Người bị viêm gan B có đi nước ngoài được không? Trường hợp nào bị từ chối?
Bị viêm gan B có đi nước ngoài được không là nỗi lo lắng chung của rất nhiều du học sinh và người chuẩn bị đi xuất khẩu lao động. Căn bệnh này lây lan qua đường máu, quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con. do đó, viêm gan B thuộc nhóm bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Điều đó gây cản trở nhất định đối với thủ tục xin đi nước ngoài lao động, học tập của công dân.
Viêm gan B có đi nước ngoài được không?
Bệnh nhân viêm gan B vẫn có thể đi nước ngoài bình thường. Tuy nhiên, có một số trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ bị từ chối nhập cảnh ở một số quốc gia. Vì vậy, hiểu rõ bị viêm gan B có đi nước ngoài được không sẽ giúp ích nhiều cho công dân khi làm thủ tục, hồ sơ đi sang một nước nào đó.
1. Bị viêm gan B có thể đi ra nước ngoài du lịch
Mỗi người sẽ có một mục đích đi ra nước ngoài khác nhau. Người thì muốn ra nước ngoài học tập, làm việc cũng có rất nhiều ra nước ngoài để du lịch. Ở trường hợp đi du lịch, người bị bệnh viêm gan B không cần lo lắng quá nhiều vì quy định cho diện du khách nhập cư ở các nước khác không quá nghiêm khắc.
Người bệnh muốn đến một nước nào đó du lịch, tham quan có thể sẽ phải nộp giấy khám sức khỏe. Thế nhưng, giấy khám này chỉ dùng với mục đích chứng minh người đó không mang bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như SARS, Covid-19,… Còn đối với bệnh viêm gan b, nếu như người bệnh không có biểu hiện nghiêm trọng thì vẫn có thể du lịch bình thường. Thủ tục này hầu hết chỉ sử dụng ở sân bay. Thậm chí, có một số quốc gia, chính phủ không yêu cầu người du lịch phải có giấy khám sức khỏe.

Tuy nhiên, để bảo đảm cho chính bản thân mình thì người bệnh nên kiểm tra sức khỏe từ trước. Nếu là viêm gan B cấp tính, chưa ảnh hưởng đến gan nhiều thì có thể đi. Còn viêm gan B giai đoạn cuối, đã chuyển thành xơ gan, ung thư gan thì nên hạn chế. Việc đi lại xa xôi, ăn uống các thực phẩm lạ ở nước bạn không hề tốt cho tình trạng bệnh.
2. Bị viêm gan B cơ hội đi xuất khẩu lao động bị thu hẹp
Một hình thức đi ra nước ngoài khác là đi xuất khẩu lao động. Tức là người Việt Nam xin được nhập cảnh và lưu trú lao động tại nước khác. Đối với hình thức này thì khả năng được xét duyệt hồ sơ bị thu hẹp lại. Bởi vì, người lao động vốn có lớn nhất là sức khỏe. Nếu bị viêm gan B thì hiệu quả lao động giảm đi rất nhiều.
Nước mà người lao động muốn đến làm việc rất lo sợ người lao động nhập cảnh sẽ không đủ sức làm việc, góp phần làm quá tải cho hệ thống Y tế bên đó. Đồng thời, các đơn vị tuyển dụng cũng không sẵn sàng tiếp nhận người đang có bệnh. Nguy cơ người bệnh viêm gan B lây nhiễm sang cho lao động khác là rất cao.
Một số nước gần như cấm hoàn toàn lao động bị viêm gan B bao gồm: Thị tường châu u, Hàn Quốc, Nhật Bản,….
3. Khả năng xuất cảnh du học nếu bị viêm gan B
Việt Nam là nước có số lượng du học sinh ở nước ngoài rất lớn. Muốn được trúng tuyển, có thể vào học ở một trường nào đó tại nước ngoài sẽ mang tới hàng loạt cơ hội nghề nghiệp. Thế nhưng, thủ tục du học cũng yêu cầu rất chặt chẽ về vấn đề sức khỏe. Nước bạn cần phải chắc chắn người muốn du nhập vào nước mình sinh sống không mang bất cứ căn bệnh truyền nhiễm ở mức báo động nào. Điều đó nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng tới sức khỏe công dân của họ.

Việc đi nước ngoài trong khi mắc viêm gan B có thành công hay không còn phải xét nhiều yếu tố. Nếu như là đi du học, học sinh, sinh viên bị viêm gan B nhẹ thì hồ sơ vẫn được thông qua. Còn người bị nặng, mất đi gần như hoàn toàn chức năng từ gan thì nguy cơ bị từ chối rất cao. Theo như nước muốn nhập cảnh, họ cho rằng người không đảm bảo sức khỏe học tập sẽ gây ảnh hưởng cho hệ thống Y tế, thậm chí là ngân sách và sức khỏe của người dân.
Hiện nay, cơ chế mở của, khả năng kinh tế của các gia đình cũng ổn định hơn. Do đó, việc đi du học trở thành nhu cầu phổ biến. Tuy nhiên, nếu đang bị viêm gan B thì cần tìm hiểu xem quốc gia nào cấm nhập cảnh với người bệnh. Mỗi quốc gia sẽ có một quy định riêng của họ.
4. Nhập cư theo diện được bảo lãnh
Ví dụ, người bệnh có người nhà sinh sống, định cư ở Mỹ và muốn bảo lãnh cho người bệnh sang đó sinh sống thì hồ sơ sẽ được xem xét. Chỉ cần chứng minh rằng gia đình có đủ khả năng tài chính, lo mọi chi phí về dịch vụ Y tế cho người bệnh là được chính phủ thông qua.
Vì sao nước ngoài có thể từ chối người bệnh viêm gan B nhập cảnh?
Bất cứ nước nào cũng có thể cấm nhập cảnh người bệnh viêm gan B bởi các lý do về Y tế, về xã hội. Tùy vào mục đích người muốn nhập cảnh mà chính phủ nước bạn đưa ra quyết định có đồng ý hoặc từ chối riêng. Một số lý do dễ hiểu nhất bao gồm:
- Chính phủ nước ngoài lo sợ người bệnh lây nhiễm cho cộng đồng.
- Sự lo ngại về chỉ số sức khỏe chung của một quốc gia.
- Chính phủ lo ngại hệ thống Y tế sẽ phải làm việc nhiều hơn, thậm chí là quá tải chăm sóc người nhập cảnh. Do đó, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ chăm sóc cho công dân của họ.
- Lo ngại về vấn đề kinh tế, nếu người lao động, du học sinh nước khác bị viêm gan B cần chữa trị mà không đủ chi phí gây ra rất nhiều phiền phức.
Cách xác định có nhiễm virus viêm gan B hay không?
Cách nhanh chóng và đơn giản nhất để biết trong máu có virus HBV không đó là phải làm xét nghiệm. Hiện nay, y học phát triển, cho phép con người sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại để định lượng, định tính virus máu. Thông qua đó, bác sĩ sẽ phát hiện sớm bệnh cũng như có được sự tư vấn hiệu quả. Các phương pháp điều trị bằng thuốc dạng uống hay thuốc tiêm đều hỗ trợ hồi phục tổn thương gan mau chóng.

Việc đi kiểm tra sức khỏe định kỳ rất quan trọng. Mỗi 6 tháng 1 lần, chúng ta đến cơ sở Y tế để kiểm tra tổng quát, siêu âm, xét nghiệm. Đó là cách phát hiện mọi căn bệnh từ khi mới hình thành, trong đó, bao gồm cả bệnh viêm gan B. Theo như khảo sát, chỉ có khoảng 20% người bị viêm gan B cấp tính chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ tự sản sinh ra kháng thể tiêu diệt virus. Còn đã ở giai đoạn sau thì người bệnh phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm.
Hướng dẫn phòng bệnh viêm gan B như thế nào?
Viêm gan B có thể lây từ người này sang người khác bằng đường máu, quan hệ tình dục hoặc lây từ mẹ sang con. Cần ghi nhớ, đây là căn bệnh lây nhiễm chứ không phải bệnh di truyền. Viêm gan B mãn tính không thể chữa trị hoàn toàn và có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Người bệnh không điều trị viêm gan B đúng cách có nguy cơ bị: Suy gan, xơ gan, ung thư gan. tất cả những biến chứng đó đều đe dọa trực tiếp tới tính mạng, rút ngắn tuổi thọ người bệnh.
Hiểu rõ về các biến chứng của viêm gan B sẽ giúp mọi người nâng cao ý thức phòng tránh. Dưới đây là một số cách phòng bệnh viêm gan B khoa học:
1. Làm xét nghiệm viêm gan B trước khi mang thai
Bệnh có thể lây từ mẹ sang con, vì thế nên làm xét nghiệm viêm gan B trước khi có ý định sinh em bé. Nếu như bản thân người mẹ bị bệnh viêm gan B, bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết. Khi nào, giảm thiểu được tối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ thì mới nên có kế hoạch mang bầu. Trẻ em bị mắc viêm gan B khó điều trị hơn nhiều so với người lớn bởi vì hệ miễn dịch của trẻ rất non yếu.
2. Quan hệ tình dục lành mạnh
Trong đời sống sinh hoạt tình dục, có thói quen sử dụng bao cao su là một điều rất tốt. Việc làm này không chỉ giúp mọi người tránh được mang thai ngoài ý muốn mà còn ngăn chặn nhiều căn bệnh lây nhiễm. Bởi vì, viêm gan B có thể lây qua dịch tiết âm đạo hoặc tinh dịch của nam giới.

Bên cạnh đó, tôn trọng bạn đời, chỉ quan hệ một vợ một chồng giảm thiểu khả năng lây lan rộng của virus HBV. Thói quen sinh hoạt vợ chồng lành mạnh đó cần duy trì mãi mãi.
3. Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh
Con đường lây nhiễm virus viêm gan B nhanh chóng nhất đó chính là qua máu. Người khỏe mạnh cũng như người bệnh phải tránh sự tiếp xúc trực tiếp với máu mang mầm bệnh. Các lưu ý cần nhớ bao gồm:
- Không sử dụng chung kim tiêm với bất cứ người nào khác.
- Hạn chế dùng chung bấm móng tay, dao cạo râu, bàn chải đánh răng,…
- Trên cơ thể có vết thương hở cần băng lại, vì đó chính là cánh cửa để virus xâm nhập.
4. Nâng cao sức đề kháng
Sức đề kháng là bức tường bảo vệ cơ thể con người khỏi sự xâm nhập của virus viêm gan B. Nó cũng có vai trò tiêu diệt virus khi tồn tại trong cơ thể người bệnh. Vì thế, nâng cao sức đề kháng là một việc làm hết sức cần thiết. Mọi người cần làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống lành mạnh cùng với chế độ luyện tập thể dục, thể thao đều đặn.
Vậy là đã có đáp án cho thắc mắc bị viêm gan B có đi nước ngoài được không. Tùy vào quy định của mỗi quốc gia, đặc điểm bệnh lý của mỗi người bệnh mà hồ sơ đi nước ngoài có thể được thông qua hoặc từ chối. Hãy cố gắng phòng tránh viêm gan B, rèn luyện sức khỏe tốt để đảm bảo cơ hội tối đa cho mình.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)