Chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý cho người bị viêm gan B

Ngay khi phát hiện bị nhiễm virus viêm gan B, bệnh nhân cần có chế độ nghỉ ngơi và điều trị phù hợp. Lối sống và thực đơn ăn uống cũng chính là một trong số những điều bệnh nhân viêm gan B cần chú ý. Vậy chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý cho người bị viêm gan B là như thế nào? Cần chú ý điều gì khi điều trị viêm gan B? Bài viết sau đây sẽ giúp bệnh nhân có được cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về chế độ ăn cho người mắc viêm gan B.

Nguyên tắc thiết kế thực đơn cho người bị viêm gan B theo từng giai đoạn

Chế độ ăn cho người mắc bệnh viêm gan B sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn (cấp tính hoặc mãn tính). Vì vậy, để thiết lập được một chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý cho người bị viêm gan B, cần tuân thủ một số quy tắc sau.

Quy tắc thiết kế thực đơn, chế độ ăn cho người mắc viêm gan B ở giai đoạn cấp tính

  • Năng lượng cần cung cấp: Tùy theo số cân nặng mà bệnh nhân viêm gan B cấp tính sẽ có những lượng calo cần cho một ngày khác nhau. Theo ước tính, với 1kg thì cần khoảng 25 kcal cho một ngày. Lượng năng lượng hợp lý nhất dành cho bệnh nhân viêm gan B cấp tính rơi vào khoảng 1300 – 1400 calo/ngày.
  • Chất đạm cần cung cấp: Giống như năng lượng, lượng chất đạm mà cơ thể bệnh nhân viêm gan B cấp tính cần được cung cấp cũng sẽ dựa vào số cân nặng. Cụ thể, lượng đạm này sẽ rơi vào khoảng 0.4 – 0.6g/kg cho một ngày. Tương đương khoảng 20 – 30g cho một ngày.
  • Chất bột đường (tinh bột, đường, chất xơ): Bệnh nhân viêm gan B cần được bổ sung 250 – 280g một ngày.
  • Lượng chất béo cần được bổ sung: Lượng chất béo dành cho mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Lượng chất béo phù hợp bằng khoảng 10 – 15% tổng số năng lượng cả một ngày của bệnh nhân. Tương đương khoảng từ 15 – 20g chất béo một ngày.
  • Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, bệnh nhân nên ăn từ 6 – 8 bữa một ngày nhằm hạn chế áp lực lên dạ dày và gan.
Nguyên tắc xây dựng, thiết kế thực đơn cho bệnh nhân viêm gan B
Nguyên tắc xây dựng, thiết kế thực đơn cho bệnh nhân viêm gan B

Quy tắc thiết kế thực đơn, chế độ ăn cho người mắc viêm gan B ở giai đoạn mãn tính

  • Năng lượng cần cung cấp: Người mắc bệnh viêm gan B ở giai đoạn mãn tính cần lượng calo cao hơn bệnh nhân cấp tính, rơi vào khoảng 35 kcal/kg cho một ngày. Lượng calo được khuyến cáo cho bệnh nhân viêm gan B mãn tính là khoảng 1800 – 2000 calo một ngày.
  • Chất đạm cần cung cấp: Một ngày, bệnh nhân viêm gan B mãn tính cần 1 – 1.5g/kg, tương đương với khoảng 50 – 75g.
  • Chất bột đường (tinh bột, đường, chất xơ): Mỗi ngày, bệnh nhân cần được bổ sung từ 310 – 340g chất bột đường.
  • Chất béo: Lượng chất béo bệnh nhân viêm gan B mãn tính cần nạp vào cơ thể mỗi ngày bằng 15 – 20% tổng số năng lượng của cơ thể trong ngày đó, tương đương với khoảng 30 – 40g.
  • Chia nhỏ các bữa ăn, một ngày ăn từ 3 – 4 bữa nhỏ hoặc nhiều hơn, từ 5 – 6 buổi nhỏ nếu thường bị đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng.

Chế độ ăn cho người mắc viêm gan B

Gan là cơ quan lớn thứ hai của cơ thể, đồng thời là một bộ phận đảm nhiệm nhiệm vụ bài tiết và đào thải các chất độc, độc tố có hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy, bất kỳ ai cũng cần phải ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Tránh dung nạp vào cơ thể những nhóm thực phẩm xấu, chứa quá nhiều gốc độc hại hoặc độc tố khiến gan phải làm việc nhiều hơn và hiệu quả ngày càng kém đi. Đối với những bệnh nhân bị bệnh viêm gan B, cần phải thực hiện theo đúng nguyên tắc này để bệnh tình được thuyên giảm và có chuyển biến tốt đẹp hơn.

Chế độ ăn uống được chuyên gia khuyến cáo  phù hợp cho bệnh nhân viêm gan B
Chế độ ăn uống được chuyên gia khuyến cáo  phù hợp cho bệnh nhân viêm gan B

Sau đây sẽ là một số gợi ý về chế độ ăn cho người mắc viêm gan B được các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia khuyến cáo.

1. Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm

Ngoài chức năng thải độc, gan còn có khả năng dự trữ protein trước khi “phân phát” khắp cơ thể. Vì vậy, nhóm thực phẩm đầu tiên cần phải có trong chế độ ăn cho người mắc viêm gan B chính là các loại thực phẩm chứa nhiều đạm. Các loại thực phẩm giàu đạm điển hình là các loại cá, thịt bò, thịt gà nạc, thịt heo nạc, hải sản, trứng gà,… Bệnh nhân viêm gan B cần thường xuyên cho các loại thực phẩm thuộc nhóm này để cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho gan và cơ thể.

2. Các loại thực phẩm nhiều vitamin và giàu khoáng chất

Nhóm thực phẩm tiếp theo cần có trong chế độ ăn cho người mắc viêm gan B chính là các loại thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất. Nhóm thực phẩm này sẽ giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch. Đồng thời, chúng cũng sẽ giúp gan phục hồi tốt hơn và nhanh hơn.

Bệnh nhân viêm gan B có thể bổ sung vitamin tự nhiên và các khoáng chất thông qua các loại hoa quả tươi, rau xanh hoặc các loại củ. Có hai loại vitamin mà bệnh nhân cần tăng cường bổ sung thông qua các loại trái cây, chính là vitamin A và vitamin C. Các loại trái cây chứa nhiều vitamin A và vitamin là việt quất, dâu, cam, đu đủ,…

thực phẩm giàu vitamin
Bệnh nhân nên bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Để bổ sung chất xơ và chất khoáng hiệu quả nhất, bệnh nhân nên làm đa dạng thực đơn ăn uống của bản thân bằng các loại rau có màu xanh, đặc biệt là màu xanh sẫm. Có thể kể đến là rau bina (rau chân vịt), rau cải xanh, súp lơ xanh,… Các loại rau này không chỉ chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sự bảo vệ các tế bào gan, giúp hạn chế khả năng biến tính thành ung thư gan mà còn giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn. Nhờ có các loại rau của quả giàu vitamin và khoáng chất nên các chất độc trong cơ thể bệnh nhân sẽ được đào thải tốt hơn, giúp bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh hơn.

3. Sữa cùng các sản phẩm được làm từ sữa

Bệnh nhân viêm gan B thường bị suy giảm và thiếu hụt một lượng lớn vitamin D vì lúc này, khả năng tổng hợp chất béo để hòa tan vitamin D của gan đã bị suy giảm đáng kể. Vì vậy, bệnh nhân viêm gan B cần bổ sung thêm vitamin D thông qua sữa và các sản phẩm được làm từ sữa. Không dừng lại ở đó, trong sữa bò và các sản phẩm làm từ sữa còn chứa thêm methionin, đây là chất giúp cơ thể tổng hợp được choline, hạn chế tỷ lệ tích mỡ gây bệnh tại gan.

Tuy nhiên, vì các thành phần và chất béo có trong sữa bò khá khó tiêu nên bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo bệnh nhân viêm gan B chỉ nên uống tối đa 1 ly sữa/ngày. Các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể mà còn giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, thải độc hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp gan bớt đi gánh nặng làm việc quá độ trong tình trạng nhiễm virus. Lượng sữa chua mà bệnh nhân viêm gan B nên nạp vào cơ thể mỗi ngày là từ 100 – 250g, tương đương với 1 – 2 hũ sữa chua.

4. Các loại thực phẩm nhiều năng lượng

Các loại thực phẩm nhiều năng lượng là một phần quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn cho người mắc viêm gan B. Gạo tẻ, bột mì, đậu xanh, đậu đen, đậu tương,… là những thực phẩm điển hình cho nhóm thực phẩm nhiều năng lượng.

các loại đậu tương
Bệnh nhân nên ăn vừa phải và đa dạng các loại thực phẩm giàu năng lượng

Các loại thực phẩm này cần được xuất hiện đầy đủ và không nên cắt giảm trong các bữa ăn hằng ngày của bệnh nhân viêm gan B. Chúng không chỉ cung cấp năng lượng mà còn có hiệu quả giải độc rất tốt, đồng thời, chúng cũng giúp làm mát gan khá hiệu quả.

5. Bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể

Bên cạnh việc ăn uống đủ chất thì việc cung cấp và bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể cũng là một điều rất quan trọng trong chế độ ăn cho người mắc viêm gan B. Việc tăng cường bổ sung hơn sẽ giúp gan đào thải các chất độc có trong cơ thể được dễ dàng hơn. Tùy vào thể trạng của mình mà bệnh nhân nên uống đủ từ 2 – 2,5l nước mỗi ngày. Hoặc uống bất cứ khi nào thấy khát. Bệnh nhân không nên chỉ uống mỗi nước lọc mà cần uống hoặc ăn thêm các loại rau củ, trái cây mọng nước.

Bệnh nhân viêm gan B cũng có thể thay đổi nước lọc hoặc các loại nước trái cây bằng các loại trà thảo mộc có tác dụng làm mát, giải nhiệt và hỗ trợ gan đào thải độc tố. Không những vậy, một số loại trà còn giúp ức chế sự phát triển của HBV (virus viêm gan B) có trong cơ thể bệnh nhân. Các loại trà thảo mộc bệnh nhân có thể tham khảo là trà atiso, trà nấu với râu bắp, trà cà gai leo,… Tuy nhiên, bệnh nhân không được phép lạm dụng các loại trà này quá mức. Chỉ nên uống ở mức độ vừa phải và nên thay đổi liên tục, đa dạng các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe và điều trị viêm gan B.

Tham khảo thêm:

Một số điều cần chú ý trong quá trình ăn uống và chế biến thực phẩm

Bệnh nhân viêm gan B dù ở giai đoạn nào cũng không nên ăn uống một cách vội vàng mà cần ăn chậm nhai kỹ. Điều này sẽ giúp hạn chế áp lực lên dạ dày, đường ruột cũng như không gây thêm gánh nặng cho hoạt động của gan. Thói quen này cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng chán ăn, thường xuyên khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, giúp hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn.

Nếu muốn ăn nhiều hơn, cần ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Buổi chiều hoặc tối chỉ nên ăn 1 – 2 bữa nhỏ với khối lượng thức ăn giảm lượng thức ăn đến mức tối đa để hỗ trợ gan đào thải độc tố và hồi phục vào ban đêm.

chia nhỏ các bữa ăn
Cần chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày và gan

Nên chế biến thức ăn thành các dạng hấp hoặc luộc, nấu súp, nấu cháo hoặc làm các món hầm. Cần hạn chế và giảm tần suất sử dụng quá nhiều các loại gia vị, dầu mỡ và các nguyên liệu có tính cay nóng.

Ngâm rửa thật kỹ các loại thực phẩm và phải ăn chín uống sôi. Tuyệt đối không được ăn sống các loại thịt cá. Đồng thời, cần kiêng cử các loại thực phẩm bẩn, có hại cho sức khỏe và các chất kích thích.

Với những chia sẻ về chế độ ăn cho người mắc viêm gan B, hy vọng bệnh nhân viêm gan B đã có được cái nhìn tổng thể và chi tiết hơn trong vấn đề thiết kế thực đơn cho người bị viêm gan B. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề nào liên quan đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan B, bệnh nhân cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn