2 Bài tập thể dục tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Vận động là một phương pháp rất tốt để giúp cho bạn có thể ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe dành cho những đối tượng bệnh gan nhiễm mỡ. Nhiều người khi phát hiện bệnh sớm, có thể tiến hành áp dụng những bài tập thể dục tốt cho người bị gan nhiễm mỡ để giúp cho gan mau chóng hồi phục chức năng, làm lành các tổn thương và giảm bớt lượng mỡ thừa đang tích trữ nhanh chóng. Do đó, để có thể góp phần cải thiện tốt tình trạng này, bạn đọc có thể tham khảo một số bài tập được gợi ý trong bài viết dưới đây.
Sơ lược về căn bệnh gan nhiễm mỡ
Gan chính là cơ quan nội tạng lớn nhất và có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Cơ quan này thực hiện rất nhiều chức năng quan trọng nên khi bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe của con người. Đối với những đối tượng có thói quen uống quá nhiều bia rượu, dung nạp những thực phẩm có hàm lượng chất béo, mỡ thừa cao sẽ có nguy cơ mắc phải những căn bệnh về gan nhiều hơn, đặc biệt là bệnh lý gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mà lượng mỡ đang tích trữ trong gan tăng cao, vượt hơn 5% so với khối lượng tổng của cơ quan này. Hiện tượng này sẽ làm cho gan bị chèn ép, gây nên những tổn thương. Đặc biệt hơn, gan nhiễm mỡ khi ở những giai đoạn đầu sẽ không xuất hiện những dấu hiệu nhận biết từ bên ngoài. Đa phần bệnh sẽ âm thầm phát triển từ bên trong cơ thể. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng rất khó khăn.
Hầu hết các người bệnh có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn gan nhiễm mỡ độ 1 là do tình cờ tiến hành các xét nghiệm, siêu âm ở bụng hoặc có thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần. Tất cả các trường hợp còn lại điều nhận biết được bệnh khi các triệu chứng của gan nhiễm mỡ bắt đầu xuất hiện rõ ràng từ bên ngoài như vàng da, mắt cũng vàng, buồn nôn, khó tiêu, chán ăn, đau tức phần hạ sườn bên phải, khu vực của gan,…Lúc này tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng hơn, hàm lượng mỡ thừa cũng đã gia tăng làm cho gan bị suy giảm các chức năng hoạt động, những tế bào gan bị tổn thương nhiều hơn, khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược.
Bệnh lý này sẽ được chia thành 3 giai đoạn đó là:

- Gan nhiễm mỡ độ 1: Đây là giai đoạn mới phát và nhẹ nhất của bệnh gan nhiễm mỡ. Lúc này lượng mỡ thừa tích tụ trong gan chỉ khoảng 5 đến 10% nên chưa ảnh hưởng nhiều đến các chức năng và hoạt động của cơ quan này. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không xuất hiện các triệu chứng bệnh nên rất khó để nhận biết.
- Gan nhiễm mỡ độ 2: Khi tình trạng gan nhiễm mỡ độ 1 không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ khiến cho hàm lượng mỡ thừa tăng lên khoảng từ 10 đến 20%. Lúc này gan bắt đầu bị ảnh hưởng đến hoạt động và một số chức năng hàng ngày. Giai đoạn này người bệnh cũng sẽ có một số triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó tiêu,…Tuy nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu bình thường, nhiều người chủ quan nên không tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác.
- Gan nhiễm mỡ độ 3: Khi bước sang giai đoạn gan nhiễm mỡ độ 3 này, lượng mỡ thừa đang tích trữ trong gan cũng tăng lên hơn 25%. Các chức năng của gan cũng bị ngưng trệ, nhiều trường hợp còn gây ảnh hưởng đến một số cơ quan khác của cơ thể. Do đó, đây được xem là giai đoạn nặng nhất của bệnh lý này. Nếu người bệnh không thể kịp thời ngăn chặn và có biện pháp điều trị thích hợp sẽ khiến cho bệnh chuyển biến nặng và gia tăng nguy cơ biến chứng thành xơ gan, viêm gan, thậm chí là ung thư gan.
2 Bài tập thể dục tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Để có thể ngăn chặn và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh nên áp dụng nhiều biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà. Đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần thăm khám và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn để kiểm soát bệnh tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh gan nhiễm mỡ cũng nên tích cực vận động để nâng cao sức khỏe bản thân, giúp rút ngắn được thời gian điều trị, đồng thời hạn chế các biến chứng và bệnh lý khác.
Theo lời khuyên của các chuyên gia thì những đối tượng đang bị gan nhiễm mỡ nên kết hợp giữa những bài tập thể dục nhịp điệu cùng phương pháp rèn luyện thể lực. Cũng bởi, mỗi loại hình tập luyện thể dục đều sẽ mang đến cho bạn một lợi ích khác nhau, hỗ trợ rất tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe gan.
1. Thể dục nhịp điệu
Các bài tập thể dục nhịp điệu không đòi hỏi quá nhiều về thể lực hay phải vận động quá mạnh do đó mà hầu hết các đối tượng bệnh đều có thể áp dụng được một cách dễ dàng, đây cũng chính là một trong những bài thể dục tốt dành cho những người bệnh gan nhiễm mỡ. Khi thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu đúng cách sẽ giúp cho gan dần phục hồi các chức năng, hoạt động thải độc được diễn ra tốt hơn và những bệnh nhân gan nhiễm mỡ cũng sẽ cải thiện sức khỏe một cách nhanh chóng. Vì thế, chỉ cần dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để áp dụng tốt các bài tập đơn giản của thể dục nhịp điệu cũng sẽ giúp người bệnh rút ngắn được thời gian chữa bệnh, tái tạo và làm lành các tổn thương, hạn chế sự gia tăng mỡ thừa trong gan và máu.

Bên cạnh đó, khi hình thành được thói quen này sẽ giúp cho cơ thể bạn nâng cao sức khỏe tim mạch, thận, phổi, các mạch máu lưu thông tốt hơn, quá trình vận chuyển oxygen diễn ra với tốc độ nhanh và thuận tiện nhất. Trong phương thức vận động này có rất nhiều các bài tập để người bệnh có thể lựa chọn tùy vào thể trạng, tuổi tác và sở thích của mình. Những bài tập đơn giản như đạp xe đạp, đi bộ, chạy bộ, bơi,…có thể được áp dụng ngay tại nhà hoặc những khu vực xung quanh. Tuy nhiên, để có thể rèn luyện sức khỏe gan tốt nhất, người bệnh cần tham khảo qua ý kiến của chuyên gia để nhận được lời khuyên phù hợp nhất cho bản thân.
2. Thể dục thể lực
Thể dục nhịp điệu tuy là bộ môn dễ thực hiện, các bài tập cũng khá đơn giản và không tốn nhiều sức lực nhưng những lợi ích mà nó mang lại sẽ ít hơn so với những bài tập thể dục thể lực. Các bài tập này sẽ phải tốn nhiều công sức, thể lực hơn, tuy nhiên tác dụng của nó đối với bệnh gan nhiễm mỡ vô cùng cao. Những trường hợp bệnh nặng hoặc do béo phì, thừa cân sẽ khiến cho cơ thể chịu nhiều áp lực hơn, các khớp xương cũng bị tổn thương, dẫn đến tính trạng loãng xương. Do đó, người bệnh cần phải được bổ sung nhiều canxi để bù đắp cho năng lượng bị thiếu hụt. Ngoài việc dung nạp các chất dinh dưỡng cần thiết, người bệnh nên áp dụng các bài tập thể lực để giúp cơ thể nâng cao sức khỏe, mang đến nhiều lợi ích cho cả xương và cơ.

Hơn thế nữa, khi mắc phải căn bệnh gan nhiễm mỡ và tình trạng bệnh càng ngày tăng cao sẽ khiến cho gan không còn thực hiện tốt các chức năng. Cũng vì lý do này mà nguồn năng lượng trong cơ thể cũng trở nên thiếu hụt, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến một số sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để giúp cơ thể khỏe mạnh, người bệnh cần phải tiếp cách để bù đắp năng lượng, tái tạo nguồn năng lượng cần thiết để các cơ xương không bị suy yếu. Do đó, việc rèn luyện sức khỏe gan, xương khớp bằng các bài tập thể lực luôn được các chuyên gia khuyến khích.
Khi người bệnh có thể rèn luyện thể lực sẽ giúp cho lượng mỡ thừa đang tích trữ được giảm đi đáng kể, đồng thời các khối cơ sẽ được gia tăng trong cơ thể giúp cho bệnh nhân cải thiện tốt sức khỏe và hạn chế việc phải phụ thuộc vào các loại thuốc hỗ trợ. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài tập thể lực tốt cho gan nhiễm mỡ, bệnh nhân cần phải tham khảo và được sự hướng dẫn cụ thể của các huấn luyện viên chuyên nghiệp. Tùy vào từng đối tượng bệnh mà bạn sẽ được gợi ý áp dụng các bài tập khác nhau, hoặc có thể thiết kế riêng chế độ tập luyện dành cho mỗi bệnh nhân. Một số bài tập được sử dụng nhiều nhất như chèo thuyền, chống đẩy, chạy bộ, tập tạ,…

Tuy nhiên, phương pháp hỗ trợ cải thiện sức khỏe gan nhiễm mỡ bằng các bài tập thể dục thể lực cũng có một số mặt không đươc thuận tiện. Đối với những trường hợp bệnh gan nhiễm mỡ có biến chứng giãn tĩnh mạch thực quản thì không nên áp dụng biện pháp này. Cũng bởi các bài tập này sẽ có nguy cơ làm cho trương lực của thực quản gia tăng, nhiều nguy cơ sẽ dẫn đến hiện tượng giãn tĩnh mạch thực quản hoặc cháy máu. Đặc biệt những trường hợp bệnh quá nặng, sức khỏe cơ thể quá suy nhược thì cũng không nên áp dụng các bài tập này để tránh dẫn đến những tình trạng nguy hiểm hơn.
Người bệnh gan nhiễm mỡ nên kết hợp động thời cả hai bài tập thể dục tốt cho gan này để giúp cơ quan nội tạng đang bị tổn thương nhanh chóng được hồi phục, sức khỏe người bệnh cũng được phục hồi tốt hơn. Người bệnh nên kiên trì rèn luyện thói quen này, mỗi tuần tập ít nhất 3 lần, nếu tình trạng sức khỏe ổn định thì nên rền luyện mỗi ngày để cơ thể không chỉ chống lại căn bệnh gan và còn ngăn chặn được nhiều vi khuẩn, tác nhân gây hại khác.
Một số phương pháp hỗ trợ chữa gan nhiễm mỡ
Bên cạnh việc điều trị bằng các biện pháp theo y học hiện đại như sử dụng thuốc Tây đối với những trường hợp bệnh nặng và các bài thuốc Đông y, dân gian đối với những người bệnh nhẹ, người bệnh phải kết hợp thêm với các biện pháp chăm sóc tại nhà để giúp tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Ngoài các bài tập thể dục tốt cho người bị gan nhiễm mỡ, người bệnh cần nhanh chóng thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến cả tính mạng cong người.
Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị gan nhiễm mỡ:
1. Bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng
Để có thể kiểm soát tốt được tình trạng bệnh cũng như giúp cho gan nhanh chóng cải thiện các chức năng hoạt động, giảm thiểu hàm lượng mỡ thừa tích trữ trong cơ quan này người bệnh cần phải tìm hiểu và bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho gan và sức khỏe. Các bác sĩ chuyên khoa cũng nhận định rằng, tình trạng gan nhiễm mỡ xuất hiện chủ yếu do thói quen ăn uống không lành mạnh, dung nạp quá nhiều các chất không cần thiết làm cho gan bị quá tải, cơ thể không được đào thải tốt gây nên tình trạng tích trữ mỡ thừa. Do đó, bệnh nhân cần tham khảo qua ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để nhận được lời khuyên hữu ích về các món ăn, thực phẩm nên bổ sung.

Sau đây là một số gợi ý về thực phẩm tốt cho gan dành cho những đối tượng đang điều trị bệnh gan nhiễm mỡ:
- Dầu thực vật: Một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh gan nhiễm mỡ đó chính là sử dụng quá nhiều các thực phẩm béo, mỡ động vật. Do đó, để hạn chế tình trạng tích trữ mỡ thừa, tổn thương đến gan thì người bệnh nên thay mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu đậu phộng, dầu vừng, dầu oliu,….Bên cạnh việc hỗ trợ tốt cho việc cải thiện sức khỏe, dầu thực vật còn cung cáp nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn chặn được các bệnh lý khác.
- Rau xanh: Đây được xem là một trong những nhóm thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh phải nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Việc dung nạp nhiều loại rau xanh mỗi ngày, nhất là những nhóm rau xanh có màu xanh đậm sẽ giúp cho cơ thể được bổ sung nhiều chất xơ, các hoạt chất dinh dưỡng hỗ trợ sức đề kháng mạnh mẽ cho cơ thể.
- Thịt nạc, cá: Để hạn chế tối đa việc tích trữ mỡ thừa và làm gia tăng các tổn thương cho gan, người bệnh gan nhiễm mỡ nên bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thịt nạc hoặc các tươi. Việc này sẽ giúp cơ thể hấp thu được đầy đủ các chất cần thiết, đồng thời hạn chế việc dung nạp quá nhiều chất béo.
- Trái cây: Bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của gan, người bệnh cần ăn nhiều trái cây tươi để giúp cơ thể bổ sung các loại vitamin cần thiết.
2. Hạn chế các thực phẩm gây hại
Không chỉ cần bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe gan mà người bệnh gan nhiễm mỡ cũng phải chú ý đến việc hạn chế các món ăn có hại, thực phẩm không tốt. Điều này sẽ làm cho quá trình điều trị bệnh được rút ngắn, gan giảm bớt các áp lực và phục hồi chức năng tốt hơn. Đối với những trường hợp đang bị gan nhiễm mỡ cần phải cân nhắc trong việc dung nạp các món ăn cay nóng, chất béo, đường, mỡ, các chất kích thích,…

- Rượu bia: Điều đầu tiên mà những người bệnh gan nhiễm mỡ cần phải thực hiện đó chính ngừng thói quen sử dụng bia rượu. Việc lạm dụng quá nhiều loại thức uống này cũng sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chiếm tỉ lệ người mắc bệnh nhiều nhất.
- Các thực phẩm béo: Những loại thực phẩm béo như thịt mỡ, phô mai, bánh kẹo ngọt, pizza, nội tạng động vật,….sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, nếu dung nạp quá nhiều các món ăn này sẽ làm cho bạn không thể kiểm soát được cân nặng của mình.
- Món ăn cay nóng, chiên rán: Các gia vị cay nóng như ớt, gừng, tiêu,…cũng gây nên những tổn thương cho tế bào gan. Do đó, người bệnh cần chú ý kiêng cử các món ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ để không làm tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.
3. Ngủ đúng giờ, giữ tinh thần vui vẻ
Theo một số nghiên cứu, vào khoảng 1 giờ đến 3 giờ đêm là thời gian mà gan bắt đầu thực hiện chức năng đào thải độc tố, mỡ thừa. Tuy nhiên, hoạt động này sẽ được thuận lợi và tốt hơn khi thực hiện vào lúc cơ thể đang ngủ sâu giấc. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh cần tập cho mình thói quen ngủ trước 23 giờ đêm để khoảng thời gian gan thực hiện chức năng, cơ thể sẽ chìm vào giấc ngủ sâu nhất. Việc này sẽ giúp hàm lượng mỡ thừa giảm nhanh và các chức năng của gan cũng dần được cải thiện.

Hơn thế nữa, việc ngủ sớm và ngủ đủ giờ mỗi ngày sẽ giúp cho người bệnh có được một tinh thần thoải mái và vui vẻ, lạc quan. Bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng, nếu người bệnh luôn căng thẳng, lo âu, nhiều áp lực sẽ khiến cho tình trạng mỡ thừa càng tăng cao, các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn và quá trình điều trị bệnh cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết thêm về 2 bài tập thể dục tốt cho người bị gan nhiễm mỡ có thể áp dụng ngay tại nhà. Hy vọng bạn đọc sẽ mau chóng hồi phục được sức khỏe của gan, đồng thời ngăn chặn được các biến chứng và những bệnh lý nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được tiến hành thăm khám và đứa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
BÌNH LUẬN (0)