Chữa bệnh xơ gan cổ trướng bằng bài thuốc Đông y

Trong Đông y, xơ gan cổ trướng là bệnh lý khá phức tạp, nằm trong tứ chứng nan y nên việc điều trị cũng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Chữa xơ gan cổ trướng bằng những bài thuốc y học cổ truyền cũng đã được rất nhiều người bệnh áp dụng thành công. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, còn ở giai đoạn đầu thì những loại thảo dược được lấy từ thiên nhiên mang lại công dụng rất tốt cho việc phục hồi chức năng gan, giải độc, thanh lọc cơ thể và cải thiện sức khỏe rất tốt. 

Chữa bệnh xơ gan cổ trướng bằng bài thuốc Đông y
Chữa xơ gan cổ trướng bằng những bài thuốc y học cổ truyền cũng đã được rất nhiều người bệnh áp dụng thành công

Quan niệm của Đông y về bệnh xơ gan cổ trướng

Xơ gan cổ trướng xuất hiện khi người bệnh xơ gan không thể kịp thời nhận biết và điều trị sớm. Khi bệnh chuyển biến đến giai đoạn cuối sẽ hình thành chứng cổ trướng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tính mạng của người bệnh. Lúc này gan dần như đang mất đi các chức năng của mình, những tế bào gan cũng rơi vào trạng thái hoại tử, khiến cho cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, bụng trướng lên bất thường.

Trong Đông y, tình trạng xơ gan sẽ có mối liên quan đến 3 tạng đó là Thận, Tỳ và Can. Nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn đến tình trạng bệnh này đó chính là huyết ứ, khí trệ, thủy thấp dần tích tụ trong cơ thể khiến cho thận dương, thận âm đều bị tổn thương nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn xuất hiện khi người bệnh có lối sinh hoạt ăn uống không ổn định và khoa học, lạm dụng quá nhiều các loại nước uống có cồn, đặc biệt là rượu bia khiến cho tỳ vị, tân dịch bị tổn thương, suy giảm chức năng tỳ vận. Còn khi xuất phát từ việc nhiễm trừng hoặc tiếp xúc nhiều với các chất độc hại cũng sẽ khiến cho can tỳ bị ảnh hưởng mà dẫn đến tình trạng xơ gan.

Chữa bệnh xơ gan cổ trướng bằng bài thuốc Đông y
Ở mỗi thể trạng khác nhau mà người bệnh sẽ có những biểu hiện riêng biệt cũng như sử dụng các cây thuốc mang tính chất khác nhau.

Khi bệnh tình kéo dài và không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ khiến cho gan, thận bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng phù, cổ trướng hay còn gọi là xơ gan cổ trướng. Theo như y học cổ truyền thì tình trạng “cổ” và “trướng” biểu hiện ở hai trạng thái và mức độ nguy hiểm khác nhau. Như nhận định của các chuyên gia thì “trướng” là tình trạng bệnh nhẹ, khi chuyển biến nặng hơn thì được gọi là “cổ trướng”.

Thông thường bệnh cổ trướng sẽ được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau để thuận tiện cho việc điều trị. Các thể bệnh thường gặp ở bệnh xơ gan cổ trướng như hàn trướng, tỳ thận hư cổ trướng, cổ trướng, nhiệt trướng, huyết cổ, khí cổ và thủy cổ. Ở mỗi thể trạng khác nhau mà người bệnh sẽ có những biểu hiện riêng biệt cũng như sử dụng các cây thuốc mang tính chất khác nhau.

Chữa bệnh xơ gan cổ trướng bằng bài thuốc Đông y

Xơ gan cổ trướng là căn bệnh khá nguy hiểm nếu người bệnh không thể phát hiện và có cách điều trị phù hợp sẽ làm cho tình trạng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp biến chứng thành những căn bệnh có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Vì thế, khi có thể nhận biết bệnh ở những gia đoạn đầu tiên, ngoài việc tiến hành thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh xơ gan cổ trướng bằng Đông y.

Trong y học cổ truyền, tùy vào thể bệnh của mỗi đối tượng và biểu hiện của người bệnh mà các bài thuốc chữa trị cũng có phần khác nhau. Do đó, người bệnh cũng nên lựa chọn các cơ sở Đông y uy tín và chất lượng để có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe của gan an toàn và hiệu quả nhất.

Chữa bệnh xơ gan cổ trướng bằng bài thuốc Đông y
Trong y học cổ truyền, tùy vào thể bệnh của mỗi đối tượng và biểu hiện của người bệnh mà các bài thuốc chữa trị cũng có phần khác nhau.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y có thể chữa bệnh xơ gan cổ trướng mà người bệnh có thể sử dụng:

1. Thể hàn trướng

Đối với những người bệnh xơ gan cổ trướng thuộc thể hàn trướng sẽ có một số biểu hiện cụ thể như bụng đầy trướng, vùng hạ vị bị đau nhức, vùng bị có cảm giác ấm ách, khi đại tiện phân sẽ lỏng và nát. Khi gặp phải tình rạng này, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc Lý trung gia ô dược chỉ thực để giúp ôn trung tán hàn.

Chuẩn bị nguyên liệu: 32g bạch truật, 12g chỉ thực, 12g ô dược, 12g can khương, 12g cam thảm, 8g nhân sâm.

Cách thực hiện:

  • Chỉ thực đem đi nướng cho vàng đều.
  • Sau đó dùng khoảng 1,5 lít nước để sắc cùng các nguyên liệu đã chuẩn bị.
  • Khi nước cạn dần còn khoảng 500ml thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc thành 5 phần bằng nhau để uống trong ngày.
  • Ban ngày uống hết 4 phần, 1 phần uống vào buổi tối.
  • Duy trì thực hiện để các triệu chứng của bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

2. Thể tỳ hư cổ trướng

Thông thường, những trường hợp ở thể tỳ hư cổ trướng sẽ được điều trị bằng bài thuốc Thực tỳ ẩm với mục đích trợ dương lợi thủy, kiện tỳ. Một số dấu hiệu mà người bệnh thường hay gặp phải đó là đại tiện phân lỏng, hơi thở sẽ khá ngăn và yếu, tiếng nói không được trong trẻo và có phần nhỏ yếu, thiện án, sôi bụng, bụng trướng, vàng da, bụng đầy nhưng khi ấn vào có lúc căng, có lúc mềm.

Chuẩn bị nguyên liệu: 16g hậu phác, 16g phục linh, 16g mộc qua, 16g bạch truật, 12g đại phúc bì, 8g hắc phụ tử, 8g thảo quả nhân, 6g cam thảo, 4g bào khương, 4g mộc hương quảng.

Cách thực hiện:

  • Hậu phác đem đi cạo sạch vỏ.
  • Tiếp đến dùng khoảng 1,7 lít nước để sắc cùng các nguyên liệu đã được chuẩn bị sẵn.
  • Khi các dưỡng chất đã hòa tan và lượng nước còn khoảng 500ml thì tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước và bỏ bã thuốc.
  • Chia thuốc thành 5 phần bằng nhau và uống trong ngày.

3. Thể tỳ thận hư cổ trướng

Những người gặp phải thể tỳ thận cổ trướng thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon, đâu lưng, mỏi gối, mồ hồi ra nhiều, di tinh, ù tai, mắt mờ, đầu thường choáng váng, bụng đầy trướng, bụng thường xuyên cảm thấy khó chịu. Trong Đông y sẽ chữa triệu chứng này bằng bài thuốc giúp ôn bổ tỳ thận dương.

Chuẩn bị nguyên liệu: 10g hắc phụ tử, 12g bạch truật, 12g cam thảo, 12g can khương, 8g nhân sâm.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng tất cả vị thuốc của bài thuốc phụ tử lý trung để sắc cùng với 1,5 lít nước.
  • Khi nước bắt đầu cạn dần còn khoảng 300-500ml thì có thể tắt bếp.
  • Lọc bỏ phần bã và chia nước thuốc thành 5 phần để uống trong ngày.
  • Người bệnh nên uống 4 phần ban ngày và 1 phần ban đêm.

4. Thể cổ trướng

Những đối tượng thuộc thể cổ trướng sẽ dễ nhận biết qua các triệu chứng như môi đỏ, mặt không có sức sống, hốc hác, mắt lúc nào cũng lờ đờ, mệt mỏi, bụng phình to ra bất thường, trướng lên gây cảm giác đau nhức, cảm giác thường xuyên thèm đồ ngọt và béo. Bằng bài thuốc Tiêu cổ thang trong y học cổ truyền sẽ giúp điều trị các triệu chứng này bằng phương pháp hành khí trục thủy, hoạt huyết khứ ứ.

Chuẩn bị nguyên liệu: 12g đại táo, 12g binh lang, 12g bán hạ, 12g nga truật, 12g tam lăng, 10g la bạc tử, 6g tất trừng già, 6g sa nhân, 6g tử tô, 6g sinh khương, 6g chỉ xác, 6g thanh bì, 6g trần bì, 4g nhục đậu, 4g bạch đậu khấu, 4g cam thảo, 4g uan quế, 2g mộc hương quảng.

Cách thực hiện:

  • Xé đại táo thành từng miếng nhỏ.
  • Mộc hương quảng mài tan.
  • Cho tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị (trừ mộc hương quảng) vào khoảng 1,7 lít nước để sắc lấy nước thuốc.
  • Khi nước đã cạn dần thì tắt bếp và lọc bỏ phần bã.
  • Sau đó dùng mọc hương quảng mài tan hòa cùng nước thuốc.
  • Chia thuốc thành 5 phần và uống hết trong ngày.

5. Thể nhiệt trướng

Những biểu hiện của thể nhiệt trướng mà người bệnh có thể gặp phải đó chính là sốt nhẹ đến nặng, vùng bụng bị trướng lên rất to, đau và cứng, cự án, khô cổ, miệng có vị đắng, nước tiểu sẽ có màu vàng sẫm lại, sẻn. Y học cổ truyền sẽ sử dụng bài thuốc Trung mãn phân tiêu thang để điều trị giúp thanh nhiệt trừ thấp.

Chuẩn bị nguyên liệu: 16g hoàng cầm, 12g hoàng liên, 12g hậu phác, 12g bạch truật, 12g phục linh, 12g bán hạ, 12g trạch tả, 10g trư linh, 10g chỉ xác, 4g cam thảo, 4g nhân sâm, 2g can khương.

Cách thực hiện:

  • Cam thảo chích, gọt vỏ hậu phác, bán hạ chế.
  • Sau đó dùng tất cả các vị thuốc trên để sắc cùng với 1,7 lít nước.
  • Khi nước sôi và cạn dần còn khoảng 500ml thì có thể tắt bếp.
  • Người bệnh chia thuốc để uống 5 lần mỗi ngày, 4 lần vào ban ngày, 1 lần vào ban đêm.

6. Thể huyết cổ

Thể huyết cổ sẽ có nhiều triệu chứng giúp người bệnh dễ dàng nhận biết như thường xuyên mệt mỏi, sụt cân đột ngột, chân tay, mặt gầy đi trông thấy, bụng trướng to lên, ở phần bụng bắt đầu nổi lên những được gân xanh hoặc có màu tía, sắc mặt không tươi tắn, xanh nhợt nhạt, mạch trầm tế, phân có màu đen, mùi thối khẳm. Thông thường, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc Đương qui hoạt huyết để thông huyết trục ứ hành khí.

Chuẩn bị nguyên liệu: 16g sinh địa hoàng, 12g đương qui, 12g phục linh, 12g đào nhân, 10g xích thược dược, 8g sài hồ, 8g chỉ xác, 6g quế tâm, 4g hồng hoa, 4g cam thảo, 2g bào khương.

Cách thực hiện:

  • Đào nhân đem loại bỏ phần vỏ bên ngoài.
  • Sinh địa hoàng và xích thược tẩm với rượu.
  • Dùng tất các các vị thuốc trên để sắc cùng với 1,7 lít nước.
  • Để nước cạn dần còn khoảng 200-500 ml thì loại bỏ phần bã.
  • Người bệnh nên chia thuốc thành 4 phần và dùng khi ấm sẽ tốt hơn.

7. Thể khí cổ

Những trường hợp người bệnh đang gặp phải tình trạng xơ gan cổ trướng thể khí cổ thì sẽ thường xuyên gặp phải các dấu hiệu khó chịu như chán ăn, ăn không ngon miệng, tinh thần bị giảm súc, hay căng thẳng, bực tức, trung tiện, phần ngực bụng bị phình to ra, bụng phê, da bụng bắt đầu dày lên, sườn bị đau, tức vùng bụng. Để điều trị các triệu chứng này, bài thuốc Đông y khoang trung thang đã được áp dụng để khoan trung hạ khí lợi niệu.

Chuẩn bị nguyên liệu: 6g mộc hương quảng, 8g dậu khấu nhân, 10g thanh bì, 12g dại phúc bì, 12g trần bì, 16g trạch tả, 16g uất kim, 16g hậu phác, 16g binh lang.

Cách thực hiện:

  • Hậu phác đem cạo sạch vỏ bên ngoài.
  • Dùng 1,6 lít nước để sắc cùng các vị thuốc trên.
  • Đun sôi trên lửa lớn đến khi nước cạn còn khoảng 250ml thì tắt bếp.
  • Dùng mộc hương quảng kết hợp cùng với thuốc sắc mài tan hết với 20ml.
  • Nên kiên trì sử dụng để thuốc phát huy công dụng tốt nhất.

8. Thể thủy cổ

Để có thể nhận biết được thể thủy cổ, người bệnh cần dựa vào một số triệu chứng như chân tay có phần gầy đi, ăn uống không được tốt, chán ăn, da bụng có phần sáng màu và mỏng hơn, khi ấn vào sẽ bị lõm, bụng trướng to lên và bè ra hai bên hông, chất lưỡi nhớt và bệu. Trong Đông y thường sử dụng phương pháp công trục thủy khí để điều trị chứng bệnh này.

Chuẩn bị nguyên liệu: 6g quảng mộc hương, 8g tiểu hồi hương và 32g hắc sửu.

Cách thực hiện:

  • Dùng hai vị thuốc tiểu hồi hương và hắc sửu sắc cùng với 800ml nước.
  • Sau khi nước cạn dần thì tắt bếp để lọc lấy khoảng 150ml nước thuốc.
  • Tiếp đến trộn lẫn mọc hương quảng với khoảng 40ml nước thuốc mài tan.
  • Chia thuốc thành 4 phần và uống hết trong 1 ngày.

Chữa bệnh xơ gan cổ trướng bằng bài thuốc Đông y là phương pháp được rất nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, tùy vào thể bệnh và giai đoạn đang mắc bệnh mà bệnh nên lựa chọn bài thuốc phù hợp. Tốt nhất bệnh nhân nên lựa chọn các cơ sở y học cổ truyền uy tín và chất lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi áp dụng biện pháp điều trị này.

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn