Người mắc bệnh viêm gan B mãn tính nên ăn gì để mau khỏi?
Viêm gan B mãn tính nên ăn gì để mau chóng hồi phục và kiềm chế các biến chứng của bệnh? Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi điều trị viêm gan B không chỉ cần thuốc thích hợp mà còn phải có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đúng cách. Dưới đây là một số loại thực phẩm và lưu ý an toàn trong vấn đề ăn uống của người mắc bệnh viêm gan B mãn tính.
Người bị bệnh viêm gan B mãn tính nên ăn gì?
Nếu bị viêm gan B mãn tính thì nên ăn các thực phẩm có nhiều vitamin, khoáng chất, đạm và một số loại dinh dưỡng khác. Duy trì được chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh, thời gian phục hồi rút ngắn. Thuốc chữa viêm gan B chỉ có thể phát huy được tác dụng tối đa nếu người bệnh biết cách chăm sóc tốt cho bản thân mình. Dưới đây là nhóm thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B giai đoạn mãn tính:
1. Nên ăn thực phẩm giàu đạm
Đâu tiên, một nhóm thực phẩm người bị bệnh nên ăn đó chính là thực phẩm nhiều đạm. Ví dụ như: Thịt lợn, tôm, cá, trứng, thịt bò, thịt gà,…. Tuy nhiên, cần chú ý, không nên ăn thịt béo hay da gà vì chúng có quá nhiều mỡ. Thành phần này không tốt cho chức năng của gan, nhất là với gan của người đang bị bệnh.

Đạm sẽ cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng lành mạnh. Đồng thời, đạm cũng là nhóm thực phẩm cung cấp dưỡng chất an toàn cho gan. Người bị bệnh sẽ không chịu quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ chúng.
2. Bổ sung thực phẩm nhiều khoáng chất và vitamin
Đối với một người đang bị viêm gan B giai đoạn cuối thì nâng cao hệ miễn dịch là nhiệm vụ hàng đầu. Hệ miễn dịch tốt sẽ tiêu diệt một phần virus gây bệnh. Nhờ thế, quá trình hồi phục của người bệnh sẽ có những tiến triển vô cùng tích cực. Khoáng chất và vitamin là những thành phần không thể thiếu để nâng cao hệ miễn dịch. Vì thế, đây cũng là nhóm thực phẩm mà người bệnh viêm gan B nên ăn.
Nên ăn thật nhiều trái cây tươi, rau xanh bổ sung vitamin từ tự nhiên. Đặc biệt, nên chú trọng vào trái cây, rau xanh có nhiều vitamin C, E, A như: Việt quất, cam, chanh, bưởi, táo, đu đủ, chuối, bơ,… Rau xanh có nhiều khoáng chất như: Cải xanh, rau ngót, súp lơ, chân vịt, rau bina,…

Lượng khoáng chất, vitamin lành mạnh ngăn chặn quá trình oxy hóa. Đồng thời, chúng thúc đẩy tế bào gan hồi phục nhanh chóng. Quan trọng hơn, nhóm thực phẩm lành mạnh này hoàn toàn không có mỡ và độc tố để tích tụ tại gan. Tuy nhiên, muốn an toàn thì cần ăn chín, trái cây phải sạch sẽ, không chất bảo quản, gọt vỏ trước khi ăn.
3. Có thể uống sữa hoặc chế phẩm từ sữa
Một vấn đề nghiêm trọng mà người bệnh viêm gan B mãn tính thường gặp, đó là bị thiếu hụt vitamin D. Đó là do gan đã suy yếu, khả năng tổng hợp chất béo với mục đích hòa tan thành phần này không còn nữa. Do đó, người bệnh phải bổ sung nhiều hơn lượng vitamin D từ tự nhiên. Sữa và những chế phẩm được làm từ sữa lại cung cấp rất nhiều vitamin D dễ hòa tan.

Bên cạnh đó, sữa còn là nguồn cung cấp một lượng protein an toàn cho cơ thể. Sữa được xử lý từ trong sản xuất nên gan không phải làm việc quá nhiều trước nhóm thực phẩm này. Sử dụng sữa bò thường xuyên có tác dụng ngăn ngừa tích mỡ trong gan vì có thành phần methionin. Lượng sữa nên dùng mỗi ngày chỉ khoảng 1 ly cho một ngày, tương đương khoảng 400ml.
4. Nên dùng thực phẩm nhiều năng lượng
Gạo tẻ, bột mì, đậu tương, đậu xanh, đậu đen là những thực phẩm có nhiều năng lượng. Các loại hạt họ đậu còn được biết đến với khả năng thanh lọc cơ thể, làm mát, giải độc hiệu quả. Cơ thể trong giai đoạn dùng thuốc chữa bệnh cần tạo ra càng nhiều kháng thể viêm gan B càng tốt. Do đó, dùng thực phẩm giàu năng lượng là cách gián tiếp hỗ trợ tích cực.
Một cơ thể khỏe mạnh, lúc nào cũng tràn đầy năng lượng thì cơ hội hồi phục cao. Ngoài tinh thần, thể chất đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Thể chất tốt thì bác sĩ dễ dàng hơn khi chọn thuốc điều trị viêm gan B mãn tính.
5. Cần bổ sung đủ nước
Người bình thường cần uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày mới duy trì được thể trạng tốt nhất. Nước đóng góp vai trò rất lớn trong việc giảm tải cho gan. Uống nước đủ là cách để đào thải mọi độc tố ra khỏi cơ thể nhẹ nhàng. Vì vậy, người bệnh viêm gan B cũng cần chú ý đến vấn đề này. Ngay cả khi bản thân chưa biết viêm gan B mãn tính nên ăn gì thì nên thực hiện uống đủ lượng nước cần thiết trước tiên.
Một số món ăn tốt cho người viêm gan B mãn tính
Tiếp theo, nên học một vài món ăn giàu dinh dưỡng, an toàn cho người mắc bệnh viêm gan B. Sử dụng món ăn này luôn phiên nhau vừa giúp người bệnh mau khỏi lại có đề kháng tốt.
1. Nấu cháo nhân trần
Người bệnh chuẩn bị khoảng 50g nhân trần cao, đường trắng và 100g gạo tẻ. Sau đó, dùng khoảng 600ml nước sạch, cho vào nồi cùng với cao nhân trần đun thành dạng nước sắc. Sau 30 phút, bỏ phần bã và chắt lấy nước vào nồi khác. Cho vào nồi phần gạo tẻ đã chuẩn bị (Nhớ vo sạch gạo trước khi nấu). Đun trên lửa nhỏ liu riu, đợi đến lúc gạo gần nhừ thì cho thêm đường trắng và sử dụng. Mỗi tuần có thể ăn cháo nhân trần từ 2 đến 3 lần.
2. Canh cần tây và thịt heo nạc
Như đã nói, rau xanh và thịt heo nạc đều là thực phẩm người viêm gan B mãn tính nên ăn. Cần tây chứa lượng vitamin C phong phúc, thịt nạc có lượng chất đạm cần thiết cho cơ thể. Cách nấu món canh cần tây và thịt heo nạc rất đơn giản. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 100g cần tây, 100g thịt nạc heo, 20g nấm hương, 5g tỏi và một chút muối. Riêng rau cần tây, phải làm sạch bỏ lá và lấy phần cuống, cắt khúc. Nấm hương dùng nước nóng ngâm cho nở ra, sắc nhỏ.

Dùng nồi nhỏ, đun sôi khoảng 500ml nước rồi cho thịt nạc đun cùng. Đến khi thịt chín, người bệnh cho vào đó phần cần tây và nấm hương đã chuẩn bị. Nêm nếm cho vừa miệng, nhớ là bỏ thêm tỏi đập dập để ăn ngon miệng hơn.
3. Nấu cháo gạo lứt và hải sâm
Để nấu cháo gạo lứt và hải sâm người bệnh chuẩn bị những nguyên liệu sau: 40g hải sâm, 80g gạo lứt, 8 trái táo đỏ, 40g cải bẹ xanh hoặc cải cúc. Lấy nước sạch vo thật kỹ gạo lứt, dùng nước để ngâm hải sâm cho mềm. Rau cải cúc hoặc cải bẹ xanh rửa sạch, cắt khúc, táo đỏ bỏ đi phần hạt. Sau khi đã nấu cháo thật mềm thì cho các nguyên liệu còn lại vào nấu cùng. Sau đó, nêm nếm gia vị cho vừa miệng của người dùng.
4. Cháo rau má
Rau má là loại thực phẩm có thể thanh nhiệt, giải độc vô cùng hiệu quả. Sử dụng rau má nấu cháo vừa là cách đổi mới thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, cháo rau má hỗ trợ người bệnh có sức đề kháng cao hơn, không bị táo bón trong quá trình chữa trị.

Sử dụng 50g đậu xanh, 50g gạo tẻ và khoảng 100g rau má tươi. Rửa sạch rau má, vo gạo cũng như đậu xanh. Người bệnh dùng nồi đun thật nhuyễn gạo cùng đậu xanh. Sau đó, cho rau má và nêm gia vị để ăn hàng ngày. Nên ăn lúc cháo còn nóng, thêm đường hoặc muối tùy từng sở thích.
5. Canh táo đỏ, đậu phộng
Một gợi ý khác giúp bạn nâng cao sức đề kháng chống lại viêm gan B đó chính là canh táo đỏ và đậu phộng. Món ăn này làm mới khẩu vị, tránh cảm giác chán ăn của người bệnh. Canh táo đỏ và đậu phộng cung cấp một nguồn dinh dưỡng cần thiết, duy trì mọi hoạt động cơ thể, đồng thời, giúp người bệnh cải thiện hệ miễn dịch, đào thải độc tố, làm mát từ bên trong hữu hiệu hơn.
Để nấu canh, cần chuẩn bị đậu phộng, đường phèn, táo đỏ mỗi thứ khoảng 30g. Riêng lượng đường có thể tăng giảm một chút cho hợp khẩu vị người ăn. Dùng nồi đất, bếp củi nấu canh mới đạt được hương vị chuẩn nhất. Cho đậu phộng vào nồi đun cùng khoảng 500ml nước, đợi tầm 20 phút. Sau đó, cho táo đỏ đã bỏ hạt vào đun thêm 20 phút nữa. Cuối cùng, chỉ cần cho đường phèn và thưởng thức.
Những loại thực phẩm cần kiêng khi bị viêm gan B
Có những thực phẩm tốt đối với người bệnh viêm gan B thì cũng có thực phẩm không an toàn. Vậy, viêm gan B cần kiêng gì? Đó là nhóm thực phẩm làm cơ thể bị nóng trong, nhiều dầu mỡ, chất kích thích,….
Nếu đang bị bệnh viêm gan siêu vi B, hãy tránh xa nhóm thực phẩm sau:
- Các loại nội tạng động vật vì chứa khá nhiều độc tố không tốt cho gan. Chúng làm cản trở chức năng hoạt động, khiến gan lâu hồi phục.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng là đồ ăn mà người bệnh viêm gan B cần tránh.
- Các loại đồ cay nóng không tốt cho gan, làm nóng trong, tăng nguy cơ tích tụ mỡ trong gan.
- Tất cả các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện,….
- Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan B

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà người bệnh viêm gan B cần tuân thủ khi ăn uống. Đó là cách thúc đẩy cơ thể hồi phục và ngăn chặn diễn biến phức tạp của virus, sự tổn hại của mô gan:
- Người bệnh phải ăn chín, uống sôi.
- Dù chán ăn vẫn phải cố gắng nạp đủ dinh dưỡng mỗi ngày.
- Thực phẩm nào tốt thì có thể ăn đều đặn, thực phẩm cần kiêng thì cần tránh xa.
- Từ chối mọi lời mời với chất kích thích bởi chúng sẽ tàn phá gan mau chóng.
- Có thể kết hợp những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Các loại trái cây, rau xanh phải đảm bảo an toàn, tuyệt đối không dùng thực phẩm chứa chất bảo quản hay thuốc trừ sâu.
Bệnh viêm gan B có hồi phục nhanh hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự chăm sóc của người bệnh, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Sau khi đã biết viêm gan B mãn tính nên ăn gì, người bệnh nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)