Thắc mắc: Người bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không?
Viêm gan B gây tổn thương nặng nề cho mô gan, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tiêm phòng vacxin là phương pháp ngừa bệnh tốt nhất được chuyên gia y tế khuyến cáo. Vậy, người bị viêm gan B có tiêm phòng được không? Cùng tìm lời giải đáp cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Người bị viêm gan B có tiêm phòng được không?
Rất nhiều người thắc mắc người bị bệnh viêm gan B có tiêm phòng được không? Trước khi chích ngừa viêm gan B cần phải làm xét nghiệm để xác định đã bị mắc bệnh chưa. Nếu kết quả cho HBsAg dương tính có nghĩa đã bị nhiễm virus viêm gan B. Lúc này việc tiêm phòng vacxin sẽ không còn mang lại tác dụng.

Vacxin phòng bệnh viêm gan B chỉ mang lại kết quả với người chưa bị mắc viêm gan. Khi kết quả xét nghiệm máu phát hiện HBsAg dương tính thì cần thực hiện các xét nghiệm viêm gan B chuyên sâu khác, để từ đó xác định tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp, tránh mọi nguy cơ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Tiêm vacxin phòng viêm gan B có nguy cơ nhiễm bệnh nữa không?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, tiêm vacxin viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Tỷ lệ chủng ngừa không đạt tuyệt đối 100%. Theo thống kê, vẫn có từ 2,5 – 5% số người vẫn bị nhiễm viêm gan B sau khi tiêm phòng.

Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả phòng bệnh không như mong muốn gồm:
- Do người tiêm phòng vacxin không tuân thủ theo phác đồ. Có thể là tiêm thiếu mũi, không đúng lịch hoặc không tiêm nhắc lại.
- Khả năng đáp ứng của hệ miễn dịch kém. Hay gặp ở người già yếu, những người bị suy giảm miễn dịch.
- Cũng có thể do vacxin tiêm phòng không đạt chất lượng. Hết hạn sử dụng hay môi trường bảo quản không đạt tiêu chuẩn. Theo quy định nhiệt độ bảo quản vacxin là 2 – 8 độ C.
- Quy trình tiêm chủng không tuân thủ quy định của Bộ Y tế. Người tiêm không được khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm,…
Vì vậy, để vacxin phòng viêm gan B mang lại hiệu quả ngừa tốt nhất cần lựa chọn dịch vụ tiêm phòng uy tín. Nhằm đảm bảo quy trình tiêm phòng và nguồn vacxin đạt chất lượng cao. Tiêm phòng đủ liều theo lịch và tiêm đủ mũi nhắc lại theo khuyến cáo.
Tham khảo:
- Top xx địa chỉ tiêm phòng viêm gan B uy tín tại Hà Nội
- Top xx địa chỉ tiêm phòng viêm gan B chất lượng tại TP.HCM
Vacxin phòng bệnh viêm gan B có tác dụng trong bao lâu?
Qua nghiên cứu cho thấy, vacxin phòng viêm gan B có khả năng tạo ra kháng thể ngăn chặn sự xâm nhập của virus. Nó được xem là bức tường thành vững chắc, bảo vệ cơ thể trong khoảng thời gian từ 10 – 20 năm. Tuy nhiên, theo thời gian lượng kháng thể do vacxin tạo nên sẽ giảm dần. Do đó, để lượng kháng thể luôn đủ chống lại virus các chuyên gia y tế khuyến cáo nên tiêm nhắc lại sau mỗi 5 năm, so với mũi cuối cùng trong phác đồ tiêm phòng trước đó.
Với những người đã tiêm vacxin viêm gan B nhưng không đủ liều cần làm xét nghiệm kháng thể antiHBs. Đồng thời, tiêm các mũi bổ sung theo lịch tiêm phòng. Với những mũi tiêm không tạo được kháng thể cần tiêm lại từ đầu theo phác đồ. Để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất trong phòng bệnh.

Câu hỏi người bị viêm gan B có tiêm phòng được không đã được giải đáp. Với những người đã bị nhiễm bệnh thì không thể tiêm phòng mà cần tiến hành điều trị. Tuy nhiên, vẫn chưa có phương pháp nào trị dứt điểm viêm gan B. Việc điều trị chủ yếu là kiềm chế sự phát triển và hoạt động của virus. Để bệnh không gây ra những biến chứng nguy hiểm cho gan.
Cách phòng tránh viêm gan B hiệu quả nhất chính là tiêm vacxin. Đây cũng là liệu pháp phòng ngừa các biến chứng xơ gan, ung thư gan do virus viêm gan B gây ra. Hiện nay nguy cơ mắc bệnh viêm gan B ở cả người lớn và trẻ em đều rất cao. Như thế tiêm phòng vacxin viêm gan B được khuyến cáo cho tất cả mọi người. Hiện nay, trẻ em ở nước ta được tiêm phòng viêm gan B trong chương trình tiêm chủng Quốc gia mở rộng. Đối với người lớn, nếu chưa nhiễm virus viêm gan B thì cần tiêm phòng để ngừa bệnh.
Cách phòng tránh bệnh viêm gan B
Tiêm vacxin viêm gan B theo đúng tốc đồ là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp thêm các phương pháp sau:
- Tuyệt đối không sử dụng chung các dụng cụ cá nhân với người nhiễm virus HBV. Như khăn mặt, bàn chải, dao cạo,… bởi chúng có nhiều khả năng chứa máu hay dịch cơ thể của người bệnh.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ nhằm đảm bảo quan hệ tình dục an toàn. Giảm nguy cơ lây truyền virus HBV cho bạn tình.
- Không sử dụng chung kim tiêm, tránh tiếp xúc với máu của người khác khi không có dụng cụ bảo hộ.
- Không phun xăm thẩm mỹ, xỏ khuyên tai, làm móng tay chân tại những địa chỉ không an toàn.
- Cần tiêm nhắc lại khi kháng thể trong cơ thể xuống thấp.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng. Đồng thời, có chế độ sinh hoạt khoa học, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao thể trạng.
Những lưu ý trong tiêm phòng viêm gan B
Vacxin viêm gan B tương đối an toàn với mọi đối tượng và ít gây ra tác dụng phụ. Trong thực tế thì vẫn có những trường hợp người bệnh phản ứng với thuốc. Các triệu chứng thông thường trên người được tiêm như sưng đau tại vị trí tiêm, đỏ da. Cũng có một số người phản ứng nặng hơn như khó thở, tụt huyết áp, sốt cao,… tuy là khá hiếm. Trường hợp người tiêm khi gặp phải những phản ứng nặng cần đến ngay cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.

Bài viết đã trả lời rất chi tiết cho câu hỏi người bị viêm gan B có tiêm phòng được không. Có thể thấy những người đã nhiễm virus HBV không còn cơ hội để tiêm phòng.
Cách duy nhất họ cần phải thực hiện là tuân thủ pháp đồ điều trị để chống lại virus gây bệnh. Đồng thời, không được tham gia hiến tặng máu để đảm bảo an toàn cho người nhận. Vacxin sẽ sẽ thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể chống lại virus ngay khi đã phơi nhiễm bệnh. Chính vì thế, mỗi người hãy tự bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách tiêm phòng vacxin viêm gan B ngay khi chưa bị nhiễm bệnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)