Gan nhiễm mỡ có mấy giai đoạn? Biểu hiện của từng giai đoạn?

Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh khá quen thuộc, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Bệnh không có quá nhiều dấu hiệu để nhận biết nên nhiều người không thể kịp thời phát hiện và điều trị sớm để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Do đó, để giúp bạn đọc có thể phòng tránh và sớm nhận biết được tình trạng bệnh, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số thông tin về căn bệnh này. Vậy Gan nhiễm mỡ có mấy giai đoạn? Biểu hiệu của từng giai đoạn?

Gan nhiễm mỡ có mấy giai đoạn? Biểu hiệu
Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh khá quen thuộc, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.

Gan nhiễm mỡ có mấy giai đoạn?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mà lượng mỡ thừa tích trữ trong cơ quan này vượt mức 5% so với khối lượng tổng của gan. Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của gan, đồng thời làm suy giảm sức khỏe người bệnh. Bệnh lý này phát triển khá thầm lặng, không có nhiều dấu hiệu nhận biết nên ít ai có thể phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu tiên.

Gan nhiễm mỡ có mấy giai đoạn? Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thì căn bệnh gan nhiễm mỡ được chia thành 3 giai đoạn chính. Đó chính là gan nhiễm mỡ độ 1, gan nhiễm mỡ độ 2 và gan nhiễm mỡ độ 3. Đối với từng giai đoạn sẽ tương ứng với lượng mỡ đang tích trữ cũng như mức độ nguy hiểm có thể xảy đến với người bệnh.

Gan nhiễm mỡ có mấy giai đoạn? Biểu hiệu
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thì căn bệnh gan nhiễm mỡ được chia thành 3 giai đoạn chính là gan nhiễm mỡ độ 1, gan nhiễm mỡ độ 2 và gan nhiễm mỡ độ 3.
  • Gan nhiễm mỡ độ 1: Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh và cũng không gây ra quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các chức năng hoạt động của gan. Lúc này lượng mỡ chỉ chiếm khoảng từ 5 đến 10% khối lượng của gan nên nếu có thể phát hiện kịp thời sẽ dễ dàng ngăn chặn và hoàn toàn có thể chữa trị được.
  • Gan nhiễm mỡ độ 2: Khi tình trạng bệnh không thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời ở giai đoạn 1 thì lượng mỡ sẽ bắt đầu tăng lên chiếm khoảng 10 đến 25% tổng trọng lượng của cơ quan này. Khi ấy các chức năng của gan cũng dần bị ảnh hưởng nhiều hơn. Tình trạng gan nhiễm mỡ không còn đơn thuần là sự tích tụ chất béo mà lúc này lượng mỡ đã dần có mặt trên các cơ hoành và mô gan. Đồng thời các đường bờ tĩnh mạch cũng dần giảm đi đáng kể.
  • Gan nhiễm mỡ độ 3: Đây là giai đoạn cuối cùng của căn bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu không thể kịp thời ngăn chặn và kiểm soát được lượng mỡ thừa có trong gan lúc này sẽ dẫn đến rất nhiều các biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người. Ở cấp độ này, lượng mỡ đã lên đến 25 đến 30% so với khối lượng của gan. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ nên các phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ độ 3 không thể dứt điểm hoàn toàn và phục hồi được tất cả chức năng của gan như ban đầu. Nếu người bạn chủ quan không phát hiện và điều trị có thể biến chứng thành xơ gan, viêm gan hoặc ung thư gan.

Biểu hiện của từng giai đoạn gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ đa phần không quá những dấu hiệu nhận biết mà chỉ âm thầm phát triển từ bên trong. Do đó, hầu hết các người bệnh điều không thể sớm nhận biết để ngăn chặn từ giai đoạn đầu tiên. Chỉ khi tiến hành khám tổng quát hoặc thực hiện một số xét nghiệm liên quan mới có thể giúp bạn nhận biết rõ nhất mức độ bệnh của gan nhiễm mỡ. Để có thể phòng tránh được căn bệnh này, bạn đọc cũng nên nắm rõ một số triệu chứng để kịp thời thăm khám và ngăn chặn sớm.

Gan nhiễm mỡ có mấy giai đoạn? Biểu hiệu
Bệnh gan nhiễm mỡ đa phần không quá những dấu hiệu nhận biết mà chỉ âm thầm phát triển từ bên trong.
  • Gan nhiễm mỡ độ 1: Khi tình trạng bệnh mới xuất hiện thì hầu hết không có bất kỳ dấu hiệu nào có thể nhận biết từ bên ngoài. Đa phần người bệnh chỉ tình cờ phát hiện gan nhiễm mỡ đến thăm khám sức khỏe tổng quát hoặc làm xét nghiệm, siêu âm bụng.
  • Gan nhiễm mỡ độ 2: Khi bước sang giai đoạn này, người bệnh bắt đầu xuất hiện một số biểu hiện nhận biết những vẫn còn khá mơ hồ như thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng, cảm giác ăn không ngon miệng. Thế những, các triệu chứng của bệnh thường không quá đặc trưng, khá giống với những bệnh lý thông thường nên người bệnh ít quan tâm.
  • Gan nhiễm mỡ độ 3: Đối với mức độ cuối cùng của gan nhiễm mỡ thì người bệnh sẽ bắt đầu có những dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết hơn. Một số biểu hiện của gan nhiễm mỡ độ 3 thường gặp như vàng da, tròng trắng mắt chuyển dần sang màu vàng, thường xuyên đau túc phần hạ sườn bên phải, nước tiểu có màu vàng đậm giống như nước trà, sụt cân đột ngột không rõ nguyên do, các sao mạch dần hiện rõ trên da,…

Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không thể phát hiện sớm và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, nguy cơ dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh rất cao. Do đó, khi có thể nhận biết được tình trạng bệnh, bạn nên thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ cùng với những cách chăm sóc tại nhà để giúp các triệu chứng gan nhiễm mỡ mau chóng thuyên giảm.

1. Sử dụng thuốc Tây

Hiện nay trong y học hiện đại vẫn chưa có loại thuốc đặc trị dành riêng cho bệnh gan nhiễm mỡ. Vì thế, đối với tình trạng bệnh nặng như giai đoạn 2 và 3 thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng mỡ thừa đang tích trữ cũng như ngăn chặn sự phát triển của bệnh, hạn chế các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định liều lượng của bác sĩ và nghiêm túc điều trị để mang lại kết quả tốt nhất.

Gan nhiễm mỡ có mấy giai đoạn? Biểu hiệu
Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định liều lượng của bác sĩ và nghiêm túc điều trị để mang lại kết quả tốt nhất.

Một số loại thuốc mà người bệnh gan nhiễm mỡ có thể sẽ được chỉ định sử dụng trong quá trình điều trị bệnh là:

  • Choline: Loại thuốc này giúp cơ thể chuyển đổi được methyl hỗ trợ người bệnh giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó còn ngăn ngừa các biến chứng mà gan nhiễm mỡ có thể gây ra.
  • Vitamin: Việc bổ sung vitamin vào cơ thể là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch. Một số loại vitamin mà người bệnh cần bổ sung như vitamin B, C, E. Các loại thuốc này sẽ giúp hòa tan lượng chất béo đang bị tích tụ, đồng thời bảo vệ gan tránh khỏi những tác nhân có hại cho sức khỏe.
  • Acid amin: Các loại acid amin có tác dụng phục hồi và tái tạo lại các tế bào đã bị tổn thương ở gan. Hơn thế nữa, khi cung cấp loại thuốc này vào cơ thể sẽ hỗ trợ kiểm soát và cân bằng hàm lượng protein, giúp gan được bảo vệ tốt hơn.

2. Hạn chế bia rượu

Thói quen lạm dụng nhiều bia rượu sẽ khiến cho bạn gia tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh gan nhiễm mỡ, đồng thời là cho tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng. Trong rượu bia và các chất kích thích có chứa nhiều độc tố cùng những chất có hại khiến cơ thể không thể đào thải ra bên ngoài. Khi thường xuyên sử dụng bia rượu sẽ khiến cho gan phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường, lâu dài suy giảm chức năng gan và gây nên tình trạng ứ động mỡ thừa. Việc hạn chế sử dụng bia rượu cũng là một biện pháp tốt để hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả.

3. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Việc thiết lập cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Thói quen ăn uống không khoa cũng cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, bất kể đang mắc bệnh ở giai đoạn nào, bạn cũng cần nhanh chóng thay đổi cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cách này sẽ giúp bạn giảm đi lượng mỡ thừa đang tích tụ trong gan, đồng thời giúp gan phục hồi được nhanh chóng chức năng của mình, hạn chế sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus khác.

Gan nhiễm mỡ có mấy giai đoạn? Biểu hiệu
Việc thiết lập cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Người bệnh nên chú ý ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại thực phẩm có lợi cho gan, dầu thực vật,…Đồng thời hạn chế dung nạp quá nhiều các món ăn chiên, rán, thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn, những món ăn chứa nhiều cholesterol, đường, chất béo, mỡ động vật. Bên cạnh dó, người bệnh còn phải bổ sung nhiều nước mỗi ngày để giúp cơ thể thanh lọc tốt hơn. Đặc biệt là những loại nước ép trái cây, rau củ tươi hỗ trợ tốt cho sức khỏe của gan.

4. Tập luyện thể dục thể thao

Ngoài việc thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa và hỗ trợ thay đổi chế độ ăn uống thì người bệnh gan nhiễm mỡ cũng cần nâng cao sức khỏe bằng cách thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Với những động tác đơn giản, bạn cũng có thể hỗ trợ tốt cho sức khỏe của gan, bảo vệ gan tốt hơn. Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 30 phút để tập luyện các động tác yoga đơn giản hay đi bộ, đạp xe đạp cũng sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh tốt nhất. Hơn thế nữa, các hoạt động rèn luyện sức khỏe còn giúp người bệnh giảm cân an toàn, hạn chế tình trạng tích tụ mỡ thừa trong gan.

Những thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh gan nhiễm mỡ và có được câu trả lời cho thắc mắc “Gan nhiễm mỡ có mấy giai đoạn? Biểu hiệu của từng giai đoạn?”. Để có thể nhận biết và ngăn chặn được căn bệnh này sớm nhất bệnh nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát được sức khỏe của bản thân, đồng thời ngăn chặn được những bệnh lý nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn