Các chỉ số cần lưu ý khi xét nghiệm gan nhiễm mỡ
Chỉ số khi xét nghiệm gan nhiễm mỡ sẽ giúp cho bạn có thể biết chính xác được tình trạng sức khỏe của cơ quan nội tạng này. Đồng thời, nó cũng thể hiện rõ mức độ nguy hiểm và những nguy cơ có thể xuất hiện một số bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng của gan. Cũng bởi, bệnh gan nhiễm mỡ không có những dấu hiệu để nhận biết từ bên ngoài nên chỉ khi thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa mới phát hiện được bệnh. Do đó, khi tiến hành xét nghiệm gan nhiễm mỡ, bạn cũng cần lưu ý đến các chỉ số được nhắc đến trong bài viết này.

Các chỉ số khi xét nghiệm gan nhiễm mỡ
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất và cũng đóng vai trò quan trọng để thực hiện hoạt động chuyển hóa chất béo, đào thải độc tố và những lượng mỡ thừa xấu ra khỏi cơ thể. Hiện nay, gan nhiễm mỡ cũng trở thành một trong những căn bệnh nguy hiểm bởi các dấu hiệu nhận biết không biểu hiện rõ ở các giai đoạn đầu của bệnh mà chỉ dần phát triển khi bệnh đã bắt đầu trở nặng. Vì thế nên việc điều trị cũng dần trở nên khó khăn khi người bệnh không vô tình phát hiện bệnh qua những xét nghiệm chuyên khoa, tổng quát.
Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh xuất phát do việc tích trữ quá nhiều lượng mỡ thừa trong gan, thông thường hàm lượng chất béo, mỡ thừa sẽ cao hơn 5% so với khối lượng của gan. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các tế bào gan, suy giảm chức năng của gan và làm tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan này. Tình trạng này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do thói quen uống nhiều bia rượu, chế độ ăn uống không lành mạnh làm rối loạn chức năng gan.

Bệnh lý này diễn ra âm thầm bên trong cơ thể, chỉ khi chuyển sang giai đoạn gan nhiễm mỡ độ 3 mới bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng như vàng da, tròng trắng của mắt chuyển sang màu vàng, thường xuyên mệt mỏi, khó tiêu, buồn nôn, đau tức vùng bụng,…Để có thể nhận biết sớm nhất và ngăn chặn được những triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ, bạn cần phải thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần.
Hoặc khi các dấu hiệu của bệnh bắt đầu xuất hiện bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện việc siêu âm, chụp cắt điện toán để chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Phương pháp này sẽ chiếm hơn 60% độ chuẩn xác khi phát hiện những triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, khi nhận thấy các triệu chứng đã rõ ràng hơn, các bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết gan để có được chỉ số rõ ràng, đưa ra nhận định đúng nhất về tình trạng bệnh.
Để có thể biết được rõ tình trạng sức khỏe của gan và mức độ nguy hiểm của bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh sẽ được yêu cầu tiến hành siêu âm và xét nghiệm máu. Những chỉ số thông thường khi được xác định trong các phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ:
- Xét nghiệm bilirubin: Bilirubin là một sắc tố có màu vàng xuất hiện trong quá trình các tế bào hồng cầu thoái giáng, dịch mật bài tiết. Việc thực hiện xét nghiệm này sẽ kiểm tra được nồng độ Bilirubin hiện có trong máu nhầm theo dõi những bệnh lý có liên quan đến gan. Khi nồng độ Bilirubin quá cao cũng đồng nghĩa với việc các tế bào gan đang gặp vấn đề.
- Xét nghiệm thời gian prothrombin (PT): Xét nghiệm PT hay còn được xem là xét nghiệm INR, đây là phương pháp giúp cho các bác sĩ đo được thời gian prothrombin để xác định được thời gian đông máu của cơ thể. Nếu máu xuất hiện dấu hiệu khó đông cũng cho biết rằng gan đang có nguy cơ mắc phải căn bệnh gan nhiễm mỡ.
- Xét nghiệm L – Lactate dehydrogenase (LD): Khi các chức năng của gan bị ảnh hưởng hoặc rối loạn sẽ khiến cho chỉ số xét nghiệm L – Lactate dehydrogenase (LD) tăng cao hơn so với mức bình thường.
- Xét nghiệm albumin và protein: Albumin là một thành phần protein chiếm tỷ lệ lớn trong tất cả các protein của cơ thể. Chất này giúp duy trì áp lực thẩm thấu keo, ngăn chặn nước ra đến cách mạch máu. Bên cạnh đó, Albumin còn là một cầu nối giúp vận chuyển và kết nối vitamin, bilirubin, acid béo….đến các cơ quan khác. Do được sản xuất từ các tế bào của gan nên khi nồng độ của Albumin thay đổi cũng là dấu hiệu nhận biết các tổn thương ở gan.
- ALP (xét nghiệm photpho kiềm – ALP): ALP là enzyme có trong gan, xương và ống mật. Vì thế nên khi kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ ALP cao quá mức bình thường cũng đồng nghĩa với việc một trong những cơ quan trên đang bị ảnh hưởng và tổn thương.
- GGT (Gamma – glutamyl transferase): Đây cũng là một dạng enzyme có trong các tế bào gan và một vài các cơ quan khác trong cơ thể như thận, lá lách,…Thế nhưng gan là cơ quan bắt nguồn của loại enzyme này, vì thể chỉ số Gamma – glutamyl transferase trong máy gia tăng cũng cho thấy gan đang bị tác động xấu, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động.
- AST (Aspatate transaminase): AST cũng là một trong những enzyme có trong gan. Vì thế khi xét nghiệm cho thấy nồng độ Aspatate transaminase đang tăng cao cũng là dấu hiệu nhận biết các bệnh lý về gan.
- ALT (Alanine transaminase): Loại enzyme này có khả năng phá vỡ các protein trong cơ thể và thường xuyên hiện ở các tế bào gan. Khi nồng độ Alanine transaminase tăng đột ngột cũng chứng tỏ cơ quan nội tạng này đang bị tổn thương.
Mức độ nguy hiểm của các chỉ số khi xét nghiệm gan nhiễm mỡ
Khi tiến hành xét nghiệm gan nhiễm mỡ, các bác sĩ chuyên môn chỉ sử dụng khoảng 4 chỉ số trong tất cả các xét nghiệm nêu trên. Qua các xét nghiệm này, chuyên gia sẽ chẩn đoán và đánh giá được mức độ nguy hiểm của tình trạng bệnh. Những chỉ số cần lưu ý khi xét nghiệm gan nhiễm mỡ như AST(SGOT), ALT (SGPT), AP và GGT.
Nếu kết quả xét nghiệm của bạn đúng với các chỉ số dưới đây thì chứng tỏ gan của bạn đang hoạt động bình thường và không gặp phải bất kỳ tổn thương nào.

- Chỉ số ALT (SGPT) trong kết quả xét nghiệm trung bình khoảng từ 20 đến 40 U/L.
- Chỉ số AST (SGOT) trong kết quả xét nghiệm trung bình khoảng từ 20 đến 40 U/L.
- Chỉ số GGT trong kết quả xét nghiệm trung bình khoảng từ 3 đến 60 U/L.
- Chỉ số AP trong kết quả xét nghiệm trung bình khoảng từ 35 đến 115 U/L.
Nếu sau khi xét nghiệm, các chỉ số trên có kết quả cao hơn nhiều so với mức trung bình thì có khả năng bạn đang gặp phải căn bệnh gan nhiễm mỡ, hoăc những bệnh lý liên quan đến gan. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các chỉ số sẽ cho kết quả khác nhau.
Người bệnh cần làm gì khi bị gan nhiễm mỡ?
Khi được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ sẽ được khống chế và cải thiện nhanh chóng. Đồng thời ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra. Vì thế, để có thể kịp thời nhận biết tình trạng sức khỏe của gan, bạn nên tiến hành khám tổng quát theo định kỳ. Ngoài ra, khi mắc phải căn bệnh này, bạn cần chú ý một số vấn đề sau để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt nhất.

- Thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều lượng để có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh, đồng thời không làm cho các triệu chứng càng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tính mạng của người bệnh.
- Người bệnh cần giữ tinh thần thật thoải mái và vui vẻ, tránh áp lực, căng thẳng, stress để cơ thể có khả năng kháng lại những tác nhân gây hại khác. Khi quá lo lắng, suy nghĩ tiêu cực sẽ làm cho tình trạng bệnh không thể cải thiện mà còn trầm trọng hơn.
- Nhanh chóng thay đổi chế độ ăn uống, thiết lập thực đơn dinh dưỡng khoa học và lành mạnh để giúp cho cơ thể hấp thụ được các khoáng chất có lợi, vitamin, chất xơ từ rau củ quả. Các thực phẩm này sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn chặn sự tích tụ của mỡ thừa bên trong tế bào gan.
- Đồng thời, cần phải hạn chế các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe gan và cơ thể. Nhất là những món ăn chiên xào có nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, các gia vị cay nồng, nhiều chất béo, mỡ, đường,…để không làm hàm lượng mỡ thừa tăng cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan.
- Tuyệt đối không được uống bia rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích trong suốt quá trình điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Bia rượu có chứa rất nhiều cồn, khi dung nạp vào cơ thể, phần lớn các chất độc hại sẽ được giữ lại trong gan, lâu dần dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Vì thế, để có thể điều trị tốt nhất các triệu chứng của bệnh cũng như giúp gan nhanh chóng phục hồi chức năng, người bệnh cần tránh xa với các loại chất kích thích này.
- Ngoài ra, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ tập luyện thể dục hàng ngày để giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch để hỗ trợ cơ thể tránh khỏi những tác nhân xấu có nguy cơ làm gia tăng tình trạng bệnh hoặc gây ra những bệnh lý khác.
Các chỉ số sau khi làm xét nghiệm gan nhiễm mỡ sẽ hỗ trợ cho bác sĩ và bệnh nhân nắm rõ được tình trạng bệnh, mức độ nguy hiểm, và nguyên nhân gây ra bệnh. Khi các triệu chứng của bệnh không được ngăn chặn kịp thời sẽ có nguy cơ biến chứng thành những bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến cả tính mạng con người. Do đó, để có thể phát hiện và ngăn chặn các tổn thương cho gan và bảo vệ sức khỏe tốt nhất, bạn nên giữ cho mình lối sống lành mạnh cùng với thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)