Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Cấp độ nào nguy hiểm?
Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh phổ biến, nó phát triển âm thầm và không có nhiều dấu hiệu nhận biết từ bên ngoài. Do đó, có rất nhiều trường hợp không thể phát hiện bệnh sớm dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên vào từng cấp độ của bệnh mà mức độ nguy hiểm cũng tăng dần. Vì thế, người bệnh cần nắm rõ bệnh gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ để có thể hiểu được mức độ nguy hiểm tương ứng với từng giai đoạn.
Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ?
Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Đây là hiện tượng mà hàm lượng chất béo, mỡ thừa dần tích tụ trong gan, vượt hơn mức 5% so với tổng khối lượng của cơ quan này. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động và các chức năng của gan, đồng thời làm suy giảm sức khỏe của người bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Thế nhưng, các triệu chứng của gan nhiễm mỡ lại không biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài mà phát triển âm thầm bên trong cơ thể. Cũng vì thế mà người bệnh khó có thể phát hiện ra bệnh vào những giai đoạn đầu tiên. Thông thường chỉ khi khám sức khỏe tổng quát định kỳ mới có thể biết được sự thay đổi của các tế bào gan.

Theo nghiên cứu và kết luận của các chuyên gia thì căn bệnh gan nhiễm mỡ có 3 cấp độ phát triển, từng cấp độ cũng tương ứng với những nguy cơ gây hại cho sức khỏe, mức độ nguy hiểm cũng tăng dần.
Gan nhiễm mỡ độ 1
Gan nhiễm mỡ độ 1 cũng là giai đoạn đầu tiên, lượng mỡ thừa cũng từ từ tích tụ lại bên trong gan, gây ra một số cản trở cho quá trình hoạt động của cơ quan này. Bên cạnh đó, vấn đề này cũng làm cho các chức năng của gan bị rối loạn do không thể đào thải hết các chất độc, mỡ thừa ra khỏi cơ thể.
Lúc này, lượng mỡ hiện đang bị tích tụ trong gan cũng không quá nhiều, thông thường sẽ vượt mức hơn 5% so với tổng trọng lượng của cơ quan này. Đối với gan nhiễm mỡ độ 1 sẽ không có những triệu chứng đặc trưng, đa phần là các dấu hiệu như chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu, đau vùng gan, sụt cân,…dễ khiến cho người bệnh nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường. Cũng chính vì thế, vào giai đoạn này ít có ai tự nhận biết được tình trạng bệnh, đa phần phải nhờ vào sự thăm khám sức khỏe tổng quát thì mới có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của gan.
Gan nhiễm mỡ độ 2
Đối với người bệnh cấp độ 1 nếu không được phát hiện sớm và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp sẽ làm cho lượng mỡ thừa càng tích tụ nhiều hơn, chuyển biến sang gan nhiễm mỡ độ 2. Vào giai đoạn này, lượng mỡ thừa bắt đầu tăng lên, chiếm khoảng 10 đến 20% so với khối lượng của gan, làm cho gan suy giảm các chức năng hoạt động. Thế nhưng, lúc này người bệnh vẫn chưa thể dễ dàng nhận biết được bệnh từ những dấu hiệu thông thường. Các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài cơ thể vẫn còn khá mơ hồ, chưa rõ ràng.

Một số triệu chứng thường gặp ở người bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 như chán ăn, ăn không ngon miệng, vàng da, vàng mắt, khó tiêu, đau tức vùng ngực, sụt can, thường xuyên mệt mỏi, tay chân không có nhiều sức lực,…Nếu có thể thăm khám và phát hiện ra được tình trạng gan nhiễm mỡ, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng cách kết hợp thuốc theo chỉ định bác sĩ và thay đổi lối sinh hoạt, ăn uống hàng ngày để các triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm mà giảm thiểu lượng mỡ thừa đang tích tụ trong gan.
Gan nhiễm mỡ độ 3
Gan nhiễm mỡ độ 3 cũng là giai đoạn cuối của bệnh lý này, nếu người bệnh không kịp thời áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như ung thư gan, xơ gan, viêm gan, nhiều tình trạng có thể dẫn đến tử vong. Lúc này các dấu hiệu của bệnh dần biểu hiện rõ hơn nên người bệnh có thể dễ dàng nhận biết.
Thế nhưng, khi gan nhiễm mỡ đã phát triển đến cấp độ 3 thì việc điều trị và giúp cho các chức năng của gan phục hồi hoàn toàn sẽ trở nên khó khăn hơn. Nhiều trường hợp nếu không thể tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng của gan như ung thư gan, viêm gan B, xơ gan,…
Mức độ nguy hiểm của bệnh gan nhiễm mỡ sẽ dần tăng theo từng cấp độ khác nhau. Ban đầu các chức năng gan cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều, sức khỏe người bệnh vẫn có thể đảm bảo và phục hồi nhanh chóng bằng việc thay đổi lối sinh hoạt và xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh không được ngăn chặn kịp thời sẽ làm cho lượng mỡ thừa dần tăng lên, khiến gan mất đi khả năng hoạt động, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều biến chứng xấu cho người bệnh.
Cấp độ nào của gan nhiễm mỡ nguy hiểm nhất?
Theo nghiên cứu và nhận định của các bác sĩ chuyên môn, gan nhiễm mỡ là căn bệnh không quá nguy hiểm nếu ở cấp độ 1 và 2. Lúc này, lượng mỡ tích tụ trong gan còn có thể kiểm soát và ngăn chặn được nếu kịp thời phát hiện và có được phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, rất khó có thể tự nhận biết được mình đang mắc bệnh qua những dấu hiệu, triệu chứng mơ hồ, không rõ ràng. Đa phần những trường hợp nhận biết được bệnh gan nhiễm mỡ ở những giai đoạn đầu là nhờ vào việc thăm khám sức khỏe định kỳ, để có thể biết được sự thay đổi bất thường của cơ quan đang bị tổn thương.

Do đó, nhiều đối tượng người bệnh khi các triệu chứng đã biểu hiện rõ hơn như thường xuyên chán ăn dẫn đến sụt cân không thể kiểm soát, vàng da, khó tiêu, đau tức vùng bụng,…thì mới có thể phát hiện được bệnh. Lúc này, tình trạng gan nhiễm mỡ cũng đã chuyển biến sang giai đoạn 3 – đây cũng chính là cấp độ bệnh nguy hiểm nhất. Khi rơi vào tình trạng này, hầu hết các chức năng của gan đã bị suy giảm mạnh, khả nặng tái tạo và phục hồi hoàn toàn rất khó khăn nếu không được áp dụng biện pháp phù hợp. Đặc biệt hơn, gan nhiễm mỡ độ 3 còn có nguy cơ gây ra các biến chứng nặng nề như ung thư gan, xơ gan, viêm gan,…nhiều trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng con người. Cũng chính vì thế, để có thể bảo vệ sức khỏe, bạn cần phải thường xuyên thăm khám định kỳ, thiết lập chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh và khoa học.
Phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Hiện nay đã có rất nhiều các biện pháp hỗ trợ để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người mà có thể áp dụng cả việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày để giúp cho triệu chứng bệnh dần cải thiện, các chức năng của gan cũng được phục hồi.
1. Sử dụng thuốc tây
Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có chỉ định và kê đơn thuốc riêng cho mỗi trường hợp bệnh. Thông thường, biện pháp điều trị bằng các loại thuốc Tây chỉ áp dụng cho gan nhiễm mỡ độ 3. Lúc này các chức năng gan đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lượng mỡ thừa tích tụ quá nhiều, cần phải có sự can thiệp của một số loại thuốc điều trị như:

- Choline: Đây là loại thuốc có chứa nhiều các hoạt chất Phosphatidyl hỗ trợ ngăn chặn và làm giảm nhanh các triệu chứng mà bệnh gan nhiễm mỡ gây ra. Bên cạnh đó, thuốc còn có công dụng làm lành các tế bào đã bị tổn thương do việc thiếu hụt choline.
- Acid amin: Loại thuốc này hỗ trợ cung cấp Protit cho các tế bào gan, giúp gia tăng hoạt động và hạn chế sự hình thành các chất béo, mỡ thừa trong cơ quan này. Nhờ đó mà gan được giảm bớt gánh năng, dần phục hồi được chức năng của mình.
- Những loại vitamin: Khi cơ thể người bệnh được cung cấp vitamin cần thiết sẽ giúp han được bảo vệ, tránh khỏi những tác động xấu của các tác nhân gây hại, làm ảnh hưởng đến hoạt động gan. Bên cạnh đó, một số loại vitamin còn hỗ trợ hạn chế sự tích tụ mỡ thừa trong tế bào gan, ngăn chặn và phòng chống sự xuất hiện của căn bệnh gan nhiễm mỡ.
Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi đã có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, không nên tự ý lựa chọn thuốc hoặc tăng liều lượng dùng tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu trong quá trình điều trị bệnh xuất hiện bất kỳ các dấu hiệu khác thường, người bệnh cũng nên thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được ngăn chặn và tìm hướng giải quyết tốt nhất.
2. Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh
Đối với người bệnh gan nhiễm mỡ, dù đang ở giai đoạn nào cũng cần phải thiết lập cho mình một thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Cũng bởi, vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh, hỗ trợ tốt cho việc phục hồi các chức năng của gan, giảm thiếu tình trạng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể và cơ quan đang bị tổn thương. Do đó, người bệnh gan nhiễm mỡ cần phải chú ý thực hiện một số quy tắc sau:

- Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia hay các chất kích thích, có chứa nhiều cồn để không làm ảnh hưởng đến gan. Bia rượu cũng là một trong những nguyên nhân chiếm phần lớn gây nên căn bệnh này. Các loại đồ uống này có chứa nhiều chất độc hại, lượng cồn cao khiến cho các tế bào gan bị tổn thương, hoạt động kém, dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ thừa càng gia tăng trong cơ quan này.
- Hạn chế dung nạp vào cơ thể những thức ăn có nhiều đạm, chất béo, cholesterol hoặc những món ăn chiên, nướng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,…
- Người bệnh gan nhiễm mỡ nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ để gan có thể thực hiện chức năng thải độc tốt nhất vào khoảng 1g đêm. Điều này cũng giúp cho cơ thể có được nhiều thời gian nghỉ ngơi, tinh thần được thoải mái và thư giãn.
- Cần bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi và những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất cần thiết như cá, ngũ cốc, các loại hạt,…để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, làm lành các tổn thương ở tế bào gan, giúp bệnh gan nhiễm mỡ mau chóng cải thiện.
- Thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục thể thao để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, kiểm soát tốt cân nặng của người bệnh để không làm gia tăng nguy cơ biến chứng thành giai đoạn nghiêm trọng hơn.
- Kiểm soát tình trạng và mức độ bệnh bằng cách thường xuyên thăm khám theo định kỳ. Việc này sẽ giúp người bệnh nắm rõ về sự chuyển biến của bệnh, đồng thời có được phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Trên đây là những thông tin hữu ích về các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ và mức độ nguy hiểm của từng giai đoạn. Để có thể kịp thời phát hiện ra sự thay đổi của các tế bào gan, bạn cần phải thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần. Bên cạnh đó, phải xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh để ngăn chặn các tác nhân gây hại làm ảnh hưởng đển sức khỏe của bản thân.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)