Hôn nhau có lây viêm gan B qua đường nước bọt không?
Viêm gan B rất dễ lây nhiễm, vì thế hoạt động hôn nhau có khiến lây viêm gan B hay không là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Trong những hoàn cảnh cụ thể, bệnh viêm gan B vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho người khác qua hành động hôn nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt. Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ ràng câu hỏi này một cách chi tiết nhất.
Hôn có lây viêm gan B không?
Hôn nhau có lây viêm gan B không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể nhưng tỷ lệ rất thấp. Bệnh viêm gan B hình thành bởi virus HBV, loại virus này tồn tại chủ yếu ở trong máu và một số dịch tiết trên cơ thể. Chẳng hạn như trong tinh trùng, dịch tiết âm đạo. Vì thế, căn bệnh này có tốc độ lây lan khá nhanh. Chỉ cần tiếp xúc với máu, tinh trùng hoặc dịch tiết âm đạo của người bị bệnh, nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Vậy tại sao nói hôn nhau vẫn có thể lây nhiễm viêm gan B. Bởi vì gì miệng của con người là khu vực rất dễ có các tổn thương ngoài da, đặc biệt là những người bị bệnh chảy máu lợi, chảy máu chân răng. Nếu như người đó mang mầm bệnh thì khả năng lây nhiễm cho người khác qua hoạt động hôn nhau rất lớn.
Chỉ cần cả hai người đều có vết thương hở, cùng chảy máu thì việc máu của người bình thường và máu của người bệnh tiếp xúc với nhau sẽ đưa virus xâm nhập vào cơ thể. Cho dù chỉ một vết thương rất nhỏ cũng là cánh cửa để virus tấn công. Sau đó, chúng sẽ phát triển, xâm nhập và các tế bào gan. Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 6 tháng, đây là giai đoạn viêm gan B cấp tính. Sau 6 tháng, người bệnh chuyển sang giai đoạn viêm gan B mãn tính.Như vậy, đã có đáp án chính xác cho câu hỏi hôn nhau có lây nhiễm viêm gan B hay không.
Viêm gan B có lây qua nước bọt không?
Viêm gan B hoàn toàn có thể lây qua nước bọt của người bệnh. Theo như cứu Y khoa, nước bọt, nước mắt cũng chứa một lượng virus viêm gan B nhất định. Mặc dù nồng độ HBV không quá cao nhưng vẫn phải đề phòng. Mặc dù viêm gan B không di truyền nhưng rất nhiều người trong cùng một nhà mắc chứng bệnh này.

Đó là bởi vì sự lây nhiễm của virus gây bệnh mang tên HBV. Loại virus này lây lan dễ và nhanh, người sống cùng mái nhà càng có nguy cơ lớn. Do đó, người bệnh có quan hệ huyết thống với nhau khiến nhiều người lầm tưởng do di truyền. Vợ hoặc chồng bị viêm gan B sẽ lây cho người còn lại và dĩ nhiên là sinh con ra cũng có thể mắc bệnh.
Các con đường lây nhiễm viêm gan B khác
Các con đường lây nhiễm viêm gan B bao gồm: qua máu, từ mẹ sang con, do quan hệ tình dục không an toàn. Virus viêm gan B có tốc độ sinh trưởng rất nhanh và tấn công vào người khỏe mạnh thông qua các con đường lây nhiễm chỉ trong thời gian ngắn. Trong khi đó, bệnh viêm gan B lại cực kỳ nguy hiểm. Nếu đã ở giai đoạn mãn tính thì không thể nào tiêu diệt hết virus trong máu. Người bệnh sẽ chung sống với virus HBV suốt cuộc đời và chịu nhiều ảnh hưởng đối với chức năng của gan. Dưới đây là một số con đường lây nhiễm viêm gan B phổ biến nhất:
1. Lây nhiễm viêm gan B từ máu sang máu
Đây là con đường truyền nhiễm nhanh chóng nhất. Nồng độ virus viêm gan B ở trong máu luôn cao hơn so với các dịch tiết khác. Khi người bệnh tiếp xúc máu với vết thương hở của người bình thường, virus đã có thể xâm nhập. Do đó, muốn ngăn chặn lây nhiễm viêm gan B, người bệnh phải có cách bảo vệ bản thân mình. Lây nhiễm viêm gan B không có triệu chứng từ sớm. Chỉ có thể xác định thông qua xét nghiệm viêm gan B tại các cơ sở Y tế.

Không phải chỉ có thông qua truyền máu, tiếp xúc vết thương hở mà còn có nhiều cách thức để virus từ máu người này luân chuyển sang người khác. Chẳng hạn như khi người bệnh dùng chung dao cạo râu, dùng chung kim tiêm. Hoặc khi bị chảy máu chân răng mà đánh chung bàn chải đánh răng. Đôi khi, hình thức lây nhiễm này còn qua nước bọt có chứa máu của người bệnh sang miệng của người bị vết thương hở trong miệng khi hôn nhau.
2. Quan hệ tình dục cũng có thể gây lây nhiễm virus HBV
Như đã biết, virus viêm gan B vẫn tồn tại ở một số loại dịch tiết trong cơ thể. Ví dụ như virus có trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo. Do đó, quan hệ tình dục với người mang mầm bệnh viêm gan B cũng rất nguy hiểm. Sự tiếp xúc của dịch tiết từ người bệnh chuyển sang người bình thường mau chóng. Lây lan nhanh nhất nếu như cả hai người có hiện tượng chảy máu vùng kín lúc quan hệ.
Người bệnh viêm gan B nói riêng, tất cả mọi người nói chung đều phải nâng cao ý thức chăm sóc cho mình. Duy trì mối quan hệ vợ chồng chung thủy, không quan hệ cùng lúc nhiều người. Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn thì nên dùng bao cao su đều đặn. Bao cao su có tác dụng phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, tránh lây nhiễm viêm gan B hữu hiệu.
3. Viêm gan B lây từ mẹ sang con
Khi đã biết hôn hoàn toàn có thể lây nhiễm viêm gan B, cần phòng tránh kỹ lưỡng và tìm hiểu thêm một số con đường lây nhiễm khác. Một trong những nguyên nhân rất phổ biến đó là từ mẹ lây sang con. Phụ nữ có thai bị viêm gan B thì khi sinh con ra rất có thể con cũng nhiễm bệnh. Đây không phải tình trạng di truyền mà do lây nhiễm qua máu hoặc dịch tiết từ cơ thể mẹ.

Do đó, trước khi có ý định mang thai nên dành thời gian làm xét nghiệm viêm gan B. Việc đó sẽ giúp phụ nữ biết bản thân có đang mang mầm bệnh hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn hướng giải quyết thích hợp nhất. Trẻ sinh ra trong vòng 24h đồng hồ phải được tiêm phòng viêm gan B kịp thời. Trẻ em bị viêm gan B rất nguy hiểm. Đó là giải pháp để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm từ mẹ và từ cộng đồng sau này.
Hướng dẫn ngăn chặn lây nhiễm viêm gan B hiệu quả
1. Ngăn chặn viêm gan B lây nhiễm qua đường tình dục
Bệnh viêm gan B lây lan qua con đường tình dục nhanh chóng, thế nhưng không có nghĩa là phải dừng hẳn hoạt động tình cảm này. Người bệnh và người bình thường vẫn có thể quan hệ một cách an toàn. Chỉ cần biết cách bảo vệ bản thân tốt, hiểu rõ viêm gan B lây qua đường nước bọt, qua máu, qua dịch tiết thì việc đề phòng sẽ tốt hơn.

Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng khi quan hệ tình dục, tránh lây nhiễm virus HBV:
- Chỉ quan hệ tình dục với chồng/vợ, người yêu của mình. Tuyệt đối không quan hệ tình dục cùng một lúc với nhiều người.
- Thường xuyên kiểm tra, làm xét nghiệm máu để phát hiện virus viêm gan B từ sớm. Điều này hỗ trợ mọi người kịp thời phòng tránh.
- Khi quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su bảo vệ.
- Không hôn nhau nếu như một trong hai người mắc bệnh viêm gan B.
2. Cách phòng viêm gan B khác
Ngoài ra, cũng nên tham khảo thêm những cách phòng lây nhiễm viêm gan B khác để bảo vệ bản thân cũng như cộng đồng. Trách nhiệm này không chỉ thuộc về người bệnh mà còn là của người xung quanh. Chẳng hạn như:
- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh, bao gồm: Bàn chải đánh răng, bấm móng tay, dao cạo râu,…
- Không dùng chung kim tiêm với bất cứ người nào.
- Chích ngừa viêm gan B đầy đủ, đúng với thời gian chỉ định. Có như vậy thì vacxin viêm gan B mới phát huy được tác dụng.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc vết thương hở với người mang mầm bệnh hoặc đang nghi ngờ nhiễm virus viêm gan B.
Như vậy, mọi người đã biết hôn nhau có lây viêm gan B không, từ đó có phương hướng bảo vệ bản thân hiệu quả. Bệnh viêm gan B rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng gan nên cần điều trị sớm nếu như nhiễm virus. Không chỉ lây qua đường máu, viêm gan B cũng có thể lây qua nước bọt, quan hệ tình dục và mẹ sang con.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)