Gan nhiễm mỡ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh đang rất phổ biến và có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào, dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Gan nhiễm mỡ ở trẻ em lại có nhiều nguy cơ biến chứng và phát triển nhanh hơn, do đó việc kịp thời phát hiện và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp là vô cùng cần thiết. Để có thể hiểu rõ được bệnh lý này bạn đọc có thể tham khảo qua một số thông tin trong bài viết dưới đây.

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em là gì?

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh không quá nguy hiểm, có thể điều trị dứt điểm khi phát hiện sớm ở những giai đoạn đầu. Bệnh lý này là tình trạng mà các tế bào gan tích tụ quá nhiều lượng mỡ thừa, thông thường sẽ chiếm hơn 5% tổng trọng lượng của cơ quan nội tạng này. Đặc biệt, hiện tượng này có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào, từ người già cho đến trẻ em.

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em
Gan nhiễm mỡ ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị thế nào?

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và phát triển khá nhanh. Nếu các bậc phụ huynh không chú ý hoặc đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ sẽ làm gia tăng nguy cơ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, nhiều trường hợp ảnh hưởng đến cả tính mạng. Tuy gan nhiễm mỡ ở những cấp độ đầu khá lành tính, không làm ảnh hưởng quá nhiều đến các chức năng của gan và sức khỏe. Thế nhưng khi bắt đầu bước qua gan nhiễm mỡ độ 2 hoặc độ 3 thì lượng mỡ thừa đã dần tích tụ nhiều hơn gây chèn ép lên các tế bào gan, hạn chế khả năng hoạt động của cơ quan này. Nếu người bệnh không thể phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến các biến chứng như xơ gan, viêm gan hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư gan.

Nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ ở trẻ em

Rất nhiều người lầm tưởng bệnh gan nhiễm mỡ chỉ có thể xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là những người thường xuyên lạm dụng bia rượu. Tuy nhiên, căn bệnh này không loại trừ bất kể đối tượng nào, kể cả trẻ em. Thông thường, khi trẻ gặp phải căn bệnh này thì nguyên nhân chủ yếu có thể đến từ thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh, lười vận động của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý rèn luyện cho bé một lối sống lành mạnh để có thể tránh xa được căn bệnh này.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ ở trẻ em mà phụ huynh cần phải lưu ý để phòng ngừa hiệu quả:

1. Béo phì, thừa cân

Đây chính là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất khi trẻ em bị gan nhiễm mỡ. Thực tế, khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển, cần bổ sung nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng để góp phần hỗ trợ sức khỏe và trí não của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại không xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học mà lại vô tình cho trẻ dung nạp quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn, chiên rán nhiều lần, những loại thực phẩm béo, ngọt,…Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng, sức khỏe của trẻ mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh gan nhiễm mỡ. Lượng mỡ và chất béo khi được cung cấp quá nhiều vào cơ thể, không thể tiêu thụ và đào thải ra bên ngoài sẽ dần được tích tụ lại bên trong các tế bào gan, gây ra căn bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em.

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em
Lượng mỡ và chất béo khi được cung cấp quá nhiều vào cơ thể, không thể tiêu thụ và đào thải ra bên ngoài sẽ dần được tích tụ lại bên trong các tế bào gan.

2. Sử dụng thuốc

Việc sử dụng các loại thuốc điều trị hoặc những thực phẩm chức năng không phù hợp hay không đúng cách cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em. Khi tình trạng này kéo dài sẽ làm cho cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể bị tồn động mỡ thừa và những chất độc hại dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Hiện tượng này sẽ thường gặp hơn đối với những người sử dụng các loại thuốc đào thải qua gan. Do đó, các bậc cha mẹ không nên lạm dụng nhiều loại thuốc hỗ trợ dành cho bé, trước khi sử dụng cần tham khảo trước với ý kiến của bác sĩ.

3. Yếu tố di truyền

Đối với những trẻ nhỏ có bố mẹ bị béo phì hoặc đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ thì sẽ có nguy cơ gặp phải căn bệnh này nhiều hơn. Theo thống kê nhận được thì cũng có vài trường hợp trẻ em bị gan nhiễm mỡ do yếu tố di truyền. Cơ thể sẽ xuất hiện một số loại gen khá nhạy cảm gây tác động và làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa chất, đặc biệt là mỡ thừa đang diễn ra trong gan, làm cho lượng mỡ dần được tích tụ trong cơ quan này, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ em.

4. Nguyên nhân bệnh lý

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý mãn tính như hội chứng thận hư, đái tháo đường,….Khi gặp phải những căn bệnh này trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy chán ăn, tiêu hóa kém, cân nặng bị giảm không hiểu rõ nguyên do hoặc một số trường hợp cơ thể không thể có đủ năng lượng để hoạt động. Lúc này, lượng mỡ sẽ dần bị tích tụ trong cơ thể, đặc biệt là các tế bào gan, dần dần không thể đào thải và chuyển hóa hết sẽ dễ gây nên tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ.

Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ ở trẻ em

Trên thực tế, bệnh gan nhiễm mỡ không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và có thể điều trị phục hồi hoàn toàn các chức năng của gan. Thế nhưng, đối với trẻ em, cơ thể đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển toàn diện nên khi mắc phải chứng bệnh này sẽ làm cho cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Cũng vì thế, việc phát hiện kịp thời ở giai đoạn gan nhiễm mỡ độ 1 và độ 2 sẽ giúp cho người bệnh có thể điều trị được dứt điểm và không làm ảnh hưởng quá nhiều đến các chức năng của gan cùng những cơ quan khác.

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em
Do các dấu hiệu nhận biết của bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em không rõ ràng nên các bậc phụ huynh nên thương xuyên cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ

Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ ở trẻ em cũng không có quá nhiều các dấu hiệu để nhận biết rõ ràng bằng mắt thường. Ở giai đoạn gan nhiễm mỡ độ 2 hầu như người bệnh sẽ không xuất hiện bất kỳ các triệu chứng khác thường nào. Khi bệnh bắt đầu phát triển và chuyển biến thành gan nhiễm mỡ độ 2 sẽ có những dấu hiệu như thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó tiêu,…Đây cũng chỉ là những triệu chứng thông thường, khó có thể biết được chính xác là căn bệnh gan nhiễm mỡ. Cũng chính vì vậy mà nhiều người thường xuyên chủ quan, không trực tiếp đến thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở y tế để kịp thời ngăn chặn bệnh. Khi bệnh đã bước sang gai đoạn gan nhiễm mỡ độ 3, cũng là giai đoạn cuối cùng của bệnh thì lúc này cũng sẽ bắt đầu có những dấu hiệu nhận biết rõ ràng hơn. Một số triệu chứng mà người bệnh hay gặp phải như vàng da, tròng trắng của mắt cũng chuyển sang màu vàng, đau tức vùng bụng, khó tiêu, ăn không ngon, hay buồn nôn, mệt mỏi,…

Do các dấu hiệu nhận biết của bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em không rõ ràng nên các bậc phụ huynh nên thương xuyên cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể dễ dàng theo dõi được tình trạng sức khỏe của bé. Đồng thời, cũng sẽ giúp cha mẹ sớm phát hiện được những triệu chứng bất thường, ngăn chặn các nguy cơ bệnh lý nguy hiểm và có phương pháp điều trị bệnh thích hợp để không làm tổn thương đến sức khỏe cơ thể, gan và các bộ phận khác, giúp bé phát triển toàn diện và tốt nhất.

Cách điều trị gan nhiễm mỡ ở trẻ em hiệu quả

Tùy vào từng tình trạng, thể trạng và mức độ bệnh của trẻ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Thông thường đối với những trường hợp bệnh nhẹ thì chỉ cần chăm sóc tại nhà, thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên vận động sẽ giúp cho các triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm. Còn khi bệnh đã chuyển biến đến giai đoạn nghiêm trọng hơn thì cần phải kết hợp thêm với những biện phát Tây y hoặc Đông y để giúp bé mau hồi phục sức khỏe.

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Đối với các trường hợp bệnh nặng, lượng mỡ tích tụ trong gan tăng cao thì cần phải sử dụng đến các biện pháp điều trị chuyên khoa theo y học. Các bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn người bệnh sử dụng các loại thuốc nhầm làm giảm lượng mỡ thừa đang bị tích tụ trong những tế bào gan. Điển hình là những dạng thuốc giúp hạ lipid như một số nhóm thuốc Fibrat, các nhóm dẫn statin,….

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em
Các bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn người bệnh sử dụng các loại thuốc nhầm làm giảm lượng mỡ thừa đang bị tích tụ trong những tế bào gan.

Bên cạnh đó, trẻ em khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ cần phải bổ sung nhiều loại vitamin cần thiết như vitamin C, vitamin E,…để giúp gan được bảo vệ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để tránh khỏi những tác nhân gây hại, làm gia tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt, đối với những trẻ hiện vẫn chưa có kháng thể viêm gan B và C thì các bậc phụ huynh cần phải nhanh chóng đưa bé đến tiêm phòng Vaccine tại các cơ sở y tế có uy tín. Điều này sẽ giúp trẻ hạn chế được các nguy cơ biến chứng, đồng thời bảo vệ sức khỏe của gan, ngăn ngừa sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn gây hại.

Tuy nhiên, đối với gan nhiễm mỡ ở trẻ em cần phải chú ý đến liều lượng cũng như cách dùng phù hợp. Cha mẹ nên cho bé sử dụng thuốc theo đúng như hướng dẫn của bác sĩ, tiến hành thăm khám định kỳ đúng hẹn để có thể theo dõi được cụ thể tình trạng của trẻ, ngăn chặn được các nguy cơ biến chứng cũng như những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Nếu trong suốt thời gian điều trị bằng thuốc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra với trẻ, phụ huynh nên nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được ngăn chặn và tìm ra phương pháp giải quyết kịp thời.

2. Điều trị theo Đông y

Hiện nay, trong Đông y có rất nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả. Các bài thuốc này sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng mỡ thừa đang tích tụ trong gan và cơ thể, đồng thời hỗ trợ gan phục hồi các chức năng, bảo vệ gan trước các tác nhân xấu gây hại. Thế nhưng, đối với các trường hợp bị gan nhiễm mỡ ở trẻ em, các bậc phụ huynh cũng nên tham khảo kỹ ý kiến của những chuyên gia để được đưa ra lời khuyên tốt nhất.

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em
Hiện nay, trong Đông y có rất nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả.

Sau đây là một số bài thuốc mà cha mẹ có thể áp dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em để tình trạng bệnh mau chóng cải thiện, hạn chế tối đa các nguy cơ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Bài thuốc 1: 

Chuẩn bị nguyên liệu: 12g nhân trần, 12g atiso, 12g bạch truật, 12g sa tiền, 12g xích thượt, 12g sơn tra, 12g trạch tả, 16g ý dĩ.

Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu đem đi sắc cùng khoảng 1 lít nước chia thành nhiều phần để uống hết trong ngày.

Bài thuốc 2: 

Chuẩn bị nguyên liệu: 12g uất kim, 12g gừng, 12g cam thảo, 12g đương quy, 12g bạc thược, 12g bạc linh, 12g bạch truật, 12g sài hồ, 12g atiso.

Cách thực hiện: Dùng khoảng 1 đến 1,5 lít nước để sắc cùng các nguyên liệu trên. Duy trì uống mỗi ngày 1 thang để giúp cho tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ mau chóng cải thiện.

Bài thuốc 3: 

Chuẩn bị nguyên liệu: 12g hậu phác, 12g chỉ thực, 12g đại táo, 12g đương quy, 12g xuyên khung, 12g sài hồ, 12g bạch thược, 12 uất kim, 12g atiso.

Cách thực hiện: Dùng tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị để sắc lấy nước uống hàng ngày. Người bệnh cần kiên trì sử dụng để mang lại kết quả tốt nhất.

3. Chăm sóc tại nhà

Đối với bệnh gan nhiễm mỡ ở người lớn hay trẻ em, ở mức độ nhẹ hay nặng điều phải áp dụng các phương pháp hỗ trợ tại nhà sẽ rút ngắn được thời gian chữa bệnh, cải thiện nhanh chóng các chức năng của gan, đồng thời giúp gan làm lành các tổn thương, tái tạo các tế bào gan mới.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Trẻ em khi gặp phải các triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ nên nhanh chóng thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên dung nạp vào cơ thể các loại thực phẩm tốt cho gan, nâng cao sức khỏe và thể trạng. Phụ huynh nên chú ý lựa chọn các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin và một số loại khoáng chất cần thiết đẻ giúp trẻ đẩy lùi được bệnh lý. Đồng thời, cha mẹ cũng nên hạn chế thêm vào thực đơn mỗi ngày những loại thức ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc sử dụng quá nhiều mỡ động vật. Hơn thế nữa, nên giúp bé tránh xa các loại thức uống có gas, đồ ngọt, bánh kẹo.

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em
Phụ huynh nên chú ý lựa chọn các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin và một số loại khoáng chất cần thiết đẻ giúp trẻ đẩy lùi được bệnh lý.

Tập luyện thể dụng thể thao

Để có thể hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em, các bậc phụ huynh nên tập cho bé thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, khi trẻ được hướng dẫn các động tác tập luyện tại nhà đơn giản còn hỗ trợ kiểm soát tốt cân nặng, hạn chế tình trạng béo phì, thừa cân giúp bé có được một sức khỏe ổn định, hạn chế tối đa việc gia tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng gây hại cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Cha mẹ có thể cùng con khám phá những bộ môn thú vị như bơi lội, chạy bộ, đạp xe,…

4. Khám sức khỏe định kỳ

Khi trẻ em gặp phải căn bệnh gan nhiễm mỡ và không được phát hiện kịp thời để tìm ra hướng giải quyết phù hợp sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cũng chính vì lẽ đó mà các bậc cha mẹ nên chú ý cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể nắm bắt được rõ tình hình sức khỏe cũng như kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trong cơ thể của con. Việc này sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị gan nhiễm mỡ cũng như các bệnh lý không thể sớm nhận biết bằng mắt thường. Việc có thể sớm điều trị gan nhiễm mỡ ở các giai đoạn đầu tiên sẽ rút ngắn được thời gian chữa bệnh, nhanh chóng phục hồi chức năng gan, không làm tổn thương đến các cơ quan khác và sự phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em cũng như biết được nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh phù hợp. Để có thể sớm phát hiện và ngăn chặn tình trạng bệnh, phụ huynh cũng nên cho bé đến thăm khám sức khỏe định kỳ. Đồng thời, trong suốt quá trình điều trị bệnh cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn để giúp bệnh mau chóng thuyên giảm.

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn