Bị gan nhiễm mỡ khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị gan nhiễm mỡ khi mang thai là một tình trạng hiếm gặp, thường xuất hiện khi phụ nữ mang thai lần đầu tiên, đa thai hoặc thai phụ trẻ tuổi, nhẹ cân. Bệnh có thể phát triển khi thai phụ ở những tuần giữa hoặc thời gian cuối thai kì. Do đây là những giai đoạn quan trọng của cả mẹ và bé nên rất nhiều mẹ bầu luôn lo lắng và thắc mắc “Bị gan nhiễm mỡ khi mang thai có nguy hiểm không?”. Để có thể giải đáp được thắc mắc này, các mẹ bầu có thể tham khảo qua những thông tin của bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân bị gan nhiễm mỡ khi mang thai?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng ứ đọng, tích tụ mỡ thừa trong gan khiến cho gan bị chèn ép và suy giảm dần các chức năng hoạt động của mình. Đây cũng được xem là một bệnh lý phổ biển hiện nay chủ yếu do thói quen lạm dụng quá nhiều bia rượu, các chất kích thích, chứa nhiều cồn hoặc chế độ ăn uống không khoa học và lành mạnh. Tuy nhiên, tình trạng này lại hiếm gặp ở những phụ nữ mang thai nhưng vẫn có thể xảy ra đối với những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên, đang mang đai thai hoặc một số yếu tố khác.

Bị gan nhiễm mỡ khi mang thai
Bị gan nhiễm mỡ khi mang thai là một tình trạng hiếm gặp, thường xuất hiện khi phụ nữ mang thai lần đầu tiên, đa thai hoặc thai phụ trẻ tuổi, nhẹ cân.

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ đối với những phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số nguyên do như:

  • Do yếu tố di truyền, mẹ bầu bị thiếu hụt các enzym cần thiết trong quá trình mang thai làm cho việc chuyển hóa mỡ thừa bị ngưng trệ, dẫn đến tình trạng tích trữ mỡ thừa.
  • Trong thời gian mang thai, phụ nữ cần phải được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để nuôi mẹ và bé. Trong đó có cả các thực phẩm giàu chất béo, đường, nhiệt lượng làm cho gan bị ảnh hưởng đến một số chức năng hoạt động và dần bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài cho đến khoảng gần cuối thai kì sẽ khiến cho hàm lượng mỡ thừa tích trữ tăng cao gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.
  • Có nhiều trường hợp mẹ bầu bị thai nghén khiến cho việc ăn uống trở nên không đều độ và cơ thể không hấp thu được nhiều các chất dinh dưỡng cần thiếu. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt protein, dẫn đến suy gan.
  • Đa phần các mẹ bầu sẽ rất ít vận động, điều này làm cho lượng thức ăn được dung nạp hàng ngày không thể được chuyển hóa đi hoàn toàn, gây nên tình trạng ứ đọng, tích trữ ở các tế bào gan.

Các biểu hiện bị gan nhiễm mỡ khi mang thai

Gan nhiễm mỡ thông thường sẽ không có nhiều biểu hiện cụ thể ở bên ngoài. Bệnh sẽ âm thầm phát triển từ bên trong, khi lượng mỡ thừa bắt đầu tăng cao và gây ảnh hưởng nhiều đến các chức năng của gan thì người bệnh mới xuất hiện những triệu chứng để nhận biết từ bên ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng, các biện pháp điều trị cũng sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Đối với những người đang mang thai mắc phải căn bệnh gan nhiễm mỡ, cũng sẽ có xuất hiện những dấu hiệu thường gặp như:

Bị gan nhiễm mỡ khi mang thai
Những biểu hiện của gan nhiễm mỡ khi mang thai không có nhiều đặc trưng riêng biệt.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Buồn nôn, mắc ói
  • Có cảm giác khó chịu, đau đầu, chóng mặt
  • Đau tức vùng bụng, đặc biệt là vị trí của gan, phần hạ sườn phải.
  • Tình trạng bệnh nặng hơn sẽ xuất hiện triệu chứng vàng da, mắt và niêm mạc cũng chuyển sang màu vàng.

Những biểu hiện của gan nhiễm mỡ khi mang thai không có nhiều đặc trưng riêng biệt. Đa phần các triệu chứng này khá giống với những bệnh lý thông thường hoặc nhiều người chủ quan cho là dấu hiệu nghén khi mang thai. Tuy nhiên, trong giai đoạn này người bệnh cần phải thật chú ý và thường xuyên thăm khám thai kì để biết được tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi tốt nhất thai giáo và có thể phát hiện để ngăn chặn các bệnh lý nguy hiểm cùng những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả mẹ và con.

Bị gan nhiễm mỡ khi mang thai có nguy hiểm không?

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý không quá nguy hiểm nếu có thể phát hiện ở giai đoạn đầu, hàm lượng mỡ thừa tích trữ chưa cao và các chức năng của gan cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Đối với những phụ nữ mang thai bị gan nhiễm mỡ cần phải được can thiệp và đưa ra biện pháp điều trị thật sớm để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Nếu có thể nhận biết bệnh ngay từ đầu, thai phụ chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày và kết hợp cũng những biện pháp chăm sóc tại nhà là có thể giúp bệnh nhanh chóng hồi phục.

Bị gan nhiễm mỡ khi mang thai
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý không quá nguy hiểm nếu có thể phát hiện ở giai đoạn đầu, hàm lượng mỡ thừa tích trữ chưa cao.

Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh không được phát hiện sớm, các triệu chứng bắt đầu chuyển biến nặng hơn và gan nhiễm mỡ dần phát triển sang gan nhiễm mỡ độ 2 và 3 thì việc điều trị cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Khi bệnh kéo dài đến giai đoạn này sẽ nguy cơ ảnh hưởng đến bé và mẹ là rất cao. Nếu người bệnh không được thăm khám và ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và cả tính mạng con người. Nhiều trường hợp sẽ biến chứng thành suy gan, suy thận, chảy máu liên tục, nhiễm trùng,…

Tình trạng này có thể cướp đi tính mạng cả mẹ và bé nếu không thể áp dụng các phương pháp can thiệp phù hợp. Do đó, các mẹ bầu cần phải chú ý mà tự nhận thức được mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này để có thể thăm khám và theo dõi tại các cơ sở y tế uy tín. Khi có những dấu hiệu khó chịu, mệt mỏi hay đau nhức thông thường nhưng thời gian kéo dài, thai phụ cần phải nhanh chóng thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa và tiến hành thăm khám trực tiếp sớm để có thể phát hiện kịp thời những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chẩn đoán và điều trị gan nhiễm mỡ khi mang thai

1. Chẩn đoán

Trước khi tiến hành các phương pháp chuyên khao để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ khi mang thai, các bác sĩ sẽ xem xét và nhận định về lịch sử sức khỏe của mẹ bầu và tiến hành kiểm tra thể chất của người bệnh. Thông thường, các chuyên gia sẽ áp dụng phương pháp chẩn đoán sinh thiết gan để nhận định về tình trạng gan nhiễm mỡ. Để tiến hành biện pháp này, các bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô gan của người bệnh để quan sát dưới kính hiển vi.

Hoặc bác sĩ có thể chẩn đoán qua các triệu chứng mà người bệnh gặp phải sau đó tiến hành xét nghiệm siêu âm để biết được mức độ bệnh đang ở giai đoạn nào. Các xét nghiệm sẽ được thực hiện như:

  • Chụp CT: Đây là thử nghiệm kết hợp cùng với máy tính và tia X để có thể tạo ra được hình ảnh thật chi tiết của cơ thể.
  • Siêu âm: Các chuyên gia sẽ sử dụng máy tính và sóng âm thanh để tạo ra được hình ảnh của cơ quan nội tạng, mô và mạch máu.

2. Điều trị gan nhiễm mỡ khi mang thai

Đối với phụ nữ đang mang thai mắc bệnh gan nhiễm mỡ và tình trạng bệnh còn ở mức độ nhẹ thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định những phương pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà để giúp các triệu chứng mau chóng thuyên giảm. Các mẹ bầu cũng nên chú ý và nghiêm túc tuân thủ theo chỉ định của chuyên gia để đẩy lùi bệnh, cải thiện tốt sức khỏe mẹ và bé, đặc biệt là ngăn chặn các nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Bị gan nhiễm mỡ khi mang thai
Các mẹ bầu cũng nên chú ý và nghiêm túc tuân thủ theo chỉ định của chuyên gia để đẩy lùi bệnh, cải thiện tốt sức khỏe mẹ và bé, ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng.

1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Khi bị bệnh gan nhiễm mỡ ở giai đoạn mang thai, các mẹ bầu phải chú ý đến việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Để có thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đồng thời hạn chế các thực phẩm có hại cho gan, người bệnh cần tham khảo trước ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để được cho lời khuyên hữu ích nhất. Điều này sẽ giúp cho người bệnh dễ dàng thiết lập thực đơn ăn uống mỗi ngày, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh, hỗ trợ sức khỏe của mẹ và bé trong những tháng cuối thai kì.

Tuy nhiên, để giúp cho thai nhi phát triển tốt nhất, mẹ bầu cũng không nên kiêng cử quá mức. Người bệnh vẫn cần phải được cung cấp đầy đủ các thức ăn dinh dưỡng như:

  • Rau xanh: Để có thể tăng cường chất xơ, giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế tốt nhất tình trạng tích trữ mỡ thừa, người bệnh nên bổ sung nhiều loại rau xanh vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Trái cây: Các mẹ bầu rất cần cung cấp nhiều loại vitamin cần thiết mỗi ngày để giúp thai nhi phát triển vượt trội. Do đó, các mẹ có thể lựa chọn những loại trái cây ít đường để bổ úng hàng ngày giúp cơ thể được nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hiệu quả cho mẹ và bé.
  • Chất béo từ thực vật: Để hạn chế tốt sự gia tăng hàm lượng mỡ thừa, phụ nữ mang thai cần tìm hiểu và dung nạp chất béo qua các thực vật như dầu thực vật, ngũ cốc, các loại hạt,…
  • Một số thực phẩm khác: Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng cần cung cấp nhiều hoạt chất và dinh dưỡng cần thiết từ các loại các tươi, thịt nạc,…để giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, giúp ích cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Bị gan nhiễm mỡ khi mang thai
Để có thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, người bệnh cần tham khảo trước ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để được cho lời khuyên hữu ích nhất.

Ngoài ra, để có thể kiểm soát tốt tình trạng gan nhiễm mỡ cũng như giúp gan giải độc, giảm bớt các áp lực, phụ nữ mang thai cũng phải chú ý kiêng cử các thực phẩm sau:

  • Mỡ động vật: Người bệnh gan nhiễm mỡ tuyệt đối không được sử dụng mỡ động vật, các loại thịt mỡ để tránh làm cho hàm lượng mỡ thừa tích trữ tăng cao.
  • Các thực phẩm béo, nhiều đường: Phụ nữ mang thai nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, hàm lượng chất béo cao. Đặc biệt là các loại bánh ngọt, kẹo, trà sữa,….
  • Món ăn cay nóng, chiên rán: Để không làm tổn thương đến gan và gia tăng áp lực cho cơ quan này, người bệnh cần phải hạn chế tối đa các món ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ. Đặc biệt là việc nêm nếm các gia vị như ớt, tiêu, gừng,…

2. Ngủ đúng giờ, đủ giấc

Để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời giúp cho cơ thể hoạt động tốt hơn, bạn cần phải thường xuyên nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức. Cách tốt nhất để cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả đó chính là rèn luyện thói quen ngủ trước 23 giờ mỗi ngày. Vì theo nghiên cứu, gan sẽ thực hiện tốt nhất chức năng đào thải độc tố, mỡ thừa vào khoảng 1 giờ đến 3 giờ, lúc cơ thể rơi vào trạng thái ngủ sâu giấc.

Bị gan nhiễm mỡ khi mang thai
Cách tốt nhất để cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả đó chính là rèn luyện thói quen ngủ trước 23 giờ mỗi ngày.

Cũng chính vì lý do này mà các bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh cần phải ngủ sớm để giúp cho quá trình đào thải tốt hơn, lượng mỡ thừa đang tích trữ cũng giảm đi đáng kể. Điều này còn giúp cho cơ thể được nghỉ ngơi, tránh gây áp lực cho các cơ quan khác, hỗ trợ đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả và giúp cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây hại khác.

3. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ

Các bác sĩ chuyên khoa đã nhận định rằng, khi tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng, lo âu, tiêu cực sẽ khiến cho tình trạng sức khỏe càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là gan sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn, gia tăng các tổn thương và khiến cho hàm lượng mỡ thừa càng được gia tăng. Nếu người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái buồn rầu, lo lắng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hồi phục sức khỏe, nhiều nguy cơ còn tác động xấu đến thai nhi.

Do đó, khi điều trị gan nhiễm mỡ, các bác sĩ luôn khuyên người bệnh cần phải giữ tinh thần thật vui vẻ, thoải mái. Điều này sẽ giúp cho tình trạng bệnh trở nên tốt hơn, sức khỏe mẹ bầu cũng cải thiện. Hơn thế nữa, khi tinh thần được lạc quan, thoải mái sẽ giúp cho gan giảm bớt các áp lực, đồng thời rút ngắn được thời gian lành bệnh cho người bệnh, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.

4. Thường xuyên vận động

Đối với những đối tượng bệnh gan nhiễm mỡ khi mang thai, để có thể điều trị tốt các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa một số biến chứng có thể gây hại đến sức khỏe và cả tính mạng của con người, người bệnh cần phải thường xuyên vận động để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đối với những phụ nữ đang mang thai nên chý ý lựa chọn các cách vận động phù hợp đối với thể trạng và tình trạng thai kì của bản thân.

Bị gan nhiễm mỡ khi mang thai
Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp như đi bộ, rèn luyện các bài tập yoga dành cho mẹ bầu,…

Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp như đi bộ, rèn luyện các bài tập yoga dành cho mẹ bầu,…Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 20 đến 30 phút để vận động giúp cho xương khớp cũng linh hoạt và gan được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, để có thể vận động đúng cách và tránh gây nên những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cũng cần tham khảo trước ý kiến của chuyên gia để được hướng dẫn các bài tập phù hợp.

5. Thăm khám sức khỏe thường xuyên

Những triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mang thai và tác động đến cả sức khỏe của  mẹ và bé. Do đó để có thể kiểm soát và điều trị dứt điểm bệnh lý này, người bệnh cần phải nghiêm túc thực hiện đúng theo các chỉ định của bác sĩ để giúp bệnh tình mau thuyên giảm. Khi có chỉ định sử dụng thuốc, các mẹ bầu không được tự ý gia giảm liều lượng thuốc để tráng gây ra các tác dụng phụ hoặc những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt hơn, để theo dõi và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần phải thường xuyên thăm khám sức khỏe và tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhân biết rõ được tình trạng bệnh và kịp thời ngăn chặn các nguy cơ có thể cướp đi tính mạng của mẹ và bé. Do đó, đối với những trường hợp bị gan nhiễm mỡ khi mang thai cần phải thật sự chú ý, nếu có bất kì dấu hiệu khác thường nào cũng cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được giải quyết kịp thời.

Một số thông tin của bài viết trên đây đã giúp các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc ” Bị gan nhiễm mỡ khi mang thai có nguy hiểm không?”. Để có thể phòng tránh và phát hiện kịp thời những dấu hiệu của bệnh, bạn cũng cần thường xuyên thăm khám sức khỏe thai nhi đinh kì tại các cơ ở chuyên khoa uy tín. Trong quá trình điều trị cần phải nghiêm túc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và thông báo ngay nếu có dấu hiệu bất thường nào xảy ra.

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Baner Vimec quảng cáo
Ẩn