Kháng thể viêm gan B là gì? Bao nhiêu là đủ?
Viêm gan B là căn bệnh viêm gan truyền nhiễm siêu nguy hiểm và được lây lan bởi virus viêm gan B (HBV). Để được bảo vệ tốt nhất và giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh, mọi người đều được khuyến cáo tiêm phòng vacxin viêm gan B để có được nồng độ kháng thể ngăn chặn được virus HBV. Kháng thể viêm gan B là gì? Nồng độ kháng thể viêm gan B bao nhiêu là đủ? Tất cả những thắc mắc về kháng thể của bệnh viêm gan B sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.
Kháng thể viêm gan B là gì?
Kháng thể viêm gan B (Anti HBs) là những kháng thể có khả năng chống lại các kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg) có trong huyết thanh của người bệnh. Những kháng thể này có thể do chính cơ thể tự sản xuất ra và mỗi người có một nồng độ kháng thể khác nhau tùy cơ địa và chế độ sinh hoạt. Mặt khác, cơ thể có thể bổ sung kháng thể bằng cách tiêm phòng vacxin viêm gan B.

Khi nồng độ kháng thể đủ lớn thì cơ thể mỗi người sẽ được bảo vệ và khả năng miễn nhiễm với virus gây bệnh – virus viêm gan B (HBV). Vì vậy, việc định lượng kháng thể có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng chống viêm gan B.
Không tiêm phòng vacxin viêm gan B có nguy hiểm không?
Nếu cơ thể đã có nồng độ kháng thể đủ lớn thì không cần tiêm thêm vacxin viêm gan B nhưng cần theo dõi thường xuyên để bổ sung kháng thể nếu bị thiếu hụt, suy giảm. Đối với những ai có nồng độ kháng thể thấp, không đủ để bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B nhất định phải tiêm phòng vacxin viêm gan B.
Nếu không tiêm phòng vacxin thì rất dễ bị virus viêm gan B xâm nhập và phát triển mạnh nếu bệnh nhân có sức đề kháng yếu, đặc biệt, nếu phát hiện bệnh trễ và không có phương án điều trị phù hợp, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn viêm gan B mãn tính cùng các biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
- Suy gan cấp
- Xơ gan
- Hội chứng não gan
- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Kháng thể viêm gan B bao nhiêu là đủ để phòng bệnh viêm gan B?
Theo bác sĩ, nếu cơ thể có nồng độ kháng thể viêm gan B từ 10 mUI/ml trở lên thì nghĩa là cơ thể đã có đủ kháng thể để ngăn chặn sự xâm nhập của virus gây bệnh viêm gan B. Tuy nhiên, nồng độ kháng thể tối ưu và chống lại sự xâm nhập của virus HBV tốt nhất là từ 100 mUI/ml đến 1000 mUI/ml. Vì vậy, nồng độ kháng thể cần thiết và đủ cho mỗi người phòng chống sự xâm nhập và lây nhiễm viêm gan B chính là 1000 mUI/ml.

Nồng độ kháng thể có thể tăng lên hoặc giảm xuống do tiêm phòng vacxin viêm gan B hoặc chế độ sinh hoạt, yếu tố ngoại cảnh,… Vì vậy, người có nồng độ kháng thể thấp cần tiêm phòng vacxin viêm gan B với liều lượng thích hợp, người có nồng độ kháng thể cao cần thường xuyên theo dõi vì lượng kháng thể có thể giảm xuống và có thể không đủ để bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B.
Để kiểm tra cơ thể đã có kháng thể viêm gan B hay không cũng như xác định chính xác nồng độ kháng thể trong cơ thể, mọi người cần đến bệnh viện và tiến hành xét nghiệm kháng thể.
Cách để đạt được nồng độ kháng thể đạt ngưỡng bảo hộ miễn dịch
Cách để đạt được nồng độ kháng thể viêm gan B an toàn và hiệu quả nhất chính là tiêm phòng vacxin viêm gan B. Sau khi 21 ngày kể từ ngày tiến hành tiêm mũi đầu tiên thì trong cơ thể người tiêm vacxin đã có một lượng kháng thể để chống lại sự xâm nhiễm của virus viêm gan B.
Tuy nhiên, để cơ thể có được lượng kháng thể đạt ngưỡng độ bảo hộ miễn dịch thì cần phải tiêm nhắc lại 2 mũi tiêm nữa, nghĩa là phải tiêm đủ 3 mũi vacxin viêm gan B thì mới phòng bệnh viêm gan B hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng liệu trình tiêm vacxin này, tùy vào từng đối tượng mà sẽ có những phương pháp phòng bệnh và kế hoạch tiêm vacxin khác nhau, cụ thể:
Tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh
Lịch tiêm phòng viêm gan b cho trẻ sơ sinh là sau 24 giờ kể từ lúc được sinh ra, trẻ sơ sinh nên được tiêm phòng một mũi vacxin bệnh viêm gan B để đạt được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Đối với những trường hợp trẻ sơ sinh có mẹ là bệnh nhân viêm gan B, trẻ cần được tiêm thêm một mũi Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B (HBIg – Hepatitis B Immunoglobulin), thời gian tốt nhất để tiêm mũi Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B là trong vòng 12 – 24 giờ kể từ khi sinh ra.

Cần lưu ý là vị trí tiêm Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B cần phải nằm xa vị trí tiêm phòng vacxin viêm gan B để tránh hiện tượng trung hòa kháng thể, dẫn đến việc cả kháng thể Globulin và vacxin viêm gan B đều không phát huy được tác dụng vốn có.
Tiêm vacxin cho trẻ em trên 6 tháng tuổi
Theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, phác đồ tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ em sẽ tiêm ở một vài tháng quy định, gồm tháng 2, tháng 3 và tháng 4 với một mũi tiêm phòng “5 trong 1”.
Tiêm vacxin cho người lớn
Người lớn sẽ tiêm phòng vacxin viêm gan B với 3 mũi tiêm, phác đồ tiêm ngừa viêm gan B cho người lớn như sau:
- Mũi thứ nhất: Mũi vacxin đầu tiên, tiêm vào bất kỳ thời gian nào.
- Mũi thứ 2: Mũi tiêm tiếp theo, thời gian tiêm là sau 1 tháng tính từ ngày bắt đầu tiêm mũi 1.
- Mũi thứ 3: Mũi tiêm tiếp theo của phác đồ tiêm phòng, được tiêm sau 6 tháng tính từ ngày tiêm mũi thứ nhất hoặc sau 5 tháng tính từ ngày tiêm mũi thứ 2.
- Mũi thứ 4: Mũi tiêm cuối cùng của phác đồ tiêm phòng vacxin viêm gan B, thời gian tiêm là sau 1 năm kể từ khi tiêm mũi 3.
Một số chú ý khác
Chỉ tiêm phòng vacxin viêm gan B là chưa đủ để đảm bảo nồng độ kháng thể trong cơ thể và hạn chế khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B, để bảo vệ tốt bản thân trước virus viêm gan B, mỗi người cần:
- Thiết kế, xây dựng một chế độ sinh hoạt thật khoa học và hợp lý. Ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, tăng cường bổ sung rau củ quả. Đồng thời hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại phá hủy tế bào gan như rượu, thuốc lá, bia,…
- Luyện tập thường xuyên và đều đặn các bộ môn thể dục thể thao.
- Không phát sinh quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn với nhiều người, đặc biệt là với những đối tượng nghi nhiễm hoặc bị nhiễm virus viêm gan B.
- Tuyệt đối không được sử dụng chung các dụng cụ cá nhân, các vật dụng có khả năng tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người nghi nhiễm hoặc bị nhiễm virus viêm gan B.
- Phải thật thận trọng khi vô tình tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết từ cơ thể bệnh nhân viêm gan B.
- Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ, tiến hành các xét nghiệm có liên quan như xét nghiệm viêm gan B để có phương án điều trị thích hợp nếu nhiễm bệnh hoặc tiến hành tiêm thêm vacxin nếu nồng độ kháng thể không đủ để bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B.
Xét nghiệm kháng thể viêm gan B
Trong xét nghiệm viêm gan B về mặt kháng thể, người tiến hành xét nghiệm kháng thể sẽ được xét nghiệm 2 chỉ số bao gồm chỉ số HbsAg (Hepatitis B surface Antigen) và chỉ số Chỉ số Anti HBs (Hepatitis B surface antibody). Trong đó:
- Chỉ số HbsAg là chỉ số thể hiện nồng độ kháng nguyên bề mặt của virus HBV.
- Chỉ số Anti HBs là chỉ số thể hiện nồng độ kháng thể có khả năng chống lại kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B.
Các kết quả xét nghiệm kháng thể viêm gan B có thể xảy ra
Chỉ số HBsAg:
- Dương tính: Nghĩa là trong cơ thể người xét nghiệm đã có mặt kháng nguyên của virus HBV, nói cách khác, người xét nghiệm đã bị nhiễm virus viêm gan B. Đối với những người bị nhiễm virus viêm gan B, cần làm thêm một số xét nghiệm để đánh giá và xác nhận tình trạng hoạt động của virus (mạnh – yếu), giai đoạn bệnh (viêm gan B cấp – viêm gan B mãn tính) nhằm có phương án điều trị và hồi phục phù hợp.
- Âm tính: Cơ thể người xét nghiệm hoàn không bị lây nhiễm virus viêm gan B.

Chỉ số HBsAb:
- Dương tính (Chỉ số HBsAb > 10 mUI/ml): Cơ thể đã có một lượng kháng thể viêm gan B để bảo vệ cơ thể, tuy nhiên, chỉ số HBsAb phù hợp và ngăn chặn sự xâm nhập của virus viêm gan B tốt nhất rơi vào khoảng 100 mUI/ml đến 1000 mUI/ml.
- Âm tính (Chỉ số HBsAb < 10mUI/ml): Cơ thể chưa có đủ lượng kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus viêm gan B. Cần tiêm phòng vacxin viêm gan B để bổ sung kháng thể đến ngưỡng bảo hộ.
Ai cần tiến hành xét nghiệm kháng thể viêm gan B?
Xét nghiệm kháng thể viêm gan B khá đơn giản và ai cũng có thể yêu cầu xét nghiệm để kiểm tra tình hình miễn dịch với virus viêm gan B của cơ thể. Bên cạnh yếu tố tự nguyện, vẫn có một số trường hợp bắt buộc phải tiến hành xét nghiệm kháng thể. Cụ thể, những đối tượng được bác sĩ khuyến cáo cần xét nghiệm kháng thể là:
Tiếp xúc với những đối tượng nghi ngờ bị nhiễm virus HBV hoặc bệnh nhân viêm gan B
Virus viêm gan B lây nhiễm qua 3 đường, bao gồm đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Nếu vô tình tiếp xúc với máu hoặc phát sinh quan hệ với người bị nghi ngờ nhiễm virus HBV hoặc bệnh nhân viêm gan B mà không có biện pháp bảo vệ nào, cần nhanh chóng tiến hành xét nghiệm kháng thể để kiểm tra và điều trị viêm gan B kịp thời nếu mắc bệnh.

Xác nhận và kiểm tra hiệu quả của vacxin viêm gan B
Một liều tiêm phòng vacxin viêm gan B cơ bản cần đủ 3 mũi tiêm và tiến hành tiêm theo đúng kế hoạch. Khi tiến hành tiêm đủ 3 mũi tiêm thì cơ thể mới có đủ lượng kháng viêm gan B để ngăn chặn sự xâm nhập của virus viêm gan B, hiệu quả phòng bệnh của phương pháp tiêm phòng vacxin viêm gan B lên đến 85%. Vì vậy, cần tiến hành xét nghiệm viêm gan B nhằm xác nhận và đo lường lượng kháng thể cần thiết sau khi tiêm phòng viêm gan B để tiến hành tiêm bổ sung khi cần.
Nên tiến hành xét nghiệm kháng thể viêm gan B ở đâu?
Xét nghiệm kháng thể của bệnh viêm gan B có thể được tiến hành tại các cơ sở y tế, địa chỉ khám bệnh, bệnh viện. Cần thực hiện xét nghiệm tại các địa điểm khám bệnh, bệnh viện uy tín, có đội ngũ y bác sĩ tận tình, chu đáo để nhận được kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Trên đây là tất cả giải đáp của chúng tôi về những thắc mắc về kháng thể viêm gan B. Nếu có những thắc mắc vẫn chưa được giải đáp về kháng thể viêm gan B nói riêng và bệnh viêm gan B nói chung, vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)