ không bị trễ lịch tiêm phòng, nâng cao được hiệu quả của việc phòng bệnh.

Những lưu ý trong chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin viêm gan B

Sau khi trẻ được tiêm vacxin viêm ngừa gan B cha mẹ cần chăm sóc con đúng cách. Chú ý theo dõi các biểu hiện tại chỗ tiêm, các nốt phát ban trên da, việc ăn, ngủ, thở của trẻ.

Nếu trẻ có biểu hiện sốt trên 39 độ liên tục trên 3 ngày, dùng thuốc hạ sốt không bớt. Hay trẻ bị co giật, quấy khóc, bỏ bú, khó thở, phát li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở,… nên đưa con đến cơ sở y tế thăm khám. Thông thường sau khi tiêm ngừa, trẻ sẽ bị sưng và đau tại vị trí tiêm. Cần hạn chế cho trẻ vận động và tránh chạm vào vị trí tiêm của trẻ.

Theo dõi sức khỏe của trẻ sau 24 giờ sau tiêm phòng

Việc chăm sóc và theo dõi biểu hiện của trẻ trong 24 giờ sau tiêm rất quan trọng. Giúp phát hiện các phản ứng để có biện pháp can thiệp kịp thời. Nhằm đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất trong phòng bệnh.

Ngoài chăm sóc y tế, cha mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên cha con bú nhiều lần trong ngày, giúp con hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Nên bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, chất xơ trong bữa ăn hàng ngày. Giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.

Tóm lại, việc thực hiện đúng lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ rất quan trọng. Giúp tăng hiệu quả trong quá trình phòng bệnh cho con. Bên cạnh đó cũng cần có các phương pháp chăm sóc phù hợp giúp con tăng sức đề kháng. Phòng chống hiệu quả các loại bệnh,giúp con phát triển toàn diện cả về sức khỏe và trí tuệ.

Trên đây là chia sẻ về những lưu ý vệ lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh.  Hy vọng sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe cho con. Để phòng tránh hiệu quả căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ngoài các biện pháp phòng ngừa, cha mẹ cũng nên chủ động đưa trẻ đi khám định kỳ dõi theo tình trạng sức khỏe của con nhé.

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn